Tham sân si càng sâu thì nghiệp chướng càng nặng

Từ xưa, người vĩ đại luôn tha thứ cho người khác. Hễ người nào có thể làm được việc lớn, thì chắc chắn người đó có lòng dạ rộng rãi, có thể tiếp nhận ý kiến hữu ích của người khác, phân biệt được đúng sai thì mới có thể làm nên việc lớn.

Thuở xưa, có hai thanh niên, vì học chung một môn nghệ thuật, nên học cùng một thầy.

Vị thầy rất thương yêu hai học trò và chỉ dạy rất tận tình; ngược lại, hai học trò cũng rất thương kính thầy.

Bởi vì thầy giáo tuổi cao, mắc bệnh phong thấp, nên hai học trò thường xoa bóp cho thầy để khí huyết được lưu thông. Vì thế, mỗi người có trách nhiệm xoa bóp một chân.

Ban đầu, hai học trò xoa bóp cho thầy rất chăm chỉ, cẩn thận. Lâu ngày, thành tích của mỗi người biểu lộ khác nhau, sư đệ học không bằng sư huynh nên đâm ra ganh tỵ. Sư huynh cũng kiêu ngạo, xem thường sư đệ. Do đó, hai học trò ngấm ngầm lục đục với nhau.

Sư huynh xem thường sư đệ, sư đệ ganh ghét sư huynh; cho nên, hai người thường cãi nhau. Căm ghét là hành vi phát sinh hại người.

Một hôm, sư huynh có việc phải đi xa, sư đệ ở nhà bẻ gãy chân thầy để trả thù tính kiêu mạn của sư huynh.

Sư huynh trở về thấy chân trái thầy bị gãy, liền tức giận nói:

– Làm sao có lý này, tự mình xoa bóp không tốt, lại còn phá hoại người khác. Nói xong, sư huynh bẻ gãy chân phải của thầy để báo thù tính ganh tỵ của sư đệ. Huynh, đệ bất hòa, cuối cùng bẻ gãy hai chân của thầy để báo thù đối phương. Đây là việc không nên làm, lại còn là đại nghịch vô đạo.

Làm thế nào để ứng xử với người có tính ganh tỵ?

Bài học đạo lý:

Người học Đại, Tiểu thừa trong Phật giáo, nếu y theo giáo pháp mà tu hành thì không có phân biệt Đại, Tiểu; khác nhau chỉ do phát tâm Đại, Tiểu mà thôi. Nếu như người cố chấp học Đại thừa, xem thường Tiểu thừa, thì người học Tiểu thừa cũng cho mình học Phật giáo Nguyên thủy, xem Đại thừa là biến chất của Phật giáo. Rốt cuộc, ai đúng, ai sai?

Chúng ta hãy tĩnh tâm nghiên cứu, cũng không khó hiểu lắm. Nếu như chúng ta công kích, phỉ báng lẫn nhau là trong tâm có vấn đề, trở thành pháp ác.

Trên thế giới có rất nhiều tôn giáo, mỗi tôn giáo đều có ưu điểm và có sâu, cạn khác nhau. Nếu như họ xuất phát vì mục đích cứu đời, độ người thì không có chuyện chính-tà, thị-phi.

Có chuyện thị-phi là do tâm bất chính, lòng dạ không ngay thẳng, lợi dụng tôn giáo để kinh doanh làm lợi riêng; giống như người kinh doanh buôn bán. Có người lợi dụng tôn giáo để thực hiện dã tâm về chính trị, chính là làm biến chất tôn giáo.

Nói về quan hệ con người, mọi tôn giáo đều có chung một điểm, khuyến khích mọi người làm thiện, tu tâm dưỡng tính; tu đức, tu hạnh là hướng đến phụng thờ thần thánh. Chúng ta phải sống theo phép tắc, thân tâm nỗ lực tu hành mới đúng.

Nếu như chúng ta ganh tỵ lẫn nhau, hoặc tranh giành tín đồ, cứ lục đục với nhau thì đánh mất vẻ đẹp, lập trường của tôn giáo, cũng làm mất đi đức hạnh của tôn giáo; khác nào bọn buôn lậu.

Ganh tỵ chính là kẻ thù lớn nhất của nhân loại.

Nước này đánh chiếm nước kia, nhà nọ tranh giành với nhà kia, giữa người với người lắm chuyện thị phi, phần đông đều xuất phát từ lòng ganh tỵ.

Từ xưa, người vĩ đại luôn tha thứ cho người khác. Hễ người nào có thể làm được việc lớn, thì chắc chắn người đó có lòng dạ rộng rãi, có thể tiếp nhận ý kiến hữu ích của người khác, phân biệt được đúng sai thì mới có thể làm nên việc lớn.

Nếu như người có tâm ganh tỵ càng nặng thì càng thể hiện tính cách tiểu nhân, nhân cách và đạo đức càng kém.

Tham, sân, si, tật đố càng sâu thì nghiệp chướng càng nặng, làm người, làm việc nhất định gặp chướng ngại chồng chất, chắc chắn cũng hãm hại người khác.

Cho nên, người càng tạo nghiệp, làm ác thì tương lai chịu sinh tử vô biên, oán thù vô lượng, khổ báo cũng vô cùng, mãi mãi không có ngày giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tham sân si càng sâu thì nghiệp chướng càng nặng

Nghiên cứu 16:00 07/01/2025

Từ xưa, người vĩ đại luôn tha thứ cho người khác. Hễ người nào có thể làm được việc lớn, thì chắc chắn người đó có lòng dạ rộng rãi, có thể tiếp nhận ý kiến hữu ích của người khác, phân biệt được đúng sai thì mới có thể làm nên việc lớn.

Vai trò của tri thức và sáng tạo trong quá trình thành đạo của Đức Phật

Nghiên cứu 18:59 05/01/2025

Sự kiện thành đạo của Đức Phật là kết quả của một chuỗi dài nhân duyên thánh thiện. Theo mô tả trong kinh điển, chuỗi nhân duyên thánh thiện ấy bao gồm những tiềm năng tâm linh mà Ngài đã tích lũy từ nhiều kiếp trước và nỗ lực tu luyện với một ý chí phi thường ngay trong kiếp sống hiện tại này...

Pháp Hoa trì nghiệm - Đọc kinh thoát khổ

Nghiên cứu 16:49 03/01/2025

Nếu người nào chí thành tụng niệm kinh Pháp Hoa thì công đức vô lượng vô biên, tội nghiệp đều tiêu, phước lành đầy đủ.

Ông già bán bài học ngàn vàng

Nghiên cứu 10:23 01/01/2025

Ngày xưa, xưa lắm, ở vùng Tân Cương thuộc Trung Á, có một nước nằm giữa biên giớì Trung và Ấn Ðộ, gọi là Nhục Chi. Tuy là một tiểu quốc, nằm giữa hai đại cường quốc, nhưng Nhục Chi là một nước có một nền văn hóa tiến bộ và một nền kinh tế phồn thịnh.

Xem thêm