Thứ năm, 15/09/2022, 20:44 PM

"Thần đèn" dịch chuyển chính điện chùa Diệu Đế nặng 1.000 tấn

Chánh điện cũ của chùa Diệu Đế (TP. Huế) đang được "thần đèn" Nguyễn Văn Cư và các cộng sự dịch chuyển về phía sau 18 mét để bảo vệ bức bích họa “Long vân khế hội” được vẽ trên trần chánh điện.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp chùa Thiên Hưng - “Phượng hoàng cổ trấn” thu nhỏ của Bình Định

Thay vì đập bỏ chính điện chùa Diệu Đế, nhà chùa đã thuê “thần đèn” Nguyễn Văn Cư - Giám đốc Công ty TNHH Xử lý lún nghiêng Nguyễn Văn Cư (trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh) cùng cộng sự với sự hỗ trợ của các phương tiện, máy móc chuyên dụng hiện đại để dịch chuyển chính điện.

Thay vì đập bỏ chính điện chùa Diệu Đế, nhà chùa đã thuê “thần đèn” Nguyễn Văn Cư - Giám đốc Công ty TNHH Xử lý lún nghiêng Nguyễn Văn Cư (trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh) cùng cộng sự với sự hỗ trợ của các phương tiện, máy móc chuyên dụng hiện đại để dịch chuyển chính điện.

Theo “thần đèn” Nguyễn Văn Cư (trái), ngôi chánh điện sẽ được dịch chuyển lui 18m so với vị trí ban đầu. Tất cả đang được thực hiện một cách đúng kỹ thuật, đảm bảo quá trình đó không xảy ra hư hại, ảnh hưởng đến kết cấu chánh điện với bề ngang 25m, chiều sâu 14m.

Theo “thần đèn” Nguyễn Văn Cư (trái), ngôi chánh điện sẽ được dịch chuyển lui 18m so với vị trí ban đầu. Tất cả đang được thực hiện một cách đúng kỹ thuật, đảm bảo quá trình đó không xảy ra hư hại, ảnh hưởng đến kết cấu chánh điện với bề ngang 25m, chiều sâu 14m.

Để chuẩn bị dịch chuyển ngôi chánh điện này phải trải qua rất nhiều công đoạn. Riêng hạng mục kéo chánh điện thực hiện những ngày gần đây. Đến thời điểm này, chánh điện đã kéo lui được 4m so với vị trí ban đầu.

Để chuẩn bị dịch chuyển ngôi chánh điện này phải trải qua rất nhiều công đoạn. Riêng hạng mục kéo chánh điện thực hiện những ngày gần đây. Đến thời điểm này, chánh điện đã kéo lui được 4m so với vị trí ban đầu.

Quá trình khảo sát có rất nhiều phương án được đưa ra, bằng mọi giá phải giữ được nguyên trạng chánh điện cũng như các bệ thờ bên trong. Phương án cuối cùng là đào sâu xuống phần móng và cho đổ hệ đà bằng bê tông, kết nối với sắt thép để tạo nên kiên cố. Quá trình này được thực hiện từng đoạn khoảng 1-1,2m. Tổng hệ đà được đổ lên đến 180m, trong hơn 2 tháng liên tục.

Quá trình khảo sát có rất nhiều phương án được đưa ra, bằng mọi giá phải giữ được nguyên trạng chánh điện cũng như các bệ thờ bên trong. Phương án cuối cùng là đào sâu xuống phần móng và cho đổ hệ đà bằng bê tông, kết nối với sắt thép để tạo nên kiên cố. Quá trình này được thực hiện từng đoạn khoảng 1-1,2m. Tổng hệ đà được đổ lên đến 180m, trong hơn 2 tháng liên tục.

Khối lượng ngôi chánh điện theo ông Cư lên tới 1.000 tấn. Sau quá trình đổ đà ở bên dưới móng, các công nhân cho hệ thống máy móc nâng lên rồi đưa hệ thống ván gỗ và con lăn vào trước khi dùng ben chịu lực để kéo. Nếu thuận lợi, cuối tuần này dự kiến sẽ kéo tòa chính điện này lùi lại đúng vị trí tính toán.

Khối lượng ngôi chánh điện theo ông Cư lên tới 1.000 tấn. Sau quá trình đổ đà ở bên dưới móng, các công nhân cho hệ thống máy móc nâng lên rồi đưa hệ thống ván gỗ và con lăn vào trước khi dùng ben chịu lực để kéo. Nếu thuận lợi, cuối tuần này dự kiến sẽ kéo tòa chính điện này lùi lại đúng vị trí tính toán.

Được biết, mỗi lần kéo được 0,9 - 1m. Mỗi ngày kéo được khoảng 4m. Đến nay đã kéo tòa chính điện này được khoảng 8m.

Được biết, mỗi lần kéo được 0,9 - 1m. Mỗi ngày kéo được khoảng 4m. Đến nay đã kéo tòa chính điện này được khoảng 8m.

Ngôi chánh điện cũ của Quốc tự Diệu Đế nổi tiếng với bức tranh “Long vân khế hội” (hay còn gọi là Cửu long ẩn vân) được vẽ ngay trần điện. Bức tranh có chiều dài hơn 10m, rộng gần 11m. Bức tranh vẽ 5 con rồng uốn lượn ẩn hiện trong các tầng mây trên trần điện và 4 con rồng quấn quanh 4 cột trụ lớn theo một điển tích xưa của nhà Phật.

Ngôi chánh điện cũ của Quốc tự Diệu Đế nổi tiếng với bức tranh “Long vân khế hội” (hay còn gọi là Cửu long ẩn vân) được vẽ ngay trần điện. Bức tranh có chiều dài hơn 10m, rộng gần 11m. Bức tranh vẽ 5 con rồng uốn lượn ẩn hiện trong các tầng mây trên trần điện và 4 con rồng quấn quanh 4 cột trụ lớn theo một điển tích xưa của nhà Phật.

Việc dịch chuyển ngôi chánh điện cũ nhằm bảo vệ lại bức bích họa “Long vân khế hội” cũng như những giá trị lịch sử của chùa.

Việc dịch chuyển ngôi chánh điện cũ nhằm bảo vệ lại bức bích họa “Long vân khế hội” cũng như những giá trị lịch sử của chùa.

Các công nhân di dời ngôi chánh điện cũ của Quốc tự Diệu Đế.

Các công nhân di dời ngôi chánh điện cũ của Quốc tự Diệu Đế.

Phương án dịch chuyển đưa ra sau cùng và được áp dụng đó là đào sâu xuống phần móng và cho đổ hệ đà bằng bê tông.

Phương án dịch chuyển đưa ra sau cùng và được áp dụng đó là đào sâu xuống phần móng và cho đổ hệ đà bằng bê tông.

Empty
Trước khi kéo, những người thợ kiểm tra các con lăn, quét sạch các cát sỏi bám trên bề mặt để đảm bảo con lăn di chuyển đúng hướng và không bị mắc kẹt.

Trước khi kéo, những người thợ kiểm tra các con lăn, quét sạch các cát sỏi bám trên bề mặt để đảm bảo con lăn di chuyển đúng hướng và không bị mắc kẹt.

Những sợi cáp lớn đảm bảo chắc chắn trong quá trình kéo.

Những sợi cáp lớn đảm bảo chắc chắn trong quá trình kéo.

24 kích thủy lực chuẩn bị để nâng chính điện chùa Diệu Đế lên cao thêm 15cm.

24 kích thủy lực chuẩn bị để nâng chính điện chùa Diệu Đế lên cao thêm 15cm.

Ông Cư cho biết, để thực hiện quá trình này hiện ông đang sử dụng 12 nhân công, kỹ sư và vận chuyển 30 tấn thiết bị máy móc từ TP. Hồ Chí Minh ra Huế.

Ông Cư cho biết, để thực hiện quá trình này hiện ông đang sử dụng 12 nhân công, kỹ sư và vận chuyển 30 tấn thiết bị máy móc từ TP. Hồ Chí Minh ra Huế.

Các thợ sửa chữa các phần gỗ của ngôi chùa để lắp lại khi di chuyển thành công.

Các thợ sửa chữa các phần gỗ của ngôi chùa để lắp lại khi di chuyển thành công.

Chính điện mới của chùa Diệu Đế.

Chính điện mới của chùa Diệu Đế.

Chùa Diệu Đế nằm bên đường Bạch Đằng, phía bờ Đông sông Đông Ba, thuộc phường Phú Cát, TP. Huế. Đây là nhà cũ của Phúc quốc công (ông ngoại của vua Thiệu Trị), nơi vua Thiệu Trị ra đời năm 1807. Sau khi lên ngôi, vua Thiệu Trị đã cho xây dựng chùa Diệu Đế tại “tiềm để” của mình.

Chùa Diệu Đế nằm bên đường Bạch Đằng, phía bờ Đông sông Đông Ba, thuộc phường Phú Cát, TP. Huế. Đây là nhà cũ của Phúc quốc công (ông ngoại của vua Thiệu Trị), nơi vua Thiệu Trị ra đời năm 1807. Sau khi lên ngôi, vua Thiệu Trị đã cho xây dựng chùa Diệu Đế tại “tiềm để” của mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch

Trong nước 05:45 03/12/2024

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni

Trong nước 14:00 02/12/2024

Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.

“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”

Trong nước 12:15 02/12/2024

Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.

Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)

Trong nước 13:15 01/12/2024

Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.

Xem thêm