Thần thức của người tự sát sẽ đi về đâu?
Trong Phật giáo tự sát là điều tồi tệ nhất mà con người có thể làm. Đây là một hành động tiêu cực khiến cho thần thức của người ấy gặp khó khăn trong việc tái sinh.
"Đối với người Phật tử, tự giết mình là một tội rất lớn. Bởi vì có được thân người là một trong những điều khó và làm bị thương hoặc hủy diệt thân ấy là một điều sai lầm rất lớn", Lạt Ma Kirti Tsenshab Rinpoche khẳng định.
Dưới góc nhìn Phật giáo, người tự sát cũng là người mang trọng tội giết người mà thậm chí, tội giết mình còn nặng hơn tội giết người khác. Nói cách khác, tự sát cũng là tội sát sinh và còn là tội nặng nhất trong tội sát sinh!
Cứ nghĩ rằng tự sát thì cuộc đời sẽ hết khổ, hết tội nhưng mà tự sát rồi cũng không hết khổ thậm chí chết rồi, cái khổ lại còn khổ hơn. Đức Phật đã dạy rằng, người tự sát sẽ chịu quả báo rất đau khổ và linh hồn sau khi chết thường rất khó siêu thoát. Khi tự sát, do cận tử nghiệp không tốt nên khiến cho người tự sát rất dễ bị đọa lạc vào những chốn khổ đau, u tối. Những người tự sát sau khi chết rồi sẽ không ngừng diễn lại động tác tự sát đó. Sau khi chết đi, linh thức sẽ bị giam cầm thọ khổ, và cứ loanh quanh ở nơi mà mình tự sát.
Hơn nữa, mỗi ngày những tư tưởng cực kỳ thống khổ của giây phút tự sát, cộng thêm đau đớn trên thân cũng đồng tái hiện lại, hoàn toàn giống y nhau. Ngoài thời gian này ra thì linh thức người tự sát bị nhốt tại khu “Phạm nhân tự sát” để thọ hình phạt.
Người tự sát sau khi chết và thọ xong quả báo tự sát rồi thì phải đi đến các địa ngục lớn nhỏ mà thọ hình tiếp cho đến khi nghiệp tận rồi, họ mới có thể thoát ra và đi đầu thai. Nhưng tái sinh vào đâu, việc này còn tùy thuộc vào nghiệp đã tạo của họ.
Phật giáo có phản đối tự sát hay không?
Hòa Thượng Tịnh Không đã từng nói: "Tự sát là đại bất hiếu, bố mẹ sinh ra và nuôi dưỡng mình, hi vọng mình sau này có thể thành tựu. Bạn tự sát rồi, bạn khiến cha mẹ đau lòng biết bao, đây chính là sai lầm, chính là tội lỗi. Bạn đến với thế gian này là có sứ mạng, có trách nhiệm, bạn không gánh vác trách nhiệm, lại buông bỏ tất cả, chọn lấy tự sát là sai rồi. Con người sống ở thế gian này không phải vì tự sát, làm gì có chuyện vì tự sát mà đến thế gian này chứ? Đạo lý này nhất định phải hiểu rõ. Khó khăn đau khổ phải cố gắng chịu đựng, bạn có thể chịu đựng được, có thể nhẫn nhịn được thì cảnh giới sẽ nâng lên. Con người phải ở trong hoàn cảnh mà rèn luyện bản thân mình, thuận cảnh không khởi tâm tham luyến, nghịch cảnh không sinh lòng oán hận, luôn luôn bảo vệ duy trì tâm thanh tịnh, bình đẳng - đây là đạo. Bất kể làm ngành nghề nào cũng có thể đền ơn Tổ quốc, cũng có thể giúp ích xã hội. Thế gian có một câu nói: “Mọi người vì mình, mình phải vì mọi người mà đền đáp”."
Vì thế, nếu muốn tránh khổ đau bằng cách tự sát thì tức là bạn đang đi ngược lại luật nhân quả. Đó là điều không thể.
>> Mời quý vị cùng xem video "Thần thức của Người tự sát có đi đầu thai được không?" của Hòa thượng Tịnh Không để tìm hiểu thêm về vấn đề này:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm