Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 23/11/2015, 15:35 PM

Thắng cảnh Linh Nham Sơn Tự Tô Châu, Trung Quốc

Ngôi Già lam Phật địa Linh Nham Sơn Tự (靈巖山寺) là một đạo tràng Tịnh độ tông nổi tiếng, tọa lạc bờ Thái Hồ khoảng 15 dặm về phía Tây Nam của Tô Thành.

Núi cao hơn mặt biển 220m, có nhiều hòn đá hình dáng lạ thường, giống như cây Linh Chi nên có tên là Linh Nham. Phía Nam vách đá như tường thành nên cũng có tên là Thạch Thành Sơn, thế núi quay về phải giống như con voi lớn xoay đầu lại nên cũng gọi là Tượng Sơn.

Ngôi cổ Tự được xây vào đời Ðông Tấn (thế kỷ thứ 3). Do quan Tư Mã Lục Ngoạn về già sống và tu ở núi này. Vị quan này đã cải Gia vi Tự (biến nhà thành chùa)

Niên hiệu Thiên Giám đời Lương Vũ Ðế (thế kỷ thứ 6), có vị Thánh tăng Ấn Ðộ tên là Trí Tích độ Hoá đến đây, nên được sắc tứ là "Trí Tích Bồ Tát Hiển Hóa Ðạo Tràng-智積菩薩顯化道場". 
 
 
 
Ðầu nhà Tống (thế kỷ thứ 10) đổi tên là "Tú Phong ThiềnViện-琇峯禪院". 

Đời vua Tống Cao Tông niên hiệu Thiệu Hưng Lạc (thế kỷ thứ 12) được sắc tứ là "Hiển Thân Sùng Báo Thiền Viện-顯身崇報禪院".

Đời Đại Minh Thái Tổ Cao Hoàng đế, niên hiệu Hồng Vũ nguyên niên (1368), đổi là "Báo Quốc Vĩnh Tộ Thiền Viện-報國永胙禪院". 

Đời vua Minh Hiếu Tông, niên hiệu Hoằng Trị (thế kỷ 16) chùa bị phá hủy. 

Triều đại nhà Thanh, Thanh Thế Tổ, niên hiệu Thuận Trị lục niên (1650) chùa được trùng tu. 

Triều đại Thanh Thánh Tổ, niên hiệu Khang Hy thứ 14 (1676) quan Bố Chánh Mộ Thiên Nhan cho xây lại đại điện. 

Niên hiệu Hàm Phong thập niên (1861) lại bị binh lửa tàn phá.

Niên hiệu Đồng Trị năm thứ 12 (1873) Hòa thượng Niệm Thành trùng tu lại.

Niên hiệu Tuyên Thống nhị niên (1910), Hòa thượng Châu Đạt Phương trượng trụ trì.

Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 15 (1927), ngôi Già lam Linh Nham Sơn Tự (靈巖山寺) đổi hiệu là Sùng Báo Tự-崇報寺) chuyên tu Tịnh độ.
 
 
 
Đến đời Ấn Quang đại sư đổi hiệu là Linh Nham Tự (靈巖寺). Tiếp nối kế vị ngài Ấn Quang, Hòa thượng Diệu Chân đã trùng hưng toàn bộ ngôi danh lam cổ tự nổi tiếng một thời.

Thịnh suy hưng phế là một quy luật tất yếu như một vòng tuần hoàn khép kín. Đại cách mạng văn hóa - 文化大革命) được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 05 năm 1966, là một giai đoạn hỗn loạn toàn bộ xã hội Trung Quốc diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống Chính trị, Văn hóa, xã hội Trung Quốc.

Ngoài ra, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện. Tệ hại hơn, trong suốt cuộc Cách mạng này, tất cả những gì liên quan đến các tôn giáo đều bị hồng vệ binh tàn phá thẳng tay. Nhiều công trình tôn giáo như cơ sở tự viện Phật giáo, Nhà thờ, Tu viện của các tôn giáo khác và cả các nghĩa trang đều bị đóng cửa, bị cướp phá hoặc bị đập bỏ. Trong đó, ngôi Già lam Phật địa Linh Nham Sơn Tự (靈巖山寺) cũng chung số phận phải chịu cảnh tàn phá của những người cộng sản vô thần cực đoan tàn ác.

Điều khủng khiếp nhất của chiến dịch là việc sử dụng bừa bãi hình thức tra tấn, giết chóc những người vô tội, trong đó có các bậc Thánh tăng Hiền triết Phật giáo, dẫn đến các vụ tự tử do nạn nhân không chịu được tra tấn và nhục nhã. Riêng Phật giáo Trung Quốc trải qua 10 năm đại nạn “Đại cách mạng văn hóa” (文化大革命) Phật giáo đứng mũi chịu sào, Cơ sở Tự viện bị chiếm, Phật tượng bị đập phá, tăng ni bị trục xuất khỏi chùa.

Những thập niên 50, Mao Trạch Đông, lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà sa số tội ác với một dân tộc Tây Tạng hiền lành chịu đựng.

Thật khủng khiếp cho những người Cộng sản vô thần cực đoan, đã gây ra vô số tội ác với dân tộc đất nước Trung Quốc và các nước lâng bang.

Vào thập niên 80, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách đổi mới, bắt đầu toàn diện quán triệt thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, Cơ sở tự viện Phật giáo lần lượt khôi phục sinh hoạt, Tăng ni xuất gia càng ngày càng đông, nhưng Tăng tài của Phật giáo thì lại quá giới  hạn, không đủ nhân lực kế tục sự nghiệp Hoằng dương chính pháp, tiếp dẫn hậu lai, làm sao có thể thay đổi được vận mệnh của Phật giáo ? Cư sĩ Triệu Phác Sơ, Hội trưởng Hội Phật giáo Trung Quốc, phát biểu : "Vấn đề quan trọng trước mắt của Phật giáo là: điều thứ nhất là GDĐT tăng tài, điều thứ hai là giáo dục Đào tạo Tăng tài, điều thứ ba vẫn là GDĐT tăng tài". Dưới mục tiêu lãnh đạo của Hội trưởng Triệu Phác Sơ, để Chấn hưng giáo dục Tăng già Phật giáo Trung Quốc, Trung Quốc Phật giáo giới nỗ lực tiến hành thành lập Phật học viện, đặt ra các quy hoạch giáo dục Phật giáo, đưa ra hàng loạt phương châm giáo dục.
 
 
 
Ngày 18 tháng 03 năm 1980, họa sĩ Tạ Hiếu Tư (谢孝思) cùng với cư sĩ Triệu Phác Sơ (趙樸初), Hội trưởng Hiệp Hội Phật giáo Trung Quốc bắt đầu trùng tu tái tạo lại những công trình bị phá hủy và đề tự Sơn môn: “Linh Nham Sơn Tự”. Danh lam thắng cảnh được phục hồi, tăng chúng quy tụ, phong cảnh trang nghiêm ấm tình đạo vị.

Danh thắng cổ tích:


1. Kế Lư đình: Ðình đầu tiên trên đường lên núi. Kế Lư (biệt hiệu của tổ Ấn quang) nghĩa là kế tục Lư Sơn, (là Đạo tràng của ngài Huệ Viễn, sơ Tổ Tịnh Độ tông, Trung Quốc.

2. Nghinh Tiếu đình: Ðình thứ hai Nghinh tTếu (đón cười) vì vào đời Tống, Thiền sư Phật Ấn và Thi hào Tô Ðông Pha đã gặp nhau ở đây, nhìn phong cảnh hữu tình mà bật cười sảng khoái.

3. Lạc Hồng đình: Lạc Hồng do 2 câu thơ: "Sư tử tần thân phương thảo lục, Tượng vương hồi cố lạc hoa hồng" (Sư tử vươn vai cỏ thơm xanh biếc, voi chúa nhìn lại lạc hoa hồng thắm)
 
 
 
4. Quan Âm động: Tên củ là Tây Thi động, ở phía tây của Lạc Hồng đình. Tương truyền thuở xưa vua Việt-Câu Tiển hiến Tây Thi cho vua Ngô Phù Sai, chờ bệ kiến ở đây. Người sau khắc tượng ngài Quán Âm lên vách động và đổi tên là Quán Âm động.

5.Thạch Tràng (Phướn đá): Khoảng 100 bước ở bên phải lối đi, có ngôi Bảo tháp được cho rằng là tháp chứa Y bát của ngài Trí Tích Bồ tát. Bên trái có con Linh Quy đá, trên lưng có khắc ba chữ "Vọng Phật lai" (Mong Phật đến).

6. Thái Hương kính (Sông hái hương): Tương truyền vua Ngô Phù sai ra lệnh trồng cỏ thơm ở Hương Sơn, rồi cho đào con sông này và khiến Tây Thi cùng cung phi chèo thuyền đi hái. Vì nước chảy thẳng băng nên còn có tên là "Nhất Tiểu hà" (Sông như mũi tên).

7. Ngô Vương tỉnh (Giếng Ngô Vương): Ở trong Ngự hoa viên. Hình tròn, còn có tên Nhật tỉnh (giống mặt trời) để cung phi dùng.

8. Trí Tích tỉnh: Có hình bát giác, cũng gọi là Nguyệt tỉnh (giếng mặt trăng), cũng là giếng của Ngô Vương. Sau ngài Trí Tích sửa lại nên có tên này.

9. Ngoạn Hoa trì: Hình vuông. Ngô Phù Sai và tây Thi hái hoa sen để tiêu khiển ở đây. Hiện nay ở chính giữa xây một cột phướn Vô Lượng thọ, gọi là Diệu Hương.

10. Ngoạn Nguyệt trì: Hình tròn, xung quanh có giả sơn (hòn non bộ). Tương truyền Tây Thi ngắm trăng dưới nước ở đây.

11. Sơ Tang đài (Ðài trang điểm): Ở phía sau giếng Ngô Vương. Chỗ để Tây Thi Trang điểm. Hiện nay xây Trường Thọ đình lên đó.

12. Cầm đài: Ở đỉnh Tây Bắc của núi. Là chỗ Phù sai ra lệnh cho tây Thi đàn cầm. Trên đá có khắc hai chữ Cầm Ðài. Vương Ngao đời Minh đề 4 chữ: "Ngô Trung Thắng tích" Lên đài nhìn ra xa, ẩn hiện trong khói sóng của Thái Hồ là những cánh buồm. Ðúng là "yên ba giang thượng sĩ nhân sầu" (Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Thích Vân Phong tổng hợp
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm