Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 17/10/2023, 16:00 PM

Thập như thị (Phần 2)

Đây là mười điều chỉ cách quán chiếu thực chứng được một sự vật, một sự kiện đúng y như sự hiện thực của chính nó. Nói cách khác, đây là mười cách nhìn vào mười khía cạnh khác nhau của một vật hay một việc gì ngõ hầu đạt tới nhận thức được đầy đủ và trọn vẹn sự vật hay sự kiện ấy.

1. Thập như thị

Đây là những chi tiết của việc quán chiếu thâm hậu gồm đủ ba yếu tố quán thông (hiểu thấu suốt liên hệ khía cạnh này với khía cạnh khác), quản triệt (hiểu thấu tất cả mọi khía cạnh và tận cùng từng khía cạnh) và quán xuyến (khai thác ứng dụng tất cả mọi khía cạnh vào mục tiêu duy nhất để gia tăng hiệu năng tối đa, tối hảo).

Quán chiếu như vậy mới đạt được định lực và tuệ lực, nếu không thì chưa đạt tới sự hội nhập Chân Như, nhận thức đúng được chính nó là cái gì. Khi tâm thức của hành giả đã đạt tới trình độ chứng nhập thực tánh của vạn pháp hành giả mới có Phật trí, thường gọi là Nhất thiết chủng trí.

Thập như thị (Phần 1)

99

Mười điều như thị liên hợp với nhau trong một sự vật, một sự kiện đối tượng của quán chiếu gồm có:

- Như thị tướng: Hình dạng, sắc thái của nó vốn như thế.

- Như thị tánh: Bản chất của nó vốn như thế.

- Như thị thể: Biểu hiện của nó vốn như thế.

- Như thị lực: Khả năng tác dụng của nó vốn như thế.

- Như thị tác: Sự khởi lên ứng dụng của nó vốn như thế.

- Như thị nhân: Nguyên do của nó vốn như thế.

- Như thị duyên. Cơ hội liên hệ của nó vốn như thế.

- Như thị quả: Thành tựu kết cục của nó vốn như thế.

- Như thị báo: Ứng đáp của nó vốn như thế.

- Như thị bổn mạt cứu cánh đẳng: Toàn bộ gốc rễ ngọn ngành nền tảng rốt ráo của nó như thế.

Mười cách nhìn này là chân lý, là sự hiện thực thể tánh của vạn pháp, cũng gọi là bản tánh hay chân tướng tùy theo từng trường hợp sử dụng. Đây là pháp quán thâm hậu có hiệu năng linh tri diệu ứng, chủ thể quán chiếu đã hội nhập thành một với đối tượng sự quán chiếu, theo ngôn từ Phật học là năng quán và sở quán đã hội nhập hòa đồng viên dung với nhau thành Một; chữ Hán gọi là nhất chân hay nhất như, chân như. Đây là sự thực hành cao diệu uyên áo của chư Phật, Đại Bồ tát. Hai hàng Thanh Văn và Duyên Giác chưa thể lãnh hội được trọn vẹn pháp môn này (2).

(còn tiếp). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

Xem thêm