Thầy Đồng Tâm ra mắt bộ 3 cuốn sách giúp bạn đọc lắng lại để nhìn sâu
Đó là ba cuốn gồm Đủ duyên ta lại tương phùng, Sát-na này là thiên thu và Tịch tịnh do First News và NXB Dân Trí ấn hành. Trong đó, 2 cuốn đầu tái bản và làm mới, còn Tịch tịnh là tác phẩm in lần đầu.
Suốt nhiều năm tu học và giảng dạy Phật pháp, Đại đức Thích Đồng Tâm đã không ngừng dùng ngòi bút tự sự của mình kết nối và chia sẻ với những người hữu duyên nhằm chuyển hóa những giáo lý lớn lao của Đạo Phật vào cuộc đời trần thế, sao cho mọi người đều có thể hiểu được, cảm được và thực hành được.
Ba cuốn sách “Đủ duyên ta lại tương phùng”, “Sát-na này là thiên thu”, “Tịch tịnh” là tập hợp những bài viết ngắn của tác giả Thích Đồng Tâm trong suốt quá trình tu học, gieo pháp duyên ấy.
Mỗi cuốn sách được viết trong một giai đoạn khác nhau, mang phong cách khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là dùng giáo lý nhà Phật soi chiếu từng khía cạnh của cuộc sống thường ngày, xóa bỏ sân hận, tuyệt vọng, cô đơn và bế tắc của trần thế, hướng đến đời sống của hiểu và thương, nơi vạn vật, muôn người, muôn loài sống an hòa, sáng suốt.
Trong bộ sách, tác giả khuyên: “Bạn có đang trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc đích thực? Không chỉ bạn, mình, mà cả nhân loại từ khởi thủy tới nay vẫn luôn nỗ lực không ngừng trên cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc. Nguồn minh triết Phương Đông, mà cụ thể là tuệ giác của Đức Phật, từ lâu đã có câu trả lời cho vấn đề đó. Đức Phật chỉ ra rằng nguồn hạnh phúc vô biên ấy chẳng ở đâu xa, chẳng cần vất vả kiếm tìm, nó có sẵn trong mỗi người và chỉ cần quay về ta sẽ thấy ngay”.
Được biết, Đại đức Thích Đồng Tâm tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Địa lý Kinh tế Xã hội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) và tham gia công tác giảng dạy tại Khoa Địa lý 3 năm trước khi xuất gia tu học.
Thầy Thích Đồng Tâm hiện đã tốt nghiệp Cử nhân Phật học chuyên ngành Anh văn Phật pháp tại Học viện Phật giáo Việt Nam; Tốt nghiệp Thạc sĩ Phật học tại trường MCU Thái Lan và Thạc sĩ Phật học tại Đại học Phật giáo quốc tế Sri Lanka - SIBA Campus.
Tác giả đang là giảng viên cơ hữu Khoa Pali và Phật học thuộc Học viện Phật giáo Quốc tế Sri Lanka, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Phật học tại Sri Lanka, Phó ban Phật giáo quốc tế thuộc Ban Trị sự Phật giáo TP.Cần Thơ, Giáo thọ sư Trường Cao đẳng Phật học TP.Cần Thơ.
Thanh Tĩnh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Thấu lẽ bồ đề, vào chính quả, dứt căn ma quỷ, rõ nguyên nhân”
Sách Phật giáo 08:23 03/01/2025Hồi thứ hai là Hồi học đạo và hành đạo của Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không đã học, bàn luận, và hành “Tam thừa giáo” và “Nhất thừa giáo” suốt bảy năm liền, như Ngô Thừa Ân giới thiệu:
Cây gậy cong còn hơn đứa con bất hiếu
Sách Phật giáo 09:09 01/01/2025Vào một buổi sáng sớm tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, đức Phật mặc Tăng phục đến nước Xá Vệ khất thực, Ngài nhìn thấy một vị Bà La Môn tuổi đã rất lớn, thân thể suy yếu, cũng chống gậy cầm bát đi khất thực từng nhà, từng nhà một.
Tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký
Sách Phật giáo 07:30 01/01/2025Ở phần này, tác giả sẽ bàn về tư tưởng Phật học và các quan niệm về nhân sinh và xã hội của Ngô Thừa Ân biểu hiện qua Tây Du Ký qua các hồi truyện. Đầu tiên là hồi truyện “Gốc thiêng nẩy nở, nguồn rộng mở Tâm tánh tu trì, đạo sinh lớn”.
Các biểu tượng khác nhau về Phật học trong Tây Du Ký
Sách Phật giáo 14:33 31/12/2024Ðọc Tây Du Ký chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh biểu tượng và ngôn ngữ biểu tượng, biểu tượng hóa giáo lý Phật giáo. Chúng ta sẽ có dịp thích thú chia sẻ với các hứng khởi sáng tác của tác giả.
Xem thêm