Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 30/10/2022, 13:59 PM

Thầy giáo trẻ tình nguyện đi “gieo chữ” cho người Việt tại Campuchia

"Bản thân tôi là một giáo viên đã có thâm niên công tác hơn 10 năm cảm nhận thấy cá nhân mình phải đóng góp công sức giúp Hội, giúp các em học sinh nơi đây. Tôi đã nộp đơn tình nguyện đi dạy và may mắn được lãnh đạo duyệt."

Tại sao bạn lại nghỉ việc và tình nguyện sang Campuchia để dạy Tiếng Việt?

Với nhu cầu ngày càng cao của người Việt tại Ratanakiri vừa qua, tháng 5 năm 2022 Hội người Việt tại tỉnh Ratanakiri đã có văn bản đề nghị Tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Giáo Dục và Đào tạo Gia Lai tuyển giáo viên tình nguyện xung phong sang dạy Tiếng Việt tại tỉnh Ratanakiri.

Tôi tên là Hà Thanh Giang là một giáo viên Tiểu học đang công tác tại trường Tiểu học Trưng Vương, huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai. Bản thân tôi là một giáo viên đã có thâm niên công tác hơn 10 năm cảm nhận thấy cá nhân mình phải đóng góp công sức giúp Hội, giúp các em học sinh nơi đây. Tôi đã nộp đơn tình nguyện đi dạy và may mắn được lãnh đạo duyệt.

Anh Hà Thanh Giang tại buổi gặp mặt chia tay do trường Tiểu học Trưng Vương, huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai tổ chức - Ảnh sưu tầm

Anh Hà Thanh Giang tại buổi gặp mặt chia tay do trường Tiểu học Trưng Vương, huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai tổ chức - Ảnh sưu tầm

Ngày 31/10/2022 tôi sẽ được đoàn đại diện của tỉnh Gia Lai chính thức đưa sang giảng dạy tại đây.

Bạn có nhận xét gì về việc con em kiều bào Việt Nam ở Campuchia không biết Tiếng Việt?

Tỉnh Ratanakiri nằm ở vùng Đông Bắc Campuchia và cũng là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển chậm, cuộc sống của người dân còn nghèo.

Một góc nhỏ tại tỉnh Ratanakiri - Campuchia

Một góc nhỏ tại tỉnh Ratanakiri - Campuchia

Bà con người Việt ở đây rất khổ, chủ yếu làm nghề buôn bán nhỏ, thợ hồ, thợ mộc, làm thuê... Nhà cửa đa phần là thuê, mà là ở thuê thì không đáp ứng 1 trong 3 tiêu chí theo quy định của nước bạn nên không được nhập tịch và vì thế quyền lợi cũng ảnh hưởng rất nhiều, trong đó việc cho con đến trường là điều không thể.

Với nhiều gia đình người Việt ở Ratanakiri, cái ăn còn khó nói chi đến việc học. Hơn nữa, ở nước bạn không có hộ tịch thì đừng nói đến chuyện đến trường. Nếu cha mẹ có quan hệ tốt thì con con cái cũng chỉ học đến đến lớp 2 là hết. Điều này không khó lý giải là vì sao đa phần người Việt được sinh ra và lớn lên ở đây đều mù chữ.

Bạn thấy công việc sắp tới có những thuận lợi và khó khăn gì?

Hội người Việt tại tỉnh Ratanakiri được thành lập vào năm 2000. Đây là một tổ chức tự nguyện với mục đích hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi cho người Việt sinh sống ở đây. Và cũng chính từ khi thành lập Hội, một trang mới cho người Việt được mở ra.

Sự quan tâm hàng đầu của Tỉnh hội là dạy tiếng Việt cho các cháu sinh ra và lớn lên ở đây. Biết được tiếng Việt, các cháu sẽ hiểu được nhiều hơn văn hóa của dân tộc mình, về cội nguồn dân tộc... Bằng sự nhiệt tình của Tỉnh hội, năm 2015, tỉnh Kon Tum đã cử một giáo viên Tiểu học qua đây dạy chữ cho các cháu trong vòng 3 năm.

Một chương trình trao quà do các cơ quan, nhà hảo tâm tặng các em học sinh Trường dạy tiếng Việt (TP. Ban Lung, tỉnh Ratanakiri).

Một chương trình trao quà do các cơ quan, nhà hảo tâm tặng các em học sinh Trường dạy tiếng Việt (TP. Ban Lung, tỉnh Ratanakiri).

Tại tỉnh Ratanakiri, trẻ em độ tuổi từ 5 tới 16 tuổi chiếm khoảng 20% tổng số người Việt. Tuy nhiên, số trẻ em được đến lớp học do Tỉnh hội tổ chức chỉ có 43 em, từ lớp 1 đến lớp 4. Các em học sinh ở đây được tổ chức học ghép ngày 2 buổi. 10 tuổi học lớp 1, 12 tuổi học lớp 2, 14 tuổi học lớp 3...

Tâm sự về việc được cử qua Ratanakiri để hỗ trợ dạy chữ cho người Việt tại đây, thầy Nguyễn Văn Nuôi cho biết: Không ngờ người Việt mình ở đây lại khổ như thế này, tỷ lệ mù chữ lại cao. Ở độ tuổi ấy, các em học sinh ở Việt Nam đã học cấp 2 thì ở đây bắt đầu làm quen với con chữ, con số. "Tuy vậy, khi bắt đầu vào học, các em rất chăm học và chịu khó. Phụ huynh dù nhà xa nơi học nhưng hàng ngày họ vẫn đạp xe chở con đi học xong mới đi làm. Do đó, tôi cố gắng hết sức để có thể truyền tải được hết kiến thức đến các em, để các em có nền tảng để học cao hơn nữa"- thầy Nuôi mong muốn.

Gia đình, người thân có ủng hộ ý tưởng công việc này của bạn không?

Trước đây cha tôi, một người lính của Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đã xung phong sang nước bạn để giúp Campuchia xoá sổ chế độ độc tài của đế chế PonPot. Ông là người hùng của tôi, là người đã tiếp thêm ý chí cho tôi khi đưa ra quyết định sang Campuchia thực hiện nhiệm vụ.

Tôi đã có những đêm không ngủ được vì dù biết sẽ được Hội giúp đỡ nhưng những lo lắng luôn đến với tôi trước và cả khi ngủ.

Khi tôi đưa ra quyết định này, người thân của tôi đã phản đối vì tôi còn có con nhỏ và cha già và vì thời gian gần đây có nhiều bài viết về các trường hợp người Việt Nam sang Cam làm việc bị ngược đãi, thậm chí bị bạo hành. Tôi đã giải thích để người thân hiểu rằng công việc của tôi không giống những người đó. Bản thân tôi là một người có suy nghĩ tích cực trong mọi vấn đề của cuộc sống. Đi làm xa nhà phải xa con trai yêu mới 6 tuổi. Nhưng chắc chắn sau này cháu sẽ hiểu được mục đích và ý nghĩa công việc của cha, và con sẽ noi gương ông và cha trở thành người có ích cho xã hội.

Lựa chọn sắp tới sẽ là một bước ngoặc, ngã rẽ mới, sẽ có những bất trắc, bạn đã chuẩn bị tâm lý gì chưa?

Trong buổi chia tay đơn vị cũ chiều ngày hôm qua cô Phạm Thị Kim Oanh Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường đã chia sẻ với tôi trong bài phát biểu của cô “Không ai đi thẳng mãi trên một con đường, sẽ có ngã rẽ, hãy làm tốt công việc của mình, mang kiến thức, nhiệt huyết và đạo đức của mình giảng dạy thật tốt”. Đây chính là ngã rẽ của tôi, nơi tôi sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách. Tôi hy vọng đây sẽ là một chuyến đi ý nghĩa trong cuộc đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”

Phỏng vấn 15:43 26/10/2024

Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.

Ca sĩ Uyên Trang: "Nghe giảng về luật nhân quả nên tôi ngộ ra nhiều điều"

Phỏng vấn 12:01 23/10/2024

Trong những năm vắng bóng, ca sĩ Uyên Trang - nổi tiếng với bài hit "Tình yêu và giọt nước mắt" - trải qua giai đoạn khó khăn vì bệnh tật, từng phải chữa tâm thần. Chị tiết lộ, nhờ nghe pháp, hiểu nhân quả, sống tích cực nên đã vượt qua biến cố nhẹ nhàng.

“Thờ cúng bố mẹ là phương tiện để biểu lộ lòng tri ân”

Phỏng vấn 12:25 22/10/2024

Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Phật học tại Học viện Phật giáo VN tại TPHCM, một giảng sư được yêu mến hiện nay đã nói như vậy.

Thầy Pháp Hữu: “Người tu vẫn còn khổ, nhưng…”

Phỏng vấn 15:11 12/10/2024

“Có thể gọi thầy bằng nicknam “Một người tu có hạnh phúc” - Thầy Pháp Hữu, trụ trì chùa Pháp Vân - Xóm Thượng, Làng Mai (Pháp) mở đầu buổi phỏng vấn, rồi thầy mỉm cười từ ái, chia sẻ về con đường trở thành tu sĩ hạnh phúc.

Xem thêm