Thấy pháp đúng thực tế mới thấy sự thật
Con xin chia sẻ ạ.
Câu hỏi:
NAMO SAKYA MUNI BUDDHA!
Con xin chấp tay, cúi đầu, đảnh lễ Thầy.
Dạ kính Thầy, hôm nay con viết bài chia sẻ vì con nghe Thầy thuyết pháp đến đoạn có người bạch Phật rằng:
- Bạch Đức Thế Tôn, có phải tu là diệt khổ phải không ạ?
- Không phải.
- Vậy mục đích tu là gì?
- Là thấy khổ, biết khổ, hiện quán khổ, thực chứng khổ.
Nghe đến đây, vì có chữ "Khổ", nên con liên tưởng đến tam pháp ấn, tứ diệu đế và cuối cùng Pháp Thầy hay dạy: "Tùy duyên thuận Pháp, vô ngã vị tha".
Con xin lấy ví dụ bản thân con, những bài viết trước con có nói công việc con đi giao gas, thật ra công việc này giúp con trang trải trong mùa dịch, vì mọi nhà dù muốn hay không vẫn phải nấu ăn nên nó là công việc cho con tiền vừa để sống trong mùa dịch vừa để tích góp, con có mục tiêu và dự định cho mình khi tích lũy một số vốn nếu như tiếp tục gắn bó công việc này đến sang năm.
Nhưng sự không thành, vì tính chất công việc lao động nặng nên tay của con bị bong gân, cảm giác đau về cánh tay có hiện diện, và con buộc phải có quyết định ngay, bằng không con sẽ hối hận sau này, bao nhiêu dự tính, dự định con phải dẹp bỏ hết. Đầu tháng 11 con phải xin nghỉ việc để dành thời gian uống thuốc, điều trị, nghỉ ngơi. Lúc tối khi nghe đến đoạn Thầy thuyết Pháp thì con mới liên tưởng:
1) Tam pháp ấn: Chính vì cái tay bị đau mới thấy được cuộc sống vô thường, cái tay này không hằng thường khỏe mạnh, cứng cáp như mọi ngày mà bây giờ nó cần được điều trị, nghỉ ngơi.
2) Tứ diệu đế: Vì cái tay bị đau (Khổ), nguyên do cũng vì lao động nặng và nhiều (Tập), cần phải điều chỉnh lại công việc, chế độ chăm sóc nghỉ ngơi (Diệt), và đó là điều tất yếu tự nhiên (Đạo).
3) Tùy duyên thuận Pháp, Vô ngã vị tha: vì Pháp bản chất là vô thường, khổ, vô ngã nên cần phải sống có thái độ nhận thức và hành vi đúng với bản chất đó, như vậy Thuận Pháp, còn nếu mang thái độ sống thường, lạc, ngã như vậy là Nghịch Pháp.
Cái tay bị đau nếu như mình vẫn tiếp tục thì có khả năng bệnh trầm trọng hơn, khi đó sẽ là nỗi khổ của cả gia đình khi chữa chạy. Sống không chỉ riêng mình, mà còn vì mọi người trong gia đình nữa, bây giờ nghĩ lại, con mất công việc, mất tiền lo điều trị nhưng con hạnh phúc, không hối hận, vì con đã quyết định đúng đắn.
Trả lời:
Sādhu lành thay! Thấy Pháp đúng thực tế mới thấy Sự Thật.
Theo: Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Niết bàn, sinh tử thị không hoa
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:48 03/11/2024Xin Thầy giảng về câu “Niết-bàn sinh tử thị không hoa”. Con xin cám ơn Thầy.
Đạo ở ngay chỗ dừng lại mọi tìm cầu
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:17 02/11/2024Thầy từng nói Đạo Phật vốn không có giáo lý, và có rất nhiều vị đã phản đối điều này. Vì Tam Tạng Kinh Điển của Phật giáo vô số mà nói “không có giáo lý” sao được!
Không có kiểu học bình yên trong tháp ngà
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:40 02/11/2024Hỏi: Thưa Thầy ý nghĩa thật sự của cuộc đời đầy thăng trầm đau khổ này là gì?
Tu hành như cọ cây lấy lửa
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:40 31/10/2024Người xưa có câu “tu hành như cọ cây lấy lửa”, theo con hiểu tức là phải quán sát tâm liên tục và miên mật. Nếu như Thầy dạy chỉ thấy mọi sự như nó đang là rất nhẹ nhàng, vậy có gì khác với câu trên ạ?
Xem thêm