Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/04/2022, 13:00 PM

Thế giới đã ghi nhận trên 502,2 triệu ca mắc COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 14/4 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 502.261.107 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.215.073 ca tử vong. Trên 452,6 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục.

 Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đến nay ghi nhận 82.192.880 ca mắc và 1.014.114 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai về số ca mắc (trên 43 triệu ca) trong khi Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong (661.710 ca).

Tại Mỹ, quy định đeo khẩu trang bắt buộc đối với người đi máy bay, sử dụng phương tiện công cộng sẽ tiếp tục có hiệu lực đến ngày 3/5, thay vì ngày 18/4 trong bối cảnh nhiều bang đang chứng kiến số ca mắc mới COVID-19 gia tăng do sự lây lan của "biến thể tàng hình" BA.2 của Omicron.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, tình hình dịch COVID-19 tại nước này vẫn diễn biến phức tạp khi BA.2 chiếm hơn 85% số ca nhiễm ghi nhận hằng ngày tại nước này và cần có thời gian đánh giá tình hình dịch bệnh trước khi điều chỉnh quy định đeo khẩu trang đã được áp dụng từ tháng 2/2021.

COVID testing policy_1600x900_0

Ngoài quyết định gia hạn quy định đeo khẩu trang bắt buộc nói trên, chính quyền Mỹ còn tái áp đặt tình trạng y tế khẩn cấp, cho phép hàng triệu người dân nước này tiếp tục được hưởng chế độ hỗ trợ trong dịch COVID-19 như được xét nghiệm, tiêm vaccine và điều trị miễn phí trong ít nhất 3 tháng tới.

Tại Trung Quốc, thành phố Thượng Hải ghi nhận trên 27.000 ca mắc COVID-19, mức cao mới theo ngày kể từ đầu dịch. Cụ thể, ngày 14/4, Thượng Hải thông báo thêm 2.573 ca mắc có triệu chứng, tăng so với mức 1.189 ca trước đó một ngày. Trong khi đó, số ca mắc không triệu chứng là 25.146 ca. Giới chức thành phố cho biết số ca lây nhiễm mới tiếp tục tăng dù biện pháp phong tỏa một phần đã được áp đặt do lây nhiễm giữa các thành viên trong cùng gia đình vẫn diễn ra.

Trong khi đó, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) công bố chi tiết các biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội. Theo đó, từ ngày 21/4, các nhà hàng sẽ được phục vụ khách ăn tại chỗ đến 22h hằng ngày, số khách mỗi bàn tăng lên 4 người, người dân được tổ chức tiệc tại nhà hàng không quá 20 người tham dự. Chính quyền Hong Kong cũng cho phép mở cửa trở lại các địa điểm thể thao trong nhà và ngoài trời, trung tâm thể dục, thẩm mỹ viện, các địa điểm giải trí công cộng, công viên giải trí, bảo tàng, triển lãm, rạp chiếu phim, các cơ sở tôn giáo..., nối lại các tour du lịch không quá 30 người. Lệnh cấm tụ tập trên 2 hộ gia đình được dỡ bỏ, số người tụ tập nơi công cộng được nâng từ 2 lên 4 người, người dân vẫn phải đeo khẩu trang khi tập thể dục. Tuy nhiên, quán bar, quán rượu, các bể bơi và bãi tắm vẫn tiếp tục đóng cửa.

Tại Hàn Quốc, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh nước này (KDCA) công bố số liệu cho thấy có 318 ca tử vong do COVID-19 trong ngày 14/4, nâng tổng số ca tử vong vì căn bệnh này trên cả nước lên 20.352 ca. Tính từ ngày 6 - 13/4, trung bình mỗi ngày có trên 300 người tử vong do COVID-19 và dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng. Tính đến cuối năm 2021, Hàn Quốc ghi nhận tổng cộng 5.563 ca tử vong vì COVID-19. Tuy nhiên, chỉ trong 3 tháng rưỡi đầu năm nay, con số này đã tăng gần 3 lần, với 14.789 ca không qua khỏi. Trong đó, 93,86% số ca tử vong là những người trên 60 tuổi, đa phần có bệnh lý nền như huyết áp cao, tai biến, suy tim... Chỉ tính riêng tuần trước, trong 2.163 ca không qua khỏi, tỷ lệ tử vong ở nhóm trên 60 tuổi chiếm 94,4%.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 13/4 khẳng định COVID-19 vẫn là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu, đồng thời khuyến nghị các nước vẫn cần sẵn sàng phản ứng nhanh và trên quy mô lớn đối với đại dịch này, mặc dù số ca nhiễm mới và tử vong tiếp tục giảm.

Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, số ca tử vong do COVID-19 trong tuần kết thúc ngày 10/4 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu dịch đến nay. Với trên 7 triệu ca mắc và trên 22.000 ca tử vong ghi nhận được, số ca mắc và ca tử vong lần lượt giảm 24% và 18% so với tuần trước đó. Tuy nhiên, ông Tedros vẫn bày tỏ lo ngại khi một số nước vẫn ghi nhận số ca mắc mới gia tăng nghiêm trọng, gây áp lực lên hệ thống y tế, trong khi khả năng giám sát xu hướng dịch bệnh giảm đi do nhiều nước dừng chương trình xét nghiệm truy vết COVID-19.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới

Môi trường 16:58 20/11/2024

Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.

Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km

Môi trường 10:09 19/11/2024

Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.

Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung

Môi trường 17:04 16/11/2024

Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.

Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học

Môi trường 09:13 15/11/2024

Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?

Xem thêm