Thế nào gọi là tu hành?
Tu chính cái tư tưởng sai lầm của chúng ta, tu chính cái kiến giải sai lầm, tu chính cái hành vi sai lầm, thì người này là chân tu hành.
Tu hành chính là y chiếu theo giáo huấn của Phật Đà mà tu sửa hành vi của chúng ta, đó gọi là tu hành. Chứ không phải là mỗi ngày đi thắp hương tụng Kinh, lạy Phật, hay là đi niệm Phật, đi tham thiền. Đây có xem là tu hành không? Nói các vị biết, đó là hình dáng của tu hành, chưa chắc là thật.
Trên miệng thì niệm A Di Đà Phật, nhưng nếu gặp phải người không hợp với ý của mình thì lập tức nổi cáu, tức giận mắng người, vậy thì tu hành gì chứ? Gặp người thuận theo ý mình thì khởi tham ái, không thuận theo ý mình thì lại nổi giận, vậy là bạn không có tu hành, việc bạn tụng Kinh niệm Phật đó đều không tác dụng, đều không hiệu nghiệm. Nhất định phải làm cho được những gì Phật dạy chúng ta ở trên Kinh, đây gọi là tu hành.
Việc tu hành cũng giống như mài gương
Ví dụ như Phật dạy chúng ta không sát sanh, chúng ta ở trong tất cả lúc, tất cả chỗ, tất cả cảnh giới, chúng ta đều có thể tuân thủ, tuyệt đối không tổn hại đến sinh mạng của chúng sanh, chúng ta thật sự làm được thì mới gọi là tu hành. Trước khi chưa có học Phật, nhìn thấy con kiến dù vô tình hay cố ý thì bạn sẽ rất dễ dàng giết chúng; ở trong nhà nhìn thấy nào là gián, nào là chuột, bạn nhất định sẽ giết hại chúng, chúng đến quấy nhiễu hoàn cảnh cuộc sống chúng ta. Thường nhìn thấy nhất là muỗi, chúng cắn đốt, bạn đập một cái nó chết ngay, giết nó là sát sanh rồi.
Tu hành chính là tu chính những hành vi này, những hành vi này là sai. Con muỗi bay đi khắp nơi kiếm ăn, giống như con người chúng ta ở bên ngoài đi mưu sinh kiếm sống, mưu sinh không có phạm tội, cho nên con muỗi chích chúng ta một cái thì không phạm tội, không phạm tội chết. Nếu bạn không bằng lòng cúng dường nó, không sẵn lòng bố thí thì bạn đuổi nó đi là được rồi, đâu có quyền được giết nó.
Người chân thật học Phật, nghe theo giáo huấn của Phật, bị muỗi cắn chúng ta hoan hỷ kết cái duyên với nó, bố thí nó, cúng dường nó, đây là một việc tốt. Hành vi sai lầm, tư tưởng sai lầm của chúng ta sửa chữa trở lại, tu chính trở lại, đây gọi là tu hành.
Tu chính cái tư tưởng sai lầm của chúng ta, tu chính cái kiến giải sai lầm, tu chính cái hành vi sai lầm, thì người này là chân tu hành. Tu hành không ở tại hình thức, có hình thức, không có thực chất thì không có tác dụng; có thực chất, không có hình thức thì vẫn được chư Phật hộ niệm, thiện thần bảo hộ. Phật Bồ Tát thiện thần coi trọng thực chất, không trọng hình thức. Đạo lý này chúng ta nhất định phải hiểu.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Xem thêm