Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 28/08/2023, 13:30 PM

Thế nào là đầy đủ tri kiến?

Thế Tôn từng dạy, những ai đến với giáo pháp của Ngài là để thấy chứ không phải để tin. Chính quan điểm đúng đắn, sự thấy biết chính xác sẽ dẫn đường cho tư duy và hành động đúng đắn, hướng đến Chân Thiện Mỹ.

Một thời, Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, dạy các Tỷ kheo:Này các Tỷ kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra. Thế nào là sáu?

Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ do tự mình làm. Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ do người khác làm. Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ do tự mình làm, do người khác làm. Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ không do tự mình làm, do tự nhiên sanh. Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ không do người khác làm, do tự nhiên sanh. Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ không do tự mình làm và không do người khác làm, do tự nhiên sanh. Vì cớ sao?

Này các Tỷ kheo, đối với người có đầy đủ tri kiến, nhân và các pháp do nhân sanh đã được khéo thấy.Này các Tỷ kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 6, phẩm Mát lạnh, phần Tự làm, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.256)

01

Lời bàn: 

Trước vô vàn biến động thuận nghịch trong cuộc đời, con người thường truy tìm cái nguyên do, vì đâu mà nên nỗi, rồi vui buồn, than vãn, trách mình và trách người. Khi thắng lợi thì vui sướng, tự hào rằng sự thành công này là nhờ mình; khi thất bại thì buồn bực bởi mất mát, thua thiệt này là do người, hoặc do mình một phần, hoặc do tự nhiên, số phận v.v…

Với tuệ giác Thế Tôn, người đầy đủ tri kiến thì không có những quan điểm như thế bởi họ đã thấu suốt quy luật Duyên sinh. Mọi sự vận hành, biến đổi của thân, tâm và thế giới đều bị chi phối bởi duyên sinh. Nói cách khác, nhân-duyên-quả với mối tương hệ chằng chịt, trùng trùng là nền tảng hình thành mọi hiện hữu. Do vậy, tất cả những vui buồn, được mất, hơn thua, thành công, thất bại… trên cuộc đời này đều không chỉ đơn thuần là do mình, do người hay do tự nhiên mà có. Nhận thức được sự thật này là thành tựu chánh tri kiến, có tuệ giác và vượt qua mọi khổ đau do nhận thức và quan điểm sai lầm tạo nên.

Thế Tôn từng dạy, những ai đến với giáo pháp của Ngài là để thấy chứ không phải để tin. Chính quan điểm đúng đắn, sự thấy biết chính xác sẽ dẫn đường cho tư duy và hành động đúng đắn, hướng đến Chân Thiện Mỹ.

Vì thế, nỗ lực thiền quán để thấy rõ bản chất của các pháp là duyên sanh vô ngã là một trong những nội dung tu tập quan trọng hàng đầu. Trong 37 phẩm trợ đạo thì Bát Thánh đạo quan trọng nhất và trong Bát Thánh đạo thì chánh kiến là cốt tủy, bởi thấy được duyên khởi trong mọi sự sanh thành, hoại diệt chính là thấy Pháp, mà thấy Pháp tức thấy Như Lai.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thưởng sen không khéo thành kẻ trộm

Lời Phật dạy 08:35 02/05/2024

Thiên nhiên vốn rất hào phóng với con người và muôn loài nhưng muốn hưởng lộc cũng cần xin phép, nếu không là ăn trộm. Điều đó thể hiện lòng biết ơn, tâm quý trọng mà hưởng thọ chừng mực trong tinh thần muốn ít và biết đủ; không tàn phá, vắt kiệt lộc trời trong tự nhiên.

Thiện tri thức - Gần đèn thì sáng

Lời Phật dạy 15:30 01/05/2024

Ai cũng biết câu “Gần đèn thì sáng”. Trong đạo cho đến ngoài đời, nếu gặp thầy hay và bạn tốt, chắc chắn sự nghiệp của chúng ta sẽ thăng tiến, cuộc sống sẽ gặp nhiều điều tốt lành.

Tham đắm mùi vị

Lời Phật dạy 13:10 30/04/2024

Muốn tu cái mũi và cái lưỡi thì hãy bắt đầu bằng tuệ giác về ẩm thực, nên ăn uống những gì cơ thể cần hơn là thọ dụng những gì mà chúng ta thích để tiết chế tâm tham đắm mùi vị.

Âm nhạc, nghệ thuật làm chướng ngại thiền định

Lời Phật dạy 10:30 30/04/2024

Âm nhạc và nghệ thuật nói chung rất cần thiết để khám phá cái đẹp, di dưỡng và thăng hoa tinh thần. Tuy vậy, với người chuyên tâm thiền định, khi chánh niệm chưa sâu, tâm chưa vững vàng thì âm nhạc, nghệ thuật dẫu thanh cao nhưng không khéo cũng trở thành chướng ngại, ràng buộc tâm một cách êm ái phiêu bồng.

Xem thêm