Thế nào là hỉ xả?
Hỉ xả tức nghĩa cũng là bố thí, người làm việc hỉ xả có nhiều bậc, tùy độ lượng của từng bậc người mà mục dịch có khác nhau...
Trong đạo Phật rất quý bốn cái tâm gọi là "tứ vô lượng tâm", tức là "từ, bi, hỉ, xả". Hay là" đại-từ, đại-bi, đại-hỉ, đại-xả" nghĩa hai chữ "từ bi " bài trước tôi đã giải tường, bài này tôi chuyên giải về nghĩa hai chữ "hỉ xả".
Theo nghĩa "tứ vô lượng tâm" mà giải rời ra mỗi chữ mỗi nghĩa riêng thì "hỉ" là thấy chúng sinh đã đều được hưởng cái phúc thực hiện của chủ nghĩa từ bi, hết mọi sự khổ, được mọi sự vui rồi mà mình hoan hỉ.
"Xả" là vì muốn thực hành chủ nghĩa từ bi cho chúng sinh đều hết mọi sự khổ, được mọi sự vui mà mình phải bỏ một phần hay là hết thảy mọi phần riêng của đời mình ra mà làm. Đó là nghĩa do sách Tri độ luận đã giải như thế, nhưng thường thì sách khác vẫn dùng "hỉ xả" thông nhau làm một nghĩa mà lấy nghĩa là hoan hỉ bỏ hết thảy mọi phần riêng của đời mình đi để làm cho chúng sinh khỏi mọi sự khô, được mọi sự vui.
Nghĩa hỉ xả dưới ấy tức ngày nay gọi là hi sinh, dịch * ở tiếng tây chữ Sacrifter ra. Hi sinh nguyên nghĩa là đem con hi sinh mà dâng cúng cho quỷ thần.
Nghĩa bóng là đem mọi phần riêng hay là tinh mệnh của mình mà dâng cùng cho một việc nghĩa gì. Nói đảng cúng là lấy cái nghĩa thành kính không dám tiếc, thế tức cũng là cái nghĩa hỉ xả là bỏ ra một cách hoan hỉ không ân hận vậy.
Hỉ xả tức nghĩa cũng là bố thí, người làm việc hỉ xả có nhiều bậc, tùy độ lượng của từng bậc người mà mục dịch có khác nhau.
Tóm lược có ba bậc là:
Bậc thượng đằng là người ơi lòng nhân ái quảng đại tự nhiên mà hỉ xả,
Bậc trung đẳng là người vì lòng nghĩa vụ mà hỉ xả,
Bậc hạ đẳng là người vì lòng cầu phúc mà hỉ xả.
Về thượng đẳng người vì lòng nhân từ quảng đại tự nhiên mà hỉ xả, thì đối với hết thảy chúng sinh, không phân là người là vật, là thân là sơ, là xa là gần, hết thảy coi là bình đẳng cả.
Hễ thấy ở đâu có chúng sinh nào sung sướng thì mình vui, ở đâu có chúng sinh nào khổ sở thì mình thương. Vì thương mà phải cứu, vì cứu mà phải hỉ sả đến tài sản, đến thì giờ, đến danh dự, đến hạnh phúc để làm cho chúng sinh ấy hết mọi sự khổ, được mọi sự vui cũng không tiếc.
Có khi phải hỉ vì đến cá tính mệnh của mình cũng không tiếc. Lòng ấy như cha mẹ đối với các con, như trời đất đối với muôn vật, một mục chí công vô tư, không còn vướng chút riêng ty nhân ngũ gì.
Lòng ấy tức là lòng chư Phật, chư đại Bồ Tát, chư Thánh. Túc như sách Luận ngữ nói là “Sát thân thành nhân" (giết thân mình để thành điều nhân) vậy. Thân còn hỉ xả đề làm điều nhân nữa là cái khác.
Về bậc trung đẳng, người vì lòng nghĩa vụ mà hỉ xả, thì thấy các việc thuộc bổn phận của mình phải làm, làm dễ báo đền lại những công đủ: ơn nghĩa mà mình đã vương mang, như con đối với cha me. cha me đối với các con: vợ đối với chồng, chồng đối với vợ ; cá nhân đối với xã hội, xã hội đối với cá nhân; quốc dân đối với quốc gia, quốc gia đối với quốc dân; phàm nghĩa vụ thuộc đến đâu đều phải nhận làm đến đấy, và phải hỷ xả cho đến đây.
Sự hỷ xả của bậc trung này cũng sẵn lòng đem hết thủy phần riêng của mình như tài-sản, thì giờ, danh dự, hạnh phúc và đến tinh mệnh cũng không tiếc. Duy phạm vi thì có khi tùy việc phải làm mà rộng hẹp khác nhau. Như vi nhà mà giả thủ, vì nước mà đánh giặc, mở mang tài nghệ, chẩn-tế cho đồng bào v...v.. Lòng ấy tức là lòng những bậc bồ-tát, trung-thần, hiếu-tử, hiệp sĩ, nghĩa sĩ vậy.
Về bậc hạ đẳng, người vì lòng cầu phúc mà hỉ xả thì lòng có vì lợi, nghĩa là sự hỉ xả đó là vì mình, vì muốn được phúc báo cho mình đời này và đời sau mà làm, như người đi buôn vì muốn được lờ lãi mà bỏ vốn ra vậy. Đã vì cầu phúc mà mới hỉ xả thì sự hỉ xả ấy không được cao thượng rộng rãi và sốt-sắng như hai bác hỉ-xả trên kia. Tuy thế nhưng cũng vẫn là kẻ thiện nhân vậy.
Vì rằng người ta ở đời, bậc thượng-căn vốn ít mà bậc hạ-căn bao giờ cũng nhiều. Tuy là bậc hạ căn nhưng một điềm thiện niệm tự bản lai vẫn còn giữ được, nền mới cảm xúc mà làm nên việc nghĩa.
Trước tuy vì cầu phúc bảo mà hỉ xả, sau rồi mầm thiện càng này nở mà thành tinh tự nhiên, do hạ thiện tiến lên thượng thiên, không cầu gì mà cũng hỉ xả được. Và ở đời, thượng-căn đã hiểm hạ-căn lại nhiều, mà cái bề khổ mông mình ở thế gian này. chinh đám hạ căn lại càng bị chìm đắm sâu hơn cả.
Đạo Phật là đạo cứu khổ nhưng là đạo dạy cho chúng sinh tự cứu lấy cái khổ cho nhau, chứ Phật có thể nào thò tay mà cứu cho từng kẻ bao giờ. Vậy thì chúng ta tuy hạ căn. tài trí nhỏ mọn, nhưng chúng ta thân thiết quan hệ với nhau nhiều, mỗi người hỉ xả mỗi ít, góp gió thành bão, có ngày tát vơi cái bề khổ chung kia, 'khiến cõi Sa bà thành nơi Cực lạc.
Mục đích hỉ xả ban đầu tuy là vì mình mà công đức cứu kinh cũng là vì nhau. Như thế thì cái bậc vì cầu phúc mà hỉ xả này ta cũng không nên khinh thường, mà nên thề tất cái lòng vị mình ấy, khuyến khích cho thành cái công đức vị quần chúng.
Tóm lại, trong sách có phân ra làm hai hạng phát tâm bố thí mà cho hạng bố thí không vì cầu phúc báo là tịnh thí nghĩa là cách bố thí thanh tịnh, và cho hạng bố thí vì cầu phúc là bất tịnh thí nghĩa là cách bố thí bẩn thỉu.
Đó là vì những bậc thượng căn mà khuyến khích, thực thi chúng sinh dù vì mục đích nào mặc lòng, mà có một mầy thiện niệm, một vi trần công đức Phật cũng không quên.
Vậy chúng ta mong cho đời có những bậc hỉ xả thượng đẳng, trung đẳng mà chúng ta lại càng mong cho đời có nhiều vô số những bậc hỉ xả hạ đẳng.
Nguồn: Tạp chí Đuốc Tuệ số 51
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thần chú Phổ Hiền Bồ tát (tiếng Phạn và tiếng Việt)
Phật giáo thường thức 15:30 16/12/2024Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm thứ 28 – Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát – Ngài Phổ Hiền có nguyện với Phật về 500 năm sau có ai thọ trì Kinh Pháp Hoa, ngài sẽ cỡi voi trắng đến hộ trì, không cho ma, quỷ đến não hại.
Cốt tủy của Phật giáo
Phật giáo thường thức 14:30 16/12/2024Chúng sinh sống trong cảnh trầm luân bị các khổ ràng buộc, phiền não bủa vây tất cả đều do sự tham ái, chập thủ mà ra. Trong sự bức thiết đó, giáo lý Tứ Thánh Đế như một phương thuốc hay để chữa lành.
Làm sao đối mặt với cơn sân giận để không tạo nghiệp ác?
Phật giáo thường thức 13:39 16/12/2024Thưa Thầy, dạo gần đây sự an vui của con không được lâu dài như trước, mà dễ sân với những người sai trái. Lúc quan sát cơn giận con thấy nó khủng khiếp lắm.
Sự tích Phật A Di Đà
Phật giáo thường thức 11:49 16/12/2024Phật A Di Đà nguyện đưa mười phương chúng sanh, suốt đời vị lai, vào cõi An Lạc, lên đường Niết bàn. Khiến cho họ giáo thọ nhau, độ thoát nhau. Người trước dẫn người sau mãi mãi.
Xem thêm