Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/07/2023, 08:00 AM

Then chốt của luân hồi và giải thoát (Phần 2)

Then chốt của Luân hồi và Giải thoát, theo kinh A Hàm, thì phải hiểu rõ Tứ Đế như thật, mọi vật là vô thường, là hoại diệt, vậy là Không. Còn theo kinh Bát Nhã thì phải phát huy trí huệ, phải giác ngộ biết vạn vật do nhân duyên mà hợp, nguyên thể là Không.

Những cái gì mình lãnh thọ, nhận chịu, đều là khổ. Những cảnh khổ đau, những lời chê bai, những vị cay đắng ở đời thì là khổ đã đành, nhưng còn những cảnh sung sướng, những lời khen ngợi, những vị ngọt ngon, thì có phải là khổ không ? Theo giáo lý nhà Phật thì vui buồn, khen chê, ngọt đắng... đều là khổ, là giả, là vô thường. Muốn giải thoát, người tu hành phải giữ cái tâm bình thản, không còn thương ghét như người gỗ ngắm chim hoa, được vậy thì ở đâu cũng tu được, chẳng cần phải lên núi, vào cốc, nhập thất làm chi. Nhưng phải biết việc đó thật khó.

Theo kinh A Hàm thì tiếng khen là vô thường, hoại diệt vậy là khổ, tiếng chê cũng là vô thường, hoại diệt, cũng là khổ. Biết khổ thì dại gì còn sinh lòng yêu ghét. Nếu không sinh lòng yêu ghét là đã diệt được tham và sân rồi. Chúng ta bị khổ vì chấp tiếng khen cho là thật có, chấp lời chê cho là thật có, chấp hình ảnh đẹp cho là thật có rồi ưa thích, chấp hình ảnh xấu cho là thật có rồi chán ghét. Nếu biết tất cả là vô thường, là khổ, thì đừng ghét, đừng yêu. Tham, Sân hết thì Si cũng không còn, biết là vô thường thì không ham, vậy dứt được Ái. Dứt Si, dứt Ái là phá được vòng luân hồi, được giải thoát.

Then chốt của luân hồi và giải thoát (Phần 1)

139785821_406019260658234_1410336570896401049_n

Bây giờ, chúng ta thử căn cứ vào kinh Bát Nhã xem sao ?

Chúng ta tụng bất cứ Kinh gì, cũng kết thúc bằng Bát Nhã Tâm Kinh. Bát Nhã là Trí Huệ, phương pháp tu nào cũng phải nhờ Bát Nhã. Người nào có trí huệ sáng suốt thì phá trừ được vô minh, ví như thắp đèn sáng lên thì bóng tối tự nhiên tan. Bát Nhã chủ trương Ngũ Uẩn Giai Không, biết tất cả là Không thì thoát tất cả mọi khổ ách. Mọi vật đều tự thể là Không, do nhân duyên hòa hợp mà thành, đó chỉ là huyễn có, là giả hợp. Nếu biết tất cả là giả thì còn tham đắm, say mê, thương, ghét, giận hờn làm gì ? Tất cả đã là Không, là một, thì không có người không có ta, không có vô minh tội chướng, mà cũng không có nghiệp quả khổ đau. Nhưng tâm trạng này chỉ đến với những người đã chứng Nhất thiết pháp không, trí người đó đã sáng, tâm người đó đã bình, chứ còn là chúng sanh vẫn cứ thấy luân hồi, có giải thoát, có sinh tử, có Niết Bàn, có tội, có báo, có nhân, có quả.

Người có trí huệ, thì hiểu tiếng khen, lời chê, sắc đẹp, dáng xấu, miếng ngọt, vị cay... đều do nhân duyên hợp lại mà thành, là huyễn hóa, là giả, thì không còn ưa ghét, nhờ vậy dứt được Ái, hết Tham và Sân. Giác ngộ thân, tâm, cảnh là giả, dùng trí huệ chiếu soi tất cả, thì mới là giải thoát, dút được Vô Minh, trừ được Si.

Chúng ta còn sống ở đời, quen coi ta, người và cảnh đều là có thật, nay nhờ trí huệ Bát Nhã chiếu soi, chúng ta hiểu tất cả chỉ là giả có, in tuồng là có mà thôi. Ngay trong lúc thấy có, phải biết nó là Không, tất cả các Pháp tự tánh là Không, đương thể tức Không. Cái bàn trước mặt đây, bây giờ thấy có, nhưng nó hoại lần lần, rồi sẽ biến dịch thành Không, chỗ này rất dễ hiểu, trước có sau không, theo luật Vô Thường, đó là nói theo kinh A Hàm. Nhưng nói theo kinh Bát Nhã, thì cái bàn tự tánh nó là Không, do nhân duyên hợp, đương thể là Không. Cái bàn còn y nguyên, chưa hoại mà đã biết nó là Không, đó mới thật là Chơn Không. Mà cũng chính cái Không này lại phát sinh ra cái có đó là sắc tức thị Không, không tức thị sắc vậy.

Đừng thấy tất cả là giả, là Không, rồi chẳng chịu làm gì, ngồi im một chỗ, hoặc lên núi, lên non ẩn mình. Thật ra, thấy Ngũ Uẩn Giai Không rồi là đã tỉnh giác, nhưng chỉ giác được một chút rồi lại mê. Phải làm sao giữ cái giác cho thật lâu, mãi mãi, tự giác rồi còn giác tha. Các bậc Bồ tát sau khi chứng được chữ Không đều phát lòng đại bi, lăn vào trong đời ác ô trược để cứu chúng sanh, đứng về thể tánh thì không chấp một pháp nào, nhưng đứng về thực hành thì không bỏ một việc thiện nào mà không làm.

Chúng ta đã học hiểu rồi thì phải thực hành, tự thắp đuốc lên mà đi, ngọn đuốc Tâm mà sáng thì được Giác ngộ và Giải thoát.

Tóm lại, then chốt của Luân hồi và Giải thoát, theo kinh A Hàm, thì phải hiểu rõ Tứ Đế như thật, mọi vật là vô thường, là hoại diệt, vậy là Không. Còn theo kinh Bát Nhã thì phải phát huy trí huệ, phải giác ngộ biết vạn vật do nhân duyên mà hợp, nguyên thể là Không. Việc tu hành không có gì lạ, điểm trọng yếu là làm sao có trí huệ sáng suốt để được Giác, mà hễ đã Giác ngộ là được giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Xem thêm