Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/07/2023, 10:50 AM

Then chốt của luân hồi và giải thoát (Phần 1)

Phật dạy: Chúng sinh luân hồi trong ba cõi, sáu đường là do vô minh tác động, gây nghiệp và chịu quả báo. Như vậy, muốn hết luân hồi sinh tử thì phải diệt vô minh. Chúng ta hãy tìm hiểu vô minh là gì?

Mục đích của người tu hành là thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, được giác ngộ và giải thoát. Người tu thì nhiều mà người giải thoát không được bao nhiêu, vì sao ? Vì pháp của Phật không đúng chăng? Vì chướng ngại quá lớn chăng? Không, Pháp của Phật là chân lý muôn đời, còn chướng ngại thì không cao, không lớn, chỉ vì người tu hành không thực hành đúng như lời Phật dạy hoặc không biết rõ then chốt của luân hồi và giải thoát để nắm giữ và hạ thủ công phu.

Phật dạy: Chúng sinh luân hồi trong ba cõi, sáu đường là do vô minh tác động, gây nghiệp và chịu quả báo. Muốn cho người tu hành hiểu rõ sự việc từ đầu đến cuối, Phật dạy lý mười hai nhân duyên: Vô Minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập, Lục Nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sinh, Sinh duyên Lão Tử. Nếu Vô Minh diệt thì Hành diệt, Hành diệt thì Thức diệt... Sinh diệt thì Lão Tử diệt.

Trôi lăn trong lục đạo luân hồi đến lúc được làm người là một điều hy hữu

03

Như vậy, muốn hết luân hồi sinh tử thì phải diệt vô minh. Chúng ta hãy tìm hiểu vô minh là gì? Theo kinh A Hàm thì nếu không biết Tứ Đế như thật, là vô minh. Theo kinh Viên Giác, nếu còn thấy thân ngũ uẩn và lục trần có thật, là vô minh, nghĩa là còn chấp ngã là vô minh. Theo Tổ Hoàng Bá, nếu đem một hạt bụi chia ra 100 phần, nếu thấy 99 phần là giả, chỉ còn thấy một phần nhỏ nhất là thật có thì vẫn còn vô minh.

Làm sao diệt được vô minh? Rất khó, vì nó thuộc về nhân quá khứ, làm sao diệt được? Như vậy, chúng ta không thể chặt đứt vòng luân hồi ở chỗ vô minh được, mà phải tìm chỗ khác. Hành, thức, danh, sắc, lục nhập cũng không được, vì làm sao diệt được. Hành, là nghiệp quá khứ, thức, danh sắc, lục nhập là bộ phận thân thể của con người, chẳng lẽ mang ra hủy hoại ? Xúc, thọ là những cảm giác ảnh hưởng tới chúng ta, cũng không tu được. Chỉ còn Ái là cái bộ phận, cái khoen mềm yếu nhất trong cái vòng gồm 12 cái khoen của sự luân hồi, chính nơi đây người tu hành nhắm vào để chặt.

Ái là thương yêu. Vì thương yêu nên muốn nắm giữ (thủ), nắm giữ cho ta (ngã), vật đó của ta (ngã sở). Diệt Ái tức là phá trừ chấp ngã và ngã sở vậy.

Người đời được khen thì vui, đó là thọ lạc. Bị mắng thì buồn đó là thọ khổ. Nếu có tiếng nói không khen, không chê thì mình không vui, không buồn đó là vô ký. Đó là nói về tiếng. Nếu nói về sắc thì cũng vậy, đẹp thì thích, xấu thì chán ghét. Người tu phải làm sao không còn cái tâm ưa thích, chán ghét, giận giữ, nghĩa là giữ tâm an tịnh chứ không phải gỗ đá.

Có ai là thương yêu, thích thú, là có lòng tham (thọ lạc). Nếu điều gì mình ghét là có lòng sân (thọ khổ). Làm sao đừng tham, đừng sân. Ái tương đương với Tham, trái lại ghét trong đường với Sân, còn Vô Minh chính là tương đương với Si; Tham, Sân, Si gọi là tam độc.

Si là thủ phạm gây ra tội lỗi, là tên khác của Vô Minh. Vì si mê lầm lạc mà chúng ta không phân biệt được điều hay, lẽ dở, không biết đâu là thật, là giả, đường thẳng không đi lại đâm vào bụi rậm. Phải diệt Si thì Tham, Sân sẽ hết. Nếu không tìm ra Si để diệt thì không bao giờ diệt được Tham và Sân.

Như đã nói ở trên, người đời được khen thì vui thích, bị chê mắng thì chán ghét. Vậy nếu không thấy ghét thì làm sao mà dứt được ? Đó là then chốt của sự tu hành. Đừng còn thấy khen chê là thật thì sẽ dứt được vô minh. Các Tổ dạy phải Quán Thọ Thị Khổ, Thọ Lạc cũng không thích, Thọ Khổ cũng không giận; Thọ không, Lạc không, Khổ cũng không ưa, phải bình đẳng đối với Tam Thọ mới được.

(còn tiếp). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm