Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thị xã Giá Rai khi Vu Lan cận kề...

Quê tôi, thị xã Giá Rai (Bạc Liêu), chuẩn bị bước vào lễ Vu Lan thắng hội với nhiều sắc thái.

Sau nhiều năm xa quê, tôi trở về và viếng thăm những ngôi chùa trong vùng với tình cảm có khi bỡ ngỡ vì lạ: Chùa Vân An xây cất khang trang hơn trước nhiều, ngày thơ của tôi, chùa mang tên “Ông Chín” đơn sơ lắm. Cổng tam quan hướng ra quốc lộ qua những đóa song thọ nở rộ, tượng Quan Âm Phật đắp cao mang màu xanh thánh khiết. Ở đây, nơi đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo thị xã, không khí Vu Lan vẫn còn lặng lẽ...

Nhưng khi đạp xe xuống phường Hộ Phòng cách đấy chừng gần 5 cây số, viếng Tịnh xá Ngọc Tường có lối vào là hẻm nhỏ nhưng sinh khí ngày lễ Vu Lan đã thấy. Vị tỳ kheo ni tiếp tôi với giọng Quảng Trị đặc trưng nói về công tác chuẩn bị: sẽ có thả hoa đăng trên sông, biểu diễn văn nghệ cây nhà lá vườn, nội dung ca ngợi công đức sinh thành và ý nghĩa ngày Vu Lan, phát gạo từ thiện, thuyết pháp... 

Vị ni vốn xuất gia tại tịnh xá này của ni giới khất sĩ, học cao đẳng Phật học tại Tp.HCM và sang Mỹ, vừa quay về với lòng hân hoan chờ giây phút lặp lại hình ảnh hoa đăng mà quý ni đã từng tham gia tổ chức cách đây 12 năm! Tôi lại được nhận thêm một cánh thiệp Vu Lan với trang trí đẹp, có chữ ký của Ni trưởng Thích Nữ Lan Liên, vị trụ trì tịnh xá mà tôi từng được tiếp nhiều lần.

Ở chùa Long Đức lân cận, cách tịnh xá chừng hai trăm thước vòng vèo trong chợ, bàn khách có xấp thiệp in xong. Nơi đây vị Trưởng BTS Phật giáo tỉnh Bạc Liêu, TT.Thích Minh Lành tu học rất lâu và đảm nhiệm trú trì trước khi về Bạc Liêu nhận trọng trách của Giáo hội giao phó. Thân mẫu của Thượng tọa công quả ở đây. Mọi việc chuẩn bị cho ngày lễ Vu Lan đang diễn ra khẩn trương.
                                                 Ảnh minh họa 
Ở xã Tân Phong, thiệp mời đã phát hành, thầy Thích Thiện Nhẫn thông báo một Chương trình Vu Lan đặc sắc với các tiểu mục trên cánh thiệp, thay vì thả hoa đăng trên sông như ở Tịnh xá Ngọc Tường sẽ có thả đèn...

Ngày lễ Vu Lan thắng hội năm nay hứa hẹn nhiều màu sắc và tôi chờ ngày tham gia các sự kiện vốn mang giá trị giáo dục cao về lòng từ hiếu và chính là dịp chuyển thông điệp của đức Phật đến chúng sinh ở một vùng đất Phương Nam.

Ý nghĩ ấy rất ấm áp...

Bạc Liêu, 21/08/2017

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Lễ nghi căn bản khi vào tự viện 

Phật giáo thường thức 23:12 28/03/2024

Người Việt Nam ta có thói quen vào các ngày: rằm, mùng một, ngày vía, tết nguyên đán...Dù không phải là Phật tử, đôi khi cũng tìm đến chùa lễ bái chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, phát nguyện tu nhân tích đức, gieo duyên lành vào thửa ruộng Tam Bảo.

Đức tướng Tăng Ni 

Phật giáo thường thức 22:53 28/03/2024

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Con “đang là” chẳng phải nhẹ nhàng thanh thoát hơn sao?

Phật giáo thường thức 16:45 28/03/2024

Hỏi: Con theo đạo Phật. Con không ham gì cuộc sống ở đời, như lập gia đình v.v...Nhưng con cũng không muốn xuất gia. Vậy có bị xem là lập dị, lưng chừng, không ra cái gì và cần chọn con đường rõ ràng không ạ?

Quán nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 15:46 28/03/2024

Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ-tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ.

Xem thêm