Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 09/12/2023, 07:45 AM

Thiền (5)

Hành trình một đời người phải tính chính xác từ lúc sinh cho đến lúc tử, rất nhiều điều đáng để bàn. Có người bảo “Chết là hết!!!”, nhưng có người lại bảo: “Sao lại hết, trong khi đang chuẩn bị cho một cuộc tái sinh”. Đó là một luận đề liên quan đến luận đề thứ hai ý nghĩa của sự tồn tại.

Vạch xuất phát. 

Hành trình một đời người phải tính chính xác từ lúc sinh cho đến lúc tử. Rất nhiều điều đáng để bàn. Có người bảo “Chết là hết!!!”, nhưng có người lại bảo: “Sao lại hết, trong khi đang chuẩn bị cho một cuộc tái sinh”. Còn hay hết? Đó là một luận đề liên quan đến luận đề thứ hai ý nghĩa của sự tồn tại. 

Tôi xin đi ngược luận đề từ dưới lên.

Những năm cuối cùng sắp nghỉ hưu, tôi bệnh tật khá nhiều, đã định xin nghỉ vì lý do sức khoẻ nhưng vẫn còn lần lữa vì thực sự bắt đầu nhận ra mình mất phương hướng. Chỉ sống vì được sinh ra và trách nhiệm với những người thân. Vậy thôi! Trong khi vừa làm việc vừa tìm đến Đông y, Tây y, đủ loại thuốc men trị liệu: Xoang, thần kinh toạ, thoát vị đĩa đệm, suy nhược thần kinh, dạ dày, rối loạn tiền đình…gay go nhất là chứng hen phế quản.

Sau cùng tôi đến với Thiền chữa bệnh Trường Sinh Học (TSH). Sau hai năm, tôi giảm hẳn các chứng bệnh như đã kể trong "Tôi tu kể từ đấy". Sau hai năm vừa trị bệnh vừa tham gia thiện nguyện, giữ vai trò khá quan trong ở Trung Tâm Dưỡng Sinh TSH, xác định được đoạn cuối trong cuộc đời còn lại là giúp đời, giúp người. ( sau này tôi gọi với cái tên khác: Đó là gánh nặng thiện pháp). Tôi hưu non trước hai năm…và bước vào vạch xuất phát trong đời.

Tôi gọi “vạch xuất phát” bởi tính theo ý nghĩa sống những gì trước đấy chỉ là những trải nghiệm, những bài học cho cuộc hành trình tính từ vạch xuât phát trở đi: không tính cự ly, không tính tốc độ, không tính thời gian cứ đi, đi cho bằng hết hành trình.

Trước vạch xuất phát mỗi bước đi mọi vận chuyển xung quanh cứ loé sáng dần ra mà chỉ lờ mờ nhận biết, cho đến khi tiếp nhận một câu hỏi “Học thiền để chữa bệnh hay để giác ngộ chú”. Dường như tôi thực sự bừng sáng lên từ đấy. Tôi đã nhắc lại chuyện này khá nhiều lần và vẫn mong gặp lại người đã đưa ra câu hỏi thật đơn giản nhưng cũng thật đắc địa này. Tôi viết khá nhiều trong giai đoạn mà rất nhiều học viên đến với TSH là tu sĩ, cư sĩ ở An Giang. Và hiện tại ở tỉnh này rất nhiều trung tâm thiền TSH mà hầu hết là tu sĩ với cư sĩ…

Chữa bệnh và giác ngộ lại trở thành hai trường phái ngược chiều: chữa bệnh thì không giác ngộ, giác ngộ thì không chữa bệnh. 

Thực tế, hiện tượng Thầy Thông Lạc (Chơn Như Trãng Bàng-Tây Ninh) đang tạo nên sức hút mạnh mẽ, tạo nên cơn chấn động trong giới tu sĩ Phật giáo. Nếu nhin từ bên ngoài sẽ không thấy sự khác biệt bao nhiêu, chỉ khác chùa to, Phật lớn, với hàng đoàn người ùn ùn như trẩy hội, với du lịch tâm linh…Nhưng nếu nhận diện từ bên trong mấy thấy hết chuyển biến của sự trở về chánh Pháp. Vâng chánh Pháp một lá cờ chính nghĩa mà mọi giáo phái mọi tông phái đều tranh lấy để rồi có những bất đồng không sao tránh khỏi.

Mới đây, một cư sĩ (thuộc Phật Giáo Nguyên Thuỷ) cúng dường ngôi nhà khách cho tu viện thuộc Đại Thừa. Công trình sắp hoàn thành, vị cư sĩ dự định đặt tượng Thích Ca Mâu Ni chính giữa. Vị trụ trì bàn thêm để phía bên trên mái bằng Mẹ Quan Âm. Cuộc tranh cãi bắt đầu, Với Nguyên thủy chỉ có Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Còn Đại Thừa thì hàng loạt chư vị Phật tổ, các vị hộ Pháp. Cả hai đều khá căng thẳng.

Thiền (4)

077fe30ba5f80ca655e9

Tôi một cư sĩ Nguyên thuỷ, một nhà báo xin chen vào vài ý để giảm bớt căng thẳng rằng giữa sư thầy và chú cư sĩ đang có một khoảng cách nhận thức trong việc tranh luận về Đức Phật, về chân lý. Mà chân lý thì chỉ có một. Xin lưu ý, bao giờ chân lý cũng chỉ có một, nếu cùng đứng trên góc nhìn chân lý thì không bao giờ có chuyện tranh luận. Chính vì chưa đạt đến chân lý nên con người mới vô minh, tôn giáo mới năm bè bảy mối, nhiều tông phái, chẳng ai chịu ai, bằng mặt mà chẳng bằng lòng.

Thực trạng chữa bệnh thì không giác ngộ, giác ngộ thì không chữa bệnh chính vì lý do đó thực tế, nếu cứ tiến dần đến chân lý thì tất cả sự vi diệu của pháp Phật là sự hợp nhất: Chữa bệnh và giác ngộ chứ không phải như tình trạng mà Lạt Ma Govinda với lập luận xem chân lý của Phật như hạt giống gieo xuống thành cây cội gốc rễ để rồi ai thích cứ mang về dùng, cũng từ cây  chân lý.

Trong một bài viết để chia sẻ về nghề báo, tôi có viết đại khái chính họ cũng mang gánh nặng thiện pháp. Chuyện về những 'nhà sư' nhập thế

Tình trạng chúng sinh ùn ùn lũ lượt “như kiến bò miệng chén” giữa hai bờ chữa bệnh và giác ngộ của quá nhiều tông phái, quá nhiều pháp môn. Câu hỏi của học viên TSH đã thức tỉnh kẻ phàm phu như tôi.

Hãy xem sự chuyển dịch mạnh mẽ đang diễn ra không phải là cuộc chiến “thị phần” để có cái nhìn đúng đắn hơn. Đức Phật từng rời bỏ cả hai vị thầy mặc cho sự khẩn khoản, nài nỉ “Hãy ở lại đây, chúng ta cùng chăm sóc cho hội chúng”. Để tìm ra đạo lộ tối thắng, con đường đến với sự vi diệu sau này, ngay từ ban đầu Ngài đã chân thành bộc bạch “…Ta xuất gia như vậy, một người đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đến chỗ Alāra Kālāma ở, khi đến xong liền thưa với Alāra Kālāma: “Hiền giả Kālāma, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp luật này”. Này Aggivessana, được nghe nói vậy, Alāra Kālāma nói với Ta: “Này Tôn giả, hãy sống (và an trú). Pháp này là như vậy, khiến kẻ có trí, không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy), tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú”. Này Aggivessana, và không bao lâu Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng. Và này Aggivessana, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng tọa), và Ta tự cho rằng Ta như kẻ khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy…”        

Đến với Uddaka Rammaputa cũng vậy. Cũng không tìm cầu được cái gì chí thiện, vô thượng tối thắng, “…Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn…” Ngài lại ra đi với sự khẩn khoản hệt như Alara Kalama. “…Hiền giả hãy ở lại chúng ta cũng chăm sóc cho hội chúng…”

Hướng đến yểm ly, hướng đến ly tham, hướng đến đoạn diệt, hướng đến an tịnh, hướng đến thượng trí, hướng đến giác ngộ, hướng đến niết bàn…Chúng sinh thời mạt pháp được hưởng điều đó không thể “lấy lá mà bỏ cây, lấy cành mà bỏ nhánh, lấy cội mà bỏ tán…” để rồi tất cả loanh quanh như kiến bò miệng chén...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhiếp tâm niệm thần chú Đại bi

Góc nhìn Phật tử 16:02 27/04/2024

Thương mẹ lắm, nhớ mẹ nhiều nhưng con nào có ngờ mẹ qua đời sớm như vậy! Đó là nỗi đau lớn nhất trong đời con. Lòng con cảm giác đau tê tái và chợt tỉnh chợt mơ giữa ban ngày. Con đã nhắm nghiền đôi mắt nén nỗi đau vào lòng. Con niệm Phật A Di Đà đưa mẹ ra đi vĩnh viễn.

Dùng thân khẩu ý để niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 15:50 27/04/2024

Thân người khó được lắm thay/ Dùng thân tu tập, chớ đày đọa thân/ Đem thân vô chốn hồng trần/ Để cho Duyên, Nghiệp mãi dần thân đau.

Trái tim bất tử - Kỳ 2: Một huyền thoại lặng lẽ

Góc nhìn Phật tử 12:10 27/04/2024

Các đệ tử và những người từng được gặp Bồ-tát Thích Quảng Đức đều kể rằng Bồ-tát có ánh mắt hiền từ, đôi khi phảng phất nét buồn trầm lặng.

Bài thơ về cơm chùa

Góc nhìn Phật tử 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Xem thêm