Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 29/11/2023, 18:00 PM

Thiền (3)

Khi Thiền đã trở thành bộ môn rèn luyện sức khoẻ hết sức phổ thông ở bất kỳ đâu đều nghe, đều biết, đều có trường thiền để luyện tập. Và quan trọng không ai chịu ai về phương pháp luyện tập thiền và đều cho phương pháp của mình là tối ưu.

Diệt thọ - Điều tưởng chừng không thể. 

Có nơi chỉ cần 5-10 hoặc 30 phút, nhưng có nơi cho rằng tập như thế đem lại kết quả gì. Ít nhất phải một giờ…hoặc đến 2 giờ…Nhưng tựu chung tất cả đều biết rõ điểm hạn chế của mỗi người về thời lượng đó là “cơn đau hành thiền”.

Cũng như mọi người, người viết ban đầu cũng thuộc một “phái thiền chữa bệnh”: Trường Sinh Học (TSH) một trường phái nếu xét thì chỉ một trong hai, hoặc hợp nhất  hoặc thoát ly có nghĩa rằng, thiền chỉ có ý thức hoặc diệt tất cả niệm khởi (ức chế ý thức). Tuy khác nhau về cách điều hành thức hay tưởng nhưng tất cả sự hiệu dụng thì tùy mức độ mà tạo nên sự khai thông kinh mạch, hỗ trợ tích cực việc điều trị nhiều thứ bệnh.

Và cũng chính từ tác dụng trị bệnh mà nhiều người học thiền để rồi rất vô tình có người bật lên câu hỏi cứ như một công án mà tôi nhận được “Học thiền để trị bệnh hay giác ngộ?”. 

Lẽ ra cả hai chỉ là một nhưng thực tế lại hoàn toàn khác (trị bệnh thì không giác ngộ, giác ngộ thì không trị bệnh). Giống như Ngài Lạt ma Govinda trong quyển Phật học Nam truyền của hai tác giả Joseph Goldsein và Jack Kornfield (1987) -  Người dịch Tỳ kheo Giác Nguyên - có kể lại câu chuyện có người đến hỏi Lạt ma Govinda rằng phải có thái độ thế nào trước quá nhiều truyền thống sai biệt nhau của Phật giáo. Ngài Govinda trả lời rằng “giáo pháp của đức Phật chẳng khác gì một hạt giống được gieo trên đất và từ đó đâm chồi nẩy lộc thành một cội cây đầy đủ gốc, cành, thân lá. Đứng trước cội cây đó, mỗi người một cách chọn lựa: kẻ thích gốc, người thích cành...Và dĩ nhiên cứ vậy mỗi chọn lựa, và sự khiếm khuyết, ngộ nhận, là lẽ tự nhiên bởi vì mỗi phần cội cây đều có những giá trị riêng. Ta không thể phủ nhận bất cứ cái nào...”

Đến đây, có lẽ nhiều người có thể hiểu tại sao việc tiếp nhận giáo pháp của Phật lại nhiều sai biệt đến thế. Nhưng cái lý này (của Govinda) dễ chấp nhận hơn cách diễn dịch của nhiều người về lời dạy của Phật: “Điều ta biết như rừng cây, điều ta dạy chỉ là nắm lá”.

Đừng ngộ nhận hai cái lý này bởi lẽ, sự hời hợt, cạn cợt bốc nắm lá về chứng cất trong tủ kính mà thắp hương. Sự chọn lựa của đại chúng một đằng là hạn cuộc, sự khiếm khuyết, sự truyền đạt học thuyết. Những điều Phật dạy không hạn cuộc, khiếm khuyết mà là sự nén chặt, về lý thuyết, sự dung dị, nôm na về pháp hành, chứa đựng đầy đủ tất cả. Vấn đề là do chỗ tưởng giải nhiệt tình thái quá, diễn dịch sai. Mà sai một ly, đi một dặm.

Thiền (2)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đi theo con đường hợp nhất tức bạn đi theo trình tự tam vô lậu hoc giới-định-tuệ, ba bậc học như chương trình giáo dục phổ thông Tiểu học- trung học- đại học mà cấp tiểu học là sự hoàn thiện về sức khoẻ một cách cơ bản. Tiểu học, hay giới cũng chính là sơ thiền.

“.. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm và tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần…

…Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm…”

Nhờ đoạn trừ các pháp…Chúng ta có thói quen học thuộc chứ không theo phương pháp 4H (học, hỏi, hiểu, hành). Đó là một giai đoạn nhất tâm là định thân thanh tịnh, đoạn diệt được ác pháp dạng thô phù trên thân gây nên đau nhức, ngứa ngáy…gây nên bệnh tât, gây nên lậu hoặc mà cơn đau hành thiền chính là đại diện cơn đau còn đang “chạy trên” hành lang của biểu thậm chí rất nhiểu hành giả, nó đã xâm nhập đến lý, vào đến nội tạng.

Thật khó khăn để diễn đạt ác pháp nói chung đã tạo nên những chướng ngại, ứ trệ, bế tắc trên kinh mạch mà những người bệnh đang mang. Nếu hiểu sự bất tịnh từ thực phẩm (thân) từ lời nói (khẩu) từ tư duy (ý) là 3 nghiệp, thì chỉ riêng cách thọ dụng thực phẩm bất tịnh, tạo nên dòng chảy “năng lượng” đầy những uế trược lưu thông khắp nơi trên thân, trên tâm, trên toàn bộ cơ thể để nghiệp thoải mái sinh sôi nẩy nở, tạo nên “cơn đau” khi bạn xếp chân một lúc thôi. Bạn cứ hinh dung dòng chảy năng lượng đến từng tế bào chỉ tinh bằng micromet, nhỏ hơn sợi tóc gấp hàng chục lần. Sự nghẽn tắt là điều tất yếu do uế nhiễm bởi thân và tâm (khẩu, ý cũng đều từ tâm sinh). Vậy nên bạn đừng ngạc nhiên khi có một lời khó nghe bỗng thoát ra cửa miệng mình một cách không kiểm soát. 

Trong 42 giai đoạn tu tập ngoài 14 giai đoạn khởi động, giai đoạn 15 là nhập sơ thiền.

15. Tâm ly dục, ly bất thiện pháp là tâm nhập Sơ Thiền. ( Sơ thiền)

16. Tâm nhập Sơ Thiền là tâm lìa ý muốn và diệt tầm ác.

 17. Tâm lìa ý muốn và diệt tầm ác là tâm thanh tịnh.

18. Tâm thường thanh tịnh là tâm tùy tức.

19. Tâm tùy tức là tâm diệt ác tầm.

 20. Tâm diệt ác tầm là tâm dừng được sáu thức.

 21. Tâm dừng được sáu thức là tâm diệt tứ.

Đạt được (15) là đã nhập sơ thiền. Từ (16) đến (21) đo là những công năng sinh khởi trong sơ thiền để chuẩn bị nhập nhị thiền.

….

22. Tâm diệt tứ là tâm nhập   (Nhị Thiền.)

….

29. Tâm hết chiêm bao là tâm nhập   (Tam Thiền.)

30. Tâm nhập Tam Thiền là tâm mới đủ sức điều khiển xả thọ ấm.

31. Tâm điều khiển xả thọ ấm là tâm có nội lực.

32. Tâm có nội lực là tâm chủ động điều hành thọ ấm.

33. Tâm điều hành thọ ấm là tâm có định lực.

34. Tậm có đinh lực là tâm diệt thọ ấm.

35. Tâm diệt thọ ấm là tâm điều khiển thức ấm.

36. Tâm chủ động điều khiển thức ấm là tâm xả hành ấm.

 37. Tâm xả hành ấm là tâm nhập (Tứ Thiền.)

Từ (34) đến (37); diệt thọ, điều khiển thức, xả hành đó là hành trình tôi kiên trì gần 2 năm nay. Hoàn toàn không đơn giản nhưng lưu ý không phải là không thể. Tôi đã đọc, đã nghe đi nghe lại đến vài chục lần Tứ thánh định và những kinh nghiệm của Trưởng lão trong chặng cuối, giai đoạn học làm chủ cái chết này. Khi nghĩ rằng diệt thọ xả hành thực ra tương tác. “Xả được hành mới diệt được thọ. Diệt được thọ mới xả được hành.” Thực ra lập luận này bảo đúng cũng đúng, bảo sai, cũng sai. 

Đọc lại sơ thiền chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm và tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

Khi tôi đã vào đến trạng thái hơi thở gần như tịnh chỉ hoàn toàn vài phút. Tôi nghĩ đã đến lúc diệt thọ, điều khiển thức xả hành quyết tâm như con đại tượng qua sông để làm một học trò xứng đáng của Trưởng lão. Tôi bắt đầu từ một giờ sáng hôm ấy nhập định kiên trì, miệt mài đến sáng, đến trưa…và đến chiều khoảng gần 6 giờ chiều tức gần 18 tiếng. Toàn thân cảm thọ vẫn còn, xả hành cũng không thể bởi sự thúc động của cảm thọ cứ làm cho tất cả không như ý muốn dù đã cố tác ý. Trưởng Lão dạy “phải có tứ thần túc…”

Như câu danh ngôn khuyết danh mà tôi vẫn để trên bàn làm việc hồi ở TSH, “ngươi học trò giỏi không phải là người lặp lai thầy mình mà là người làm cho con đường đó toả rạng”. Tôi muốn cãi lại ý này của Trưởng Lão, đó là Tứ thần túc không phải là một công năng do tu luyện, do pháp thuật mà có, vào đến tứ thiền “nó” tự nhiên sinh ra, mà nó sinh từ bắt đầu giai đoạn giới, một sự rèn luyện ý chí, rèn luyện đức tin, cần mẫn dục như ý, tinh tấn như ý… Và cũng chính nó một phần giúp bạn nhập sơ thiền. Nhưng diệt thọ, xả hành chỉ trông vào ý chí thì chính là lúc bạn dụng công quá nhiều. Mà đạo Phật huyền nhiệm ở chỗ thấm thấu, triệt ngộ và tu tập không phải dụng công quá sức. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuầ, lưu ý ở chỗ không có chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần…

Vì sao Đức Phật đã khiến cho tất cả các thầy trước đó (Alara Kalama và Uddakha Ramaputa) kính phục “…Thật lợi ích thay cho chúng tôi, thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!". 

Như vậy, này Aggivessana, Alara Kalama là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này Aggivessana, rồi Ta tự suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Vô sở hữu xứ". Như vậy, này Aggivessana, Ta không tôn kính pháp này, và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi…”. (Đại kinh  Sacaca). 

Phải là người hành thiền phi thường vượt qua cảm thọ, vượt qua những giới hạn thời lượng mà chính các thầy mình đều ngả mũ chào thua để trải nghiệm sâu sắc tu thân và tu tâm.

Giai đoạn tu "Ta hãy tu Thiền nín thở" đến cảm nhận tiếng gió động kinh khủng thổi lên, ngang qua lỗ tai như tiếng kinh khủng phát ra từ ống thổi bệ đang thổi của người thợ rèn…một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân Ta. Này Aggivessana, ví như hai người lực sĩ sau khi nắm cánh tay một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng. Cũng vậy, này Aggivessana, khi ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai thì có một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân Ta… Rồi có lúc moi người thốt lên "Sa-môn Gotama đã chết rồi".

Không đơn giản khi có suy nghĩ bỉ thân, trọng tâm thì không bao giờ vào được sơ thiền. Và đến tứ thiền càng thấy rõ sự tương quan, bất ly thân-tâm, nhất là tứ thiền thì thân mới là điều chính yếu phải điều phục. Chỉ khi không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần. Có nghĩa rằng đến cột mốc cuối cùng này bạn sẽ cảm nhận thật tế vi những nghẽn tắt nhỏ nhất điểm đau, điểm ngứa ngáy v.v… nó chính là lậu hoặc.

Chỉ khi không còn một chỗ nào trên toàn thân…Và vì vậy con đường tu tập của Đức Phật là đạt đến tâm vô lậu, thân vô lậu. Nếu các bạn từng là thành viên TSH, từng kiên trì chữa khỏi ung thư, tiểu đường…và các bệnh nan y, từng nghiên cứu y học, y thuật, của các pháp môn chắc chắn đó sẽ là chặng đường nhiều thuận lợi cho việc vượt chướng ngại vật để đi từ chữa bênh đến giác ngộ.

Nếu bạn từng gặp trường hợp như tôi, mỗi lần đánh răng là có chút máu rỉ ra chân răng đo đỏ, ngón tay giữa bên phải thường xuyên căng căng lên, có lúc thật căng cứng khi bạn đẩy lên cao thời lượng thiền tập. Còn việc đau buốt ở hai huyệt đại đôn, ẩn bạch nằm trong khoé móng chân cái ai cũng gặp phải. Đó là những uế trược trên các kinh thuộc hệ tiêu hoá. Bởi vậy, việc điều chỉnh dứt trừ lậu hoặc trên hệ tiêu hoá cũng là giai đoạn đầu để bạn vào sơ thiền mà cũng là điểm cuối, chặng cuối khi nó đủ mạnh, bạn có tưởng tượng được trạng thái nhập tứ thiền 7 ngày đêm, không ăn, không uống xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tinh, diệt hỷ ưu đã có trước.  

Tại sao Đức Phật lại dụng công đến mức các sa môn tưởng đã chết. Trưởng lão thì tuyên ngôn không dụng công, không phí sức. Một con người chay tịnh từ năm lên sáu, cơ thể đã thanh tịnh, chỉ cần tìm đúng hướng đi của Đức Phật sẽ khác với một thái tử với kẻ hầu người hạ, cung phụng dư thừa cao lương mỹ vi, cuộc sống sa hoa, vật chất đủ đầy. Lại là người tìm ra, vạch ra con đường cho chúng sinh sau này. Các bạn có thể tự suy ngẫm tìm lời giải đáp...            

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bình yên

Góc nhìn Phật tử 10:45 06/05/2024

Cuộc đời này, chính là bỏ bớt rườm rà để trở thành đơn giản, bỏ đi hận thù để trao gửi yêu thương. Bình yên chỉ đến khi ta biết trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống.

Sống đẹp cùng Tứ nhiếp pháp

Góc nhìn Phật tử 09:58 06/05/2024

Thực hành Tứ nhiếp pháp, cảm hóa người khác sống thiện lành thì xã hội sẽ bớt đi những tệ nạn, khổ đau...

Ơn nước luôn tròn đầy

Góc nhìn Phật tử 07:51 05/05/2024

20 năm trước, khi cùng một người bạn đăng ký dự một khóa thiền do Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai hướng dẫn ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), tôi bỡ ngỡ vì làm bất cứ việc gì cũng có một bài kệ để thực tập.

Chỉ có tâm người là đáng sợ

Góc nhìn Phật tử 20:07 04/05/2024

Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợ nhất trên cõi đời này?”

Xem thêm