Thiền (1)
Tôi không nói về những biến tướng tâm linh, những khái niệm huyễn hoặc phi khoa học, những quyền năng siêu phàm mà nhiều phái lồng ghép vào để tăng sức hấp dẫn cho pháp môn. Mà nếu đã vì mục đích phục vụ con người thì các pháp môn sẽ chỉ là một hướng thẳng tiến đến tận cùng bến bờ giải thoát.
Thiền ngày nay gần như là một môn dưỡng sinh rèn luyện sức khỏe của tất cả mọi người. Ở đâu cũng có thiền: Yoga, Dưỡng sinh tâm thể, Trường Sinh Học Dưỡng Sinh, Nhân Điện, Vi Diệu Pháp...
Tôi không nói về những biến tướng tâm linh, những khái niệm huyễn hoặc phi khoa học, những quyền năng siêu phàm mà nhiều phái lồng ghép vào lý thuyết để tăng sức hấp dẫn cho pháp môn, để chiêu dụ lôi kéo môn sinh, tạo uy thế...
Kể ra cũng đáng buồn khi người ta chỉ nhắm đến danh nhắm đến lợi mà không nhằm mục đích phục vụ cho con người. Mà nếu đã vì mục đích phục vụ con người thì tất cả các pháp môn sẽ...như nhau, cùng lý thuyết, chẳng rối rắm, phù phiếm, tâm linh mà con đường chung sẽ chỉ là môt hướng thẳng tiến gồm nhiều thang bậc đi đến tận cùng bến bờ giải thoát, vượt qua 4 nỗi khổ kiếp người: Sanh, lão, bệnh tử.
Thật ra, nói chỉ để mà nói vì đã quá nhiều người nói, quá nhiều lần nói, cho nên với những “tủ kinh sách di động” không thể tiếp nhận khi đã “đầy” bên trong. Nếu gạt ra được những biến tướng tâm linh, phù phiếm thì thiền kiểu nào cũng đều giúp cho con người đi vào thế giới của ba bậc Giới Định Tuệ mà Đức Phật đã tìm ra.
Thiền đã có mặt trước khi Đức Phật ra đời. Đức Phật khi lìa bỏ tất cả để tìm đường giải thoát và cả hai vị đạo sĩ nổi tiếng đương thời là Alara Kalama và Uddaka Ramaputa đều đã chỉ dạy cho Ngài. Cuối cùng thì Ngài đã bỏ đi, mặc những lời nài ni, khẩn khoản, khi mà đời sống con người còn ngập chìm trong khổ ách không thoát ra được. “…Này các Tỷ-kheo, có hai loại tầm cầu này: Thánh cầu và phi Thánh cầu. Chư Tỷ-kheo, và thế nào là phi Thánh cầu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị sanh lại tầm cầu cái bị sanh, tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu... tự mình bị ô nhiễm lại tầm cầu cái bị ô nhiễm…” Phi thánh cầu chính là những nhầm lẫn, lặn hụp giữa luân hồi, giữa ma đạo để tìm cầu đời sống huân tập bệnh tật, phiền não, già yếu và…cái chết oằn oại đau đớn.
Sau khi Phật thành đạo cả đến những pháp môn thiền trước Đức Phật hầu hết đều dẫn dắt thiền sinh rằng ta là một nhánh của Phật Tức thuộc ba bậc giới-định-tuệ ( Nên nhớ nếu nằm ngoài ba bậc này thì không phải Thiền của Đức Phật). Giới: sơ thiền, Định: nhị và tam thiền, Tuệ: Tứ thiền.
Nói cách khác, nếu bạn học tu tập thiền định mà không biết đến lộ trình tam vô lậu học thì không phải thiền của Phật, bởi lẽ cứ đối chứng với 2 phương pháp thoát ly hay hợp nhất thì rõ thôi.
Thoát ly (hay giải phóng) giải thoát tâm linh, linh hồn bởi sự câu thúc ràng buộc của cái thân phàm tục, uế trược, đầy dục lậu, tham sân. Người ta mong muốn tìm con đường cho tâm thoát ra theo cách nào đó. Và…tâm như là cái gì vĩnh cửu, vĩnh hằng, cái thiện lương, trong sạch thanh cao, chịu lệ thuộc cái thân phàm tục, cái tâm cần được trân quí, nâng niu, thiền định để cho tâm được bay bổng, giải thoát khỏi cái thân tạm bợ, uế trượt (đó là nhầm lẫn sự vĩnh hằng phổ biến nhất).
Hợp nhất, chỉ có Đức Phật sau khi trải qua sai lầm của thiền vô sắc đã tìm đúng hướng đi, hợp nhất để thân định trên tâm, tâm định trên thân. Do đó muốn bàn đến thiền định cần thấu triệt một cách nhất quán thoát ly hay hợp nhất thân tâm. Và để tâm có thể định trên thân được thì thân phải thanh tịnh, đó chính là giai đoạn của sơ thiền. Thân thanh tịnh tức thân đã giải trừ, đã chuyển hoá, đã đoạn dứt được những thô lậu, chướng ngại, bệnh tật đã mang, đã có sẵn trong người. Giới (sơ thiền) tức giai đoạn thanh lọc cơ thể mà 320 Tỳ kheo trong Tăng đoàn Đức Phật đã chứng đạt. Giới sanh định, Định sanh tuệ, chính là đây. Giới Định Tuệ chính là ba bậc chứng đắc trong tăng đoàn 500 Tỳ kheo của Đức Phật.
Giới không phải là chỉ là ngũ giới, thập thiện hay hàng trăm giới đối với Tỳ kheo Tăng, Ni mà là một cấp học, bậc học, một lộ trình hoàn thiện thân tâm: tịnh hoá thân, định tâm, nhiếp phục tâm. Đó là con đường để hợp nhất là vậy. Chính sự hợp nhất này gắn với “ngũ uẩn giai không”- bởi cả thân (sắc) và tâm (thọ, tưởng, hành, thức) một khi tứ đại trả về tứ đại, thì ngũ uẩn tan biến, tương hợp với vạn vật để biến thiên trong chu trình mới, chẳng còn thư gì tồn tại. Vậy người ta “sợ ma” là sợ thứ gì trong ngũ uẩn?
Tất cả là không mà lại sợ linh hồn ngươi chết, có buồn cười không. Linh hồn và thể xác là một, linh hồn là bộ máy điều hành của thể xác, là cái vô sắc điều hành cái hữu sắc. Ngay đến chuyện về giấc mơ đó hoạt động của tưởng lưu xuất, con người lại vẫn nghĩ linh hồn thực hành chuyến đi chơi rong ruổi. Và nhiều người còn tin lấy lọ nồi quẹt lên mặt người đang ngủ, linh hồn trở về thấy lạ chẳng dám nhập vào xác. Chuyện xuất hồn, nhập hồn cứ lặp đi lăp lai như thế, và những con vẹt “ngũ uẩn giai không” nhiều khi chẳng biết ngũ uẩn có gì và giai không là sao?!!! Lập luận “ngũ uẩn giai không của những người sợ ma đó là vừa chấp nhận lý thuyết “thoát ly”, xem linh hồn là vĩnh cữu, mà vẫn lâp luận “ngũ uẩn giai không” theo “hợp nhất”.
Thoát ly hay thiền tưởng (ức chế tâm) và hợp nhất hay thiền thức (hướng tâm, tỉnh thức) là hai trường phái thiền đang bị đánh lận gây nhầm lẫn rất nhiều. Ở đây, tạm gạt bỏ biến tướng tâm linh, những khái niệm huyễn hoặc phi khoa học, những quyền năng siêu phàm từ thời chưa có Phật mà nhiều phái lồng ghép vào lý thuyết thì thiền tưởng đóng góp không ít cho việc tịnh hoá thân giúp cho nhiều người chữa trị bệnh tật (tất nhiên còn nhiều điều cần điều chỉnh). Tôi xem Trưởng lão Thích Thông Lạc là thầy, và học tập, bám theo pháp hành từ Ngài rất nhiều nhất là con đường Tứ Thánh Định, nhưng tôi hơi bất nhẫn với cách Ngài mất quá nhiều thời gian công kích thiền tưởng như là một tội đồ, như là cái ác cần lên án.
Lẽ ra thời gian ấy dành để cụ thể hoá những pháp hành Tứ thánh định, chi tiết về thân hành niệm, để chỉ cần có thêm vài học trò chứng đạt A-la-hán để chứng minh lời ông không phải chỉ để tranh luận, đả phá, công kích. Con đường dựng lại chánh Pháp không phải là sự tranh giành thị phần. Nếu công bằng thì sẽ thấy cả Đức Phật, cả Trưởng lão đều đi qua thiền tưởng rồi mới chứng đạo. Dưới đây là toàn bộ đoạn cuối kinh thân hành niệm, về pháp hành trì định tứ thánh. Bài kinh thân hành niệm cho thấy nó là điểm khởi động cho đến rốt ráo chứng đạt một trong hai pháp (nên nhớ chỉ có hai pháp được A Nan trình bày trong kinh bát thành: tứ thánh định và tứ vô lượng tâm - chỉ 8 pháp - nhưng cũng chính Đức Phật đã cảnh báo trong lòng tin chân chánh, chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng) (119).
Sơ thiền: Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm và tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.
Này các Tỷ-kheo, như một người hầu tắm lão luyện hay đệ tử người hầu tắm; sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, nhào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.
Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.
Nhị thiền: Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ-kheo ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.
Này các Tỷ-kheo, ví như một hồ nước, nước tự trong dâng lên, phương Ðông không có lỗ nước chảy ra, phương Tây không có lỗ nước chảy ra, phương Bắc không có lỗ nước chảy ra, phương Nam không có lỗ nước chảy ra và thỉnh thoảng trời lại mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nước ấy phun ra thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy hồ nước ấy, với nước mát lạnh, không một chỗ nào của hồ nước ấy không được nước mát lạnh thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.
Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.
Tam thiền: Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "Xả niệm lạc trú", chứng và an trú Thiền thứ ba. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.
Này các Tỷ-kheo, ví như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng, có những sen xanh, sen hồng hay sen trắng. Những bông sen ấy sanh trong nước, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước, nuôi sống dưới nước, từ đầu ngọn cho đến gốc rễ đều thấm nhuần, tẩm ướt, đầy tràn thấu suốt bởi nước mát lạnh ấy, không một chỗ nào của toàn thể sen xanh, sen hồng hay sen trắng không được nước mát lạnh ấy thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.
Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.
Tứ thiền: Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Tỷ-kheo ấy ngồi, thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.
Này các Tỷ-kheo, ví như một người ngồi, dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân không được vải trắng ấy che thấu; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngồi thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh, trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.
Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm