Chủ nhật, 28/07/2024, 10:30 AM

Thực tập thiền cảm xúc

Quan sát từ góc độ cảm xúc có thể nói cuộc đời con người chỉ là dòng chảy hỗn hợp liên miên, chuyển biến của các loại cảm xúc. Cho nên chất lượng sống của chúng sanh, con người phụ thuộc rất lớn vào dòng chảy cảm xúc này.

Hiểu biết đúng như thật về nguồn gốc, bản chất, quá trình sinh khởi, tồn tại, phát triển, suy yếu và mất đi của cảm thọ, cảm xúc là đã nằm được bí quyết thiết lập cuộc sống nhiều niềm vui hạnh phúc và an lạc.

Thiền cảm xúc của Phật giáo giúp ta có phương pháp cụ thể làm chủ cảm xúc, chuyển buồn thành vui, biến khổ thành lạc nhanh chóng.

Thiền là bí kíp giúp ta phát triển trí tuệ cảm xúc đạt đến đỉnh cao, phát huy cảm xúc tích cực, chuyển hóa cảm xúc tiêu cực mỗi khi chúng biểu hiện ra.

Thiền có công năng giúp ta phương pháp giải quyết tất cả mọi khó khăn, khổ đau của đời người.

Ai muốn nâng cao ý chí, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung, khả năng nhận diện và chuyển hoá cảm xúc, để cuộc sống vui vẻ hạnh phúc và tích cực hơn thì nên tập thiền.

Đỉnh cao của thông minh là khả năng lắng nghe bản thân, nhận biết cảm xúc

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Kinh Thiền trong bộ A Hàm là bài kinh đức Phật dạy cho chúng ta cách nhận diện, biết rõ bản chất, nguồn gốc, quá trình hình thành tồn tại, mất đi của các trạng thái cảm thọ, cảm xúc của chính ta trong đời sống hằng ngày.

Dưới góc độ tâm lý cảm xúc thì có thể nói đời người chỉ là dòng chảy tương tục, đan xen rắm rối và bất tận của các trạng thái cảm thọ, cảm xúc phức tạp. Và đa phần chất lượng cuộc sống của chúng ta bị chi phối nặng nề bởi các trạng thái cảm xúc phức tạp và tiêu cực nhưng không phải ai cũng nhận ra.

Nếu tỉnh tâm hướng vào trong quan sát kỹ, chúng ta sẽ nhận ra hình như chúng ta ít có/ không có thẩm quyền về các cảm xúc, cảm thọ biểu hiện trong đời sống chính mình và mình đồng nhất, bản thân với các loại cảm xúc sinh diệt tương tục.

Một trong những phương diện quan trọng của thiền là nhìn rõ và biết đúng như thật về cảm thọ, cảm xúc. Trong kinh Tứ niệm xứ đức Phật đã dạy rất kỹ về pháp quán thọ như thọ (có thể hiểu là quán sát như thật về cảm thọ) trong khi hành thiền.

Thông thường cảm thọ, cảm xúc được phân là 3 loại: lạc thọ, khổ thọ và xả thọ.

Tức là cảm xúc vui, cảm xúc buồn và cảm xúc trung tính.

Hoặc phân làm 5 loại: lạc thọ, hỷ thọ, khỏi thọ, ưu thọ và xả thọ.

Hỷ thọ là cảm xúc vui mừng bậc cao, ta hay dịch là hạnh phúc.

Ưu thọ là cảm xúc buồn khổ bậc cao có cả lo sầu nên dịch là đau khổ.

Quan sát, nhận diện gọi tên được các trạng thái cảm xúc, cảm giác của chính mình khi các loại cảm xúc đó biểu hiện ra như buồn, vui, thương, ghét, khó chịu, bực mình, trống vắng, hoang mang,hoan hỷ, vui sướng.... là bước quan trọng ban đầu giúp ta hiểu và thiết lập quyền kiểm soát, chuyển hóa cảm xúc.

Bài kệ tổng kết của kinh thiền trong Tạp A hàm, đức Phật dạy rõ:

Biết các hành vô thường

Đều là pháp biến dịch

Nên nói thọ là khổ

Chánh giác biết điều này

Tỳ kheo siêng phương tiện

Chánh trí không lay động

Đối với tất cả thọ

Trí tuệ thường biết rõ

Biết rõ các cảm thọ

Hiện tại hết các lậu

Khi chết không đoạ lạc

An trụ Bát Niết bàn.

Khi tọa thiền tĩnh tâm, quan sát kỹ ta thấy các loại cảm xúc hình thành, biểu hiện là do nhiều nhân duyên hợp lại vốn không thật có, không có tự ngã, không tồn tại lâu dài và luôn thay đổi chuyển biến nhanh chóng, phức tạp.

Khi ta gặp chuyện vui, thuận lợi, hài lòng thì cảm xúc tích cực phát sinh

Khi gặp chuyện buồn xui xẻo, nghịch ý thì những cảm xúc tiêu cực theo đó mà phát sinh

Khi lòng ta trống vắng, vô định, mông lung thì cảm xúc trung tính, có khi tiêu cực phát sinh

Ngoài ra còn những chủng tử (hạt giống) cảm thọ có sẵn, ẩn tàng trong tâm thức của ta khi có đủ duyên , nó cũng biểu hiện tác động đến ta khiến ta vui hay buồn...

Thiền giúp ta tĩnh tâm, định tâm, sáng suốt, quan sát rõ bản chất nguồn gốc, biểu hiện của các loại cảm xúc và chuyển hóa chúng theo hướng tích cực.

Thiền giúp ta biết cách gieo trồng các hạt giống cảm xúc tích cực và chuyển hóa các hạt giống tiêu cực có sẵn mỗi khi chúng biểu hiện ra.

Khi ta biết rõ cảm thọ, cảm xúc là do nhiều nhân duyên hợp lại mới thành và không thật.

Khi ta thấu rõ bản chất không thật vô thường luôn chuyển biến của cảm cúc.

Thì ta sẽ không đồng nhất mình với cảm xúc không còn bị tác động tiêu cực bởi cảm xúc, không nô lệ cho cảm xúc. Dần dần ta biết rõ ràng, quan sát tỉ mỉ và làm chủ được các trạng thái cảm xúc.

Hãy chánh niệm, tỉnh giác, mĩm cười, hướng tâm vào điều thiện khi các trạng thái cảm xúc tiêu cực phát sinh và không bị chúng chi phối, dẫn dụ làm ta khổ.

Hãy dừng lại sự vướng mắc và nô lệ cho các trạng thái cảm xúc tiêu cực thì chất lượng cuộc sống của chúng ta sẽ tốt hơn lên từng ngày từng giờ.

Thiền cảm xúc

Cách chuyển hóa

Lạc, khổ, xả thọ

Duyên sinh, không thật

Vượt ưu phiền.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm