Thứ bảy, 28/04/2018, 10:17 AM

Thiên địa vạn vật đồng nhất thể

Thiên địa vạn vật đồng nhất thể 天地萬物同一體 hay vi nhất thể 為一體 là một khái niệm đã có từ lâu trong Đạo học và Triết học cả phương đông lẫn phương tây. Ở phương đông, Lão Tử, Đạo Đức Kinh nói “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”  道生一,一生二,二生三,三生万物” tức là nói Đạo là nguồn gốc của vạn vật, như vậy vạn vật xuất phát từ một thể đồng nhất là Đạo. 

Ở phương tây, Parmenides và học trò là Zénon cũng có cùng nhận định như vậy. Parmenides là triết gia Hy Lạp cổ đại sống vào đầu thế kỷ thứ 5 trước công nguyên tại làng Elea (nay là thành phố Elea ở phía nam nước Ý). Tác phẩm duy nhất được biết đến của ông là một bài thơ, tựa đề bàn về tự nhiên, hiện chỉ còn một phần bài thơ tồn tại cho đến ngày nay. Trong bài thơ này, Parmenides nêu ra hai quan điểm về thực tại. Một là “Con đường của chân lý” (“the way of truth”), ông giải thích thực tại là đơn nhất, thay đổi không thể xảy ra, sự tồn tại là vĩnh viễn, đồng nhất, cần thiết và không thay đổi. Hai là “Con đường nhận thức” (“the way of opinion”), ông giải thích hình tướng của vạn vật trong của thế giới, trong đó các chức năng cảm giác là ảo tưởng dẫn đến những nhận thức sai lầm và lệch lạc. Học trò của Parmenides là Zénon đã cụ thể hóa nhận thức của thầy trong các nghịch lý (paradoxes) trong đó có đề cập đến mũi tên thật ra không chuyển động nên không bao giờ bay đến đích (đã giới thiệu ở một bài trước).

Thực nghiệm về vạn vật đồng nhất thể

Trong cuốn “Con lắc Foucault”, Umberto Eco (triết học gia và nhà văn người Ý) viết: “Bất kỳ sự kiện nào cũng sẽ trở thành quan trọng khi nó được liên hệ với một sự kiện khác”. Hơn mười năm trước, thật ngạc nhiên thú vị vô cùng khi tôi biết rằng con lắc Foucault có mối liên hệ chặt chẽ với toàn bộ vũ trụ. Thật tuyệt vời!”

Theo Mach (nhà bác học lỗi lạc người Áo Ernst Mach) mọi điểm vật chất trong vũ trụ đều chịu tác động của toàn bộ vũ trụ, tổng hợp lực của toàn bộ vũ trụ tác động lên một điểm vật chất chính là lực quán tính tác động lên điểm ấy, và lực quán tính làm cho con lắc giữ nguyên mặt phẳng dao động của nó, bất chấp Trái Đất quay. Hiện tượng con lắc Foucault, do Léon Foucault, một nhà vật lý người Pháp, khám phá ra và ông đã làm thí nghiệm với một con lắc vĩ đại trong điện Panthéon ở Paris để chứng minh Trái Đất quay xung quanh trục. Trong thí nghiệm, con lắc luôn dao động theo tư thế ban đầu của nó, không thay đổi, dù cho ông có xoay sợi dây treo con lắc.  Mach nêu ra nguyên lý : bất kể vật chất nào trong vũ trụ cũng phải gắn kết chặt chẽ với toàn bộ phần còn lại của vũ trụ; không tồn tại bất kỳ một cá thể độc lập nào; sự phân chia vật chất thành những thành phần đối lập loại trừ lẫn nhau là sai lầm, giả tạo, bởi toàn vũ trụ là MỘT!

Lý thuyết hiện đại của phương tây về vạn vật nhất thể

Đó chính là thuyết Big Bang (vụ nổ lớn của vũ trụ). Vũ trụ ban sơ chỉ là một chất điểm kích thước cực kỳ nhỏ, đó là kích thước Planck (10-33cm – mười lũy thừa trừ 33 centimét). Thế rồi xảy ra vụ nổ lớn hình thành vũ trụ ngày nay, sau gần 14 tỉ năm, vũ trụ trụ ngày nay có kích thước là 93 tỉ năm ánh sáng, trong đó có không gian, thời gian, vật chất với số lượng vô cùng lớn, gần như vô hạn, có vạn vật với thiên hình vạn trạng, nhưng chung qui có thể qui về lượng tử là đơn vị nhỏ nhất của năng lượng. Kích thước của lượng tử chính là kích thước của vũ trụ trước khi nổ. Tất cả vật chất đều có thể qui về năng lượng theo công thức nổi tiếng của Einstein : E=mc2 . Trong đó m là khối lượng vật chất, c và vận tốc ánh sáng, là một hằng số gần bằng 300.000 km/giây. Như vậy vũ trụ đồng nhất thể, đó là lượng tử.

Lý thuyết hiện đại về vạn vật đồng nhất thể còn được bổ sung bởi hiện tượng rối, vướng víu lượng tử (quantum entanglement). Đây là hiện tượng một hạt photon (ánh sáng) có thể xuất hiện đồng thời ở vô lượng vô biên vị trí khác nhau trong vũ trụ mà thí nghiệm của Maria Chekhova và các đồng sự tại Viện Khoa học Ánh sáng Max Planck và Đại học Moscow tiến hành năm 2012 đã chứng tỏ. Các thí nghiệm này xác nhận rằng các lượng tử (ví dụ hạt photon) có những tính chất kỳ bí không thể tưởng tượng nổi. Đó là không có số lượng, một hạt photon có thể xuất hiện đồng thời ở 100.000 vị trí khác nhau thì nó trở thành 100.000 hạt photon. Con số 100.000 cũng không phải là giới hạn, con số có thể lên đến vô cực. Thí nghiệm này có ý nghĩa về triết học hết sức quan trọng, đó là không gian, thời gian, số lượng vật chất chỉ là ảo tưởng. Toàn bộ vũ trụ vạn vật thật ra chỉ là một hạt lượng tử mà thôi.

Một số nhà khoa học như David Bohm và Craig Hogan còn đi xa hơn, cho rằng cái nhất thể của vũ trụ vạn vật là thông tin, là ảo hóa, giống như quan điểm của Duy thức học Phật giáo, vũ trụ có thể được mô tả bằng bit thông tin, tương tự như bit tin học hiện nay. Craig Hogan còn mô tả rõ thế nào là bit thông tin vũ trụ. Vũ trụ chỉ là hai con số 0 và 1.
 
Một bit thông tin vũ trụ bằng 4 diện tích Planck (10-66 cm2 – mười lũy thừa trừ 66 centimét vuông)

Giải thích của Phật giáo về vạn vật nhất thể

Sự ảo hóa có khả năng tạo ra vô vàn điều kỳ thú, mà sự ảo hóa đó xuất phát từ một năng lực chung, gọi là tâm. Mọi cá thể chúng sinh có một cái tâm riêng gọi là tâm chấp ngã, chấp pháp, tâm đó phân biệt mọi thứ thành ra vạn vật. Nhưng Phật pháp nói rằng tất cả mọi chúng sinh đều có chung một tâm mà Duy Thức học gọi là A-lại-ya thức. Cái tâm riêng là vọng tưởng chấp ngã chấp pháp gọi là Mạt-na thức (Manas), đó là tâm luân hồi sinh tử, bé nhỏ như cái bọt biển, còn cái tâm chung mới đích thực là tâm như hư không vô sở hữu, to lớn như đại dương, người tu hành theo Phật giáo có cứu cánh là chứng được cái tâm này, gọi là giác ngộ, thiền Trung Hoa gọi là kiến tánh thành Phật, tâm này còn có nhiều danh hiệu khác như : Chánh biến tri, Như Lai, Phật thế tôn. Vậy vạn vật nhất thể của Phật giáo chính là Tâm, đây chính là lực tổng hợp duy nhất của 4 lực cơ bản của thế giới vật chất và rất nhiều lực vô hình của nghiệp chướng trong Tam giới. Cái ý nghĩa vạn vật nhất thể được Phật giáo gọi là bất nhị. Bất nhị tức không phải là hai nhưng cũng không phải là một. Gọi như vậy mới chính xác. Chúng ta thấy rằng photon chẳng phải là hạt, cũng chẳng phải là sóng, có khi nó thể hiện là hạt, có khi nó thể hiện là sóng. Cố xác định nó phải là cái gì thì cũng không đúng. Vật chất chẳng phải là có thật, mà cũng không hẳn là không có, không thể gò ép được. Trong vật lý học, đây là nguyên lý bất định (Principle of Uncertainty) do Werner Heisenberg nêu ra năm 1927. Trong toán học, đây là định lý bất toàn (Incompteness Theorem) do Kurt Gödel nêu ra năm 1931. Nguyên lý bất định cũng có ý nghĩa trong Sinh vật tiến hóa luận, nó khiến cho thuyết sinh vật tiến hóa của Darwin trở nên không vững chắc. Trong Phật giáo, đó là Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm.

Như vậy, mặc dù Phật giáo cũng nói vũ trụ vạn vật là nhất thể tức chỉ là một tâm mà thôi, nhưng không thể chấp vào một, cũng không thể chấp vào nhiều, tạm gọi là bất nhị. Phật giáo có thể giải thích một cách rõ ràng và khoa học về việc tại sao vũ trụ vạn vật thiên hình vạn trạng, mềm cứng khác nhau, không không, có có, lại đồng nhất cùng một thể tánh gọi là Phật tánh.

Thứ nhất, những hạt cơ bản cấu trúc nên thế giới vật chất đều là hạt ảo, không có thật, kinh điển gọi là hoa đốm trong hư không. Ngày nay khoa học đặt tên là các hạt hạ nguyên tử (subatomic particles). Chúng là hạt ảo bởi vì không thể cô lập tách rời chúng khỏi môi trường hoạt động của chúng, hoặc bắt chúng đứng yên. Khi làm như vậy thì chúng biến mất. Niels Bohr (1885-1962, nhà vật lý người Đan Mạch, giải Nobel vật lý 1922)  nói “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật).

Thứ hai, tuy là hạt ảo nhưng chúng có cấu trúc rõ ràng, đó là cấu trúc nguyên tử của vật chất gồm có hạt proton, neutron làm hạt nhân nguyên tử, hai loại hạt này được cấu tạo từ 3 hạt quark. Ba hạt quark (2up+1down) dính chùm vĩnh viễn thành hạt proton, hoặc hạt neutron (1up+2down) bị giam mãi mãi không thể tách rời gọi là hiện tượng giam hãm (confinement). Sở dĩ có hiện tượng này là do tâm cố chấp vô cùng kiên cố của chúng sinh. Với những nhà đặc dị công năng như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý, họ có thể dùng tâm lực phá vỡ hiện tượng giam hãm này khiến cho vật chất biến mất hoàn toàn, siêu việt hơn cả vụ nổ hạt nhân. Nổ hạt nhân chẳng qua là phá vỡ hạt nhân nguyên tử của nguyên tố này để cho ra nguyên tố khác, đồng thời giải phóng một số lượng lớn năng lượng. Ví dụ : khi vụ nổ hạt nhân Uranium 235 xảy ra :
 Biểu đồ phản ứng phân hạch Uranium 235.
Trong biểu đồ, hạt nhân U235 bị phân rã thành U236, Kripton và Barium

Còn khi phá vỡ hiện tượng giam hãm thì vật chất biến mất hoàn toàn và có thể phục nguyên trở lại ở một vị trí khác trong không gian, có thể rất xa nơi biến mất mà không cần chút thời gian nào bởi vì khoảng cách không gian chỉ là ảo. Năm 1979, Hầu Hi Quý đã dùng tâm lực lấy một gói thuốc lá hiệu Đỗ Quyên Hoa từ nơi sản xuất là huyện Lạc Đô, tỉnh Thanh Hải, phục nguyên nó tại làng Loan Sơn nơi ông và Hoa Cổ Kịch Đoàn của Du Huyện đang lưu diễn ở đó, với khoảng cách 1600 km, chỉ trong nháy mắt.

Thứ ba, cấu trúc ảo của vật chất, tự nó không có thật, nhưng trong điều kiện nào thì nó sẽ hiện hữu ? Điều kiện đó là, dưới sự hướng dẫn của Chánh biến tri (Ki Tô Giáo gọi là Thượng Đế_God) cấu trúc ảo hình thành được sinh vật, sinh vật thượng đẳng là con người với các giác quan và bộ não. Con người cũng chỉ là một cấu trúc ảo, nhưng nó có khả năng tri giác và tổng hợp các tri giác đó thành tưởng tượng và tư duy (Phật giáo gọi là thế lưu bố tưởng). Nó có khả năng tiếp xúc với các cấu trúc ảo khác và nhận thức thành vật như : đất đai, sông núi, con trâu, con ngựa, nhà cửa, xe cộ, tinh tú, thiên hà, vũ trụ. Vì tất cả chỉ là tưởng tượng chứ không có thật, nhưng chúng sinh tưởng là thật, nên Phật mới nói đó là vô minh. Vô minh là mắt xích đầu tiên của một chuổi 12 nhân duyên tạo thành cuộc sống thế gian. Đó chính là thuyết Thập nhị nhân duyên của Đạo Phật như sơ đồ dưới đây :

VÔMINH →HÀNH→THỨC→DANH SẮC→LỤC NHẬP→XÚC→THỌ→ÁI→THỦ→HỮU (hiện hữu, tồn tại) →SINH (Đời sống, Sinh sản)→LÃO TỬ (già chết)
Sơ đồ Thập nhị nhân duyên Phật giáo
Màn hình vi tính hoặc thiết bị nghe nhìn là không gian 3 chiều (mặt phẳng hai chiều và thời gian) của các loại video, phim truyện. Còn cuộc sống đời thường 4 chiều (3 chiều không gian và 1 chiều thời gian) cũng chính là một thế giới ảo khác, là nằm mơ giữa ban ngày của con người và các chúng sinh khác trong vũ trụ vạn vật này.

Toàn bộ vũ trụ có thể quy về lượng tử, đó là một thể đồng nhất mà các nhà khoa học nhìn nhận. Nhưng đối với Phật giáo, lượng tử chưa phải là rốt ráo, chưa phải là bất nhị, lượng tử chỉ mới là vô thủy vô minh mà thôi, còn cái tâm niệm của con người là nhất niệm vô minh. Chính nhất niệm vô minh phối hợp với vô thủy vô minh thành cái mà chúng ta gọi là vũ trụ vạn vật. cuộc sống thế gian. Cái sức mạnh chi phối lượng tử để tùy ý vẽ nên vũ trụ vạn vật mới thực là rốt ráo, đó chính là tâm bất nhị, là tâm giác ngộ, là Phật tánh, là cái nhất thể của vạn vật. Đức Phật A Di Đà đã điều khiển lượng tử để hình thành cõi giới Tây phương Cực lạc là một ví dụ cho thấy sức mạnh của tâm giác ngộ. Các nhà đặc dị công năng hiện đại như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý, mặc dù cũng chưa là gì so với lục thông của Phật, nhưng cũng đủ để chứng tỏ thế giới là ảo hóa và tâm là một sức mạnh vô địch. Hiện nay chưa có sức mạnh vật chất nào đủ sức phá vỡ hiện tượng giam hãm của hạt proton và hạt neutron, nhưng sức mạnh tâm linh của các nhà đặc dị công năng quả thật là làm được những việc phi thường không thể tưởng tượng nổi mà người đời gọi là thần tiên.

Truyền Bình

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm