Thiền định giúp bộ não của một nhà sư 41 tuổi như 33 tuổi
Các nhà khoa học đã phát hiện công dụng bất ngờ của việc thiền định khi làm cho một tu sĩ Phật giáo 41 tuổi có bộ não trông giống như chỉ 33 tuổi.
Lợi ích của thiền định đối với bệnh nhân ung thư
Một nhóm các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Richard Davidson, nhà tâm lý học tại Đại học Wisconsin-Madison, đã quét não của Yongey Mingyur Rinpoche trong hơn 14 năm qua (khi ông 27 tuổi) và so sánh nó với kết quả của 105 người lớn cùng độ tuổi. Được biết nhà sư Yongey Mingyur Rinpoche là một tu sĩ theo đạo Phật ở Tây Tạng, người đã theo đạo sư Tulku Urgyen Rinpoche tu tập từ khi mới 9 tuổi. Ông đã thực hành thiền định trong nhiều năm kể từ khi 9 tuổi.
Những người này được theo dõi và kiểm soát liên tục, để các nhà nghiên cứu biết được lão hóa não bình thường trông như thế nào. Bởi theo nhiều nghiên cứu trước đây, thiền về mặt khoa học đã được chứng minh rằng nó "thực sự thay đổi não bộ", nhưng Davidson muốn có những bằng chứng cụ thể hơn, ví dụ như các bản quét não, thông qua sự hỗ trợ của vị tu sĩ này.
Nhóm nghiên cứu đặc biệt chú ý đến chất xám của não bộ. Vì chất xám là thứ suy giảm khi não bị lão hóa. Quá trình lão hóa não có thể được đo bằng cách phân tích sự chuyển đổi cấu trúc của chất xám bằng phương pháp gọi là Brain Age Gap Estimate (BrainAGE), thông qua việc sử dụng máy học.
Công nghệ này đã được dùng để phân tích kết quả chụp cộng hưởng từ MRI của vị tu sĩ bốn lần trong 14 năm. Và trong lần quét não gần nhất, lúc Yongey Mingyur Rinpoche đã 41 tuổi, kết quả cho thấy não ông trẻ hơn 8 tuổi so với tuổi thật. Nó một cách đơn giản, các hình ảnh cho thấy đây dường như là não bộ của một người chỉ mới 33 tuổi.
"Đó là một khám phá lớn rằng bộ não của tu sĩ này, người đã thiền trong hơn 60.000 giờ, chậm lão hóa hơn so với bộ não khác", Davidson nói. Dưới đây là hình ảnh về bộ não của Yongey Mingyur Rinpoche mà Davidson và cộng sự đã quét lại bằng MRI trong nhiều năm qua.
Thiền - phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bộ não của vị tu sĩ đã già đi một cách chậm chạp, trong khi ngược lại, nó trưởng thành một cách nhanh chóng. Theo Davidson, có một vùng trong não đóng vai trò quan trọng trong việc tự kiểm soát và phần đó phát triển vào giữa đến cuối những năm 20.
"Không rõ sự phát triển của vùng não đối với sự tự kiểm soát sẽ có ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, người ta tin rằng thiền thúc đẩy sự tự kiểm soát, do đó cũng gợi ý rằng sự trưởng thành có thể nhanh hơn", Davidson nói.
Nhóm nghiên cứu của Davidson và cộng sự vẫn đang điều tra xem bộ não của vị tu sĩ Tây tạng này còn trẻ do thiền định hay chế độ ăn uống lành mạnh, bằng cách điều tra những người sống trong một môi trường tương tự như Yongei Mingale Rinpoche.
"Căng thẳng không chỉ có tác động tâm lý mà còn gây lão hóa tế bào", Kiran Rajneesh, nhà thần kinh học tại Trung tâm y tế Wexner, Đại học bang Ohio, nói. "Đó là lý do tại sao thiền là hợp lý về mặt sinh học". Chuyên gia này cũng đồng ý với suy đoán của Davidson rằng thiền là tốt cho sức khỏe của bộ não.
"Có lẽ vài phút thiền định và sống chậm lại, thậm chí trong một khoảng thời gian, có khả năng sẽ mang lại nhiều lợi ích", ông nói thêm.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu. Nghiên cứu trường hợp này chỉ kiểm tra trên một thiền giả. Vẫn còn là một bí ẩn về việc cần bao nhiêu thời gian thiền trước khi những thay đổi chất xám này diễn ra, theo Davidson.
Hơn nữa, cuộc sống của vị tu sĩ này cũng là độc nhất. Từ năm 12 tuổi, ông đã chính thức trở thành hóa thân thứ bảy của Yongey Mingyur Rinpoche. Từ khi còn là thiếu niên, ông trở thành một bậc thầy về tĩnh tâm, chịu trách nhiệm hướng dẫn các tu sĩ cao cấp thông qua những rắc rối của thực hành thiền định Phật giáo trong thời gian ba năm. Ông sau đó tiếp tục sống một cuộc đời với nhiều thành tựu, viết sách, tham gia vào các nghiên cứu để giúp các nhà khoa học tìm hiểu thêm về thiền và trí não.
Nghiên cứu trên đã được công bố trực tuyến vào ngày 26/2 trên tạp chí Neurocase.
Tham khảo livescience
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm