Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/05/2019, 12:01 PM

Câu chuyện kỳ bí của vị Thiền sư tỏa hương thơm ngát sau khi viên tịch

Câu chuyện về xá lợi tỏa hương thơm ngát của vị sư tổ Thủy Nguyệt tại chùa Nhẫm Dương cho đến tận ngày nay vẫn được coi là sự kỳ diệu hiếm có, bởi những lời dặn dò trước khi viên tịch và tư thế kiết già của sư tổ.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Thiền sư tỏa hương thơm ngát sau khi viên tịch

Chùa Nhẫm Dương chứa đựng nhiều điều kỳ bí. Ảnh: Đ.Tuỳ

Chùa Nhẫm Dương chứa đựng nhiều điều kỳ bí. Ảnh: Đ.Tuỳ

Bài liên quan

Đã từ lâu chùa Nhẫm Dương (Tổ đình Thánh Quang) thuộc thôn Châu Xã, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương được ví như "Hạ Long trên cạn". Nơi đây không chỉ là chốn Tổ của Thiền phái Tào Động Việt Nam, là nơi có cảnh vật hữu tình mà còn gắn liền với hang động Thánh hoá có mùi thơm lạ khi sư tổ Thủy Nguyệt mất.

Trao đổi với báo chí, Ni sư Thích Đàm Mơ - Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Kinh Môn, trụ trì chùa Nhẫm Dương cho biết: "Hiện tại ở chùa Nhẫm Dương có trên 100 các hang, động lớn nhỏ khác nhau và nhiều hang chưa tìm thấy. Tuy nhiên hang Thánh Hoá là kỳ lạ nhất, nó không chỉ là nơi chứa nhiều di vật của người cổ xưa, mà còn là hang có mùi hương đặc biệt kỳ bí của chùa".

"Trước khi về cõi Niết bàn, thấy sức đã yếu đi, vị sư Tổ Thuỷ Nguyệt liền gọi các đệ tử và dặn: Sứ mệnh của ta ở cõi trần đã cạn, nay ta phải lên núi Nhẫm Dương. Khi ta viên tịch các con không được khóc, hay rơi một giọt nước mắt nào, như thế ta về với cõi Phật sẽ được nhẹ nhàng hơn. Và nhớ, sau 7 ngày lên núi mà không thấy ta trở về, các con hãy đi tìm chỗ nào có mùi thơm thì ta ngự ở đó” - Trụ trì chùa Nhẫm Dương cho biết thêm.

Hang Thánh Hoá nơi có mùi thơm đặc biệt sau khi sư Tổ Thuỷ Nguyệt qua đời. Ảnh: Đ.Tuỳ

Hang Thánh Hoá nơi có mùi thơm đặc biệt sau khi sư Tổ Thuỷ Nguyệt qua đời. Ảnh: Đ.Tuỳ

Thực hiện đúng di nguyện, sau 7 ngày sư Tổ Thủy Nguyệt lên núi mà không thấy trở về, các đệ tử chia nhau lên núi tìm kiếm.

Nhưng vừa bước đến chân núi, tự nhiên có một cơn gió mạnh thổi qua, mang theo mùi hương thơm thoang thoảng, đặc biệt.

Thấy lạ, nhiều người dân liền mở khám ra và phát hiện sư tổ vẫn ngồi trong tư thế tọa thiền, sắc mặt hồng hào như người còn sống.

Bài liên quan

Phải mất hai ngày tụng kinh niệm Phật, cùng với sự trợ giúp của pháp sư Bình Quản, thi thể của sư Tổ Thủy Nguyệt mới đưa được lên đàn hỏa táng.

Phần xá lợi là tro cốt của sư Tổ sau đó vẫn còn tỏa ra hương thơm. Để giữ gìn phần tro cốt đặc biệt ấy, các đệ tử đã đem tro của sư tổ Thủy Nguyệt đựng trong tiểu sành và chôn dưới chân am cổ phía sau chùa.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho biết: "Khu quần thể di tích chùa Nhẫm Dương còn biết bao điều kỳ bí vẫn chưa được khám phá.

Ngay cả câu chuyện về mùi thơm lạ đặc biệt được tỏa ra sau vách núi hang Thánh Hoá là điều kỳ diệu mà sư Tổ để lại sau khi về cõi Niết bàn.

Đó chính “báu vật” của chùa Nhẫm Dương và cũng là nơi đầu tiên xây dựng đặt nền móng cho môn phái Tào Động Việt Nam".

Vị trí vách đá có mùi hương thơm lạ toả ra. Ảnh: Đ.Tuỳ

Vị trí vách đá có mùi hương thơm lạ toả ra. Ảnh: Đ.Tuỳ

Vượt đường xa cầu đạo

Bài liên quan

Thiền sư Thủy Nguyệt là vị tổ đầu tiên của dòng thiền Tào Động ở Việt Nam. Phái thiền Tào Động là do sư đi du học Trung Quốc mang về. So vào thế hệ truyền pháp của dòng Tào Động thì ngài là đời thứ 36.

Về lai lịch của sư, sách "Việt Nam Phật giáo sử luận" cho biết: Thiền sư Thủy Nguyệt sinh năm 1636, vốn tên là Đăng Giáp, quê ở làng Thanh Triều, Hưng Nhân, Thái Bình. Sư cùng với 2 đệ tử rời Đại Việt năm 1664 để sang Hồ Châu - Trung Quốc du phương học hỏi trong 3 năm. Đến năm 1667, sư trở về cư trú tại chùa Vọng Lão ở núi An Sơn, huyện Đông Triều, Hải Dương.

Tuy vậy theo Hòa thượng Thích Thanh Từ trong sách "91 thiền sư Việt Nam" thì sư Thủy Nguyệt sinh năm 1637, con nhà họ Đặng. Thuở nhỏ sư được học theo Nho giáo và năm 18 tuổi thi đậu Cống cử tứ trường. Hai năm sau, vì chán cảnh đời bèo bọt nên ngài bỏ nghiệp Nho đến chùa xã Hỗ Đội, huyện Thụy Anh xin xuất gia học đạo. Ở đây sáu năm học các kinh sách nhưng sư chưa thỏa mãn nên xin phép thầy đi du phương tham vấn.

Ni sư Thích Diệu Mơ bên sư tổ Thủy Nguyệt. Ảnh: Đ.Tuỳ

Ni sư Thích Diệu Mơ bên sư tổ Thủy Nguyệt. Ảnh: Đ.Tuỳ

Bài liên quan

Đi tham vấn hết các bậc tôn túc trong nước, mà tâm chưa sáng đạo. Lần lượt đã 28 tuổi đầu, sư quyết chí sang Trung Quốc tầm học. Tháng 3 năm Giáp Thìn (1664) niên hiệu Cảnh Trị triều Lê, Sư cùng hai đệ tử lên đường sang Trung Quốc.

Khi đặt chân đến đất nước Trung Hoa xa xôi, sư tổ may mắn gặp được hòa thượng Thượng Đức trên núi Phượng Hoàng. Trải qua một quá trình dài đầy thử thách và khổ luyện để khai thông đạo pháp, năm 37 tuổi sư tổ Thủy Nguyệt đã được sư phụ của mình ban cho pháp hiệu là Thông Giác Đạo Nam Thiền Sư. Về nước, sư tổ Thủy Nguyệt ra sức hoằng pháp, cứu giúp nhiều cuộc đời con người trước những bi ai của số phận.

Theo tư liệu còn khắc trên bia đá hiện lưu giữ tại chùa, sư tổ Thủy Nguyệt viên tịch vào năm Chính Hòa thứ 20, đời vua Lê Hy Tông, tức là năm Giáp Thân (1704), ngài hưởng thọ 68 tuổi. Ngay cả câu chuyện ngài viên tịch và toàn thân tỏa ra mùi hương thơm ngát cũng được ghi lại khá chi tiết. Đó không chỉ là điều kỳ diệu mà sư tổ để lại sau khi về cõi Niết bàn mà còn là một “báu vật” của chùa Thánh Quang.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm