Thứ năm, 27/01/2022, 15:36 PM

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: “Thầy là một thực tại linh động, đang sống, có mặt khắp nơi”

"Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có Thầy, trong các vị cư sĩ quen biết đều có Thầy. Ở chỗ nào mà có thiền hành, thiền toạ, có pháp đàm, có ăn cơm yên lặng, có Sám Pháp Địa Xúc là có Thầy!..."

Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa an nhiên thị tịch vào lúc 00h00 ngày 22 tháng Giêng năm 2022 tại Thất Lắng Nghe, Tổ đình Từ Hiếu (Huế), nơi ông đã thọ giới xuất gia từ năm 16 tuổi và an dưỡng những năm tháng cuối đời theo ước nguyện “lá rụng về cội”. Sự ra đi của ông để lại khoảng trống lớn cho đệ tử trong và ngoài nước cũng như những độc giả yêu mến ông.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thích Nhất Hạnh là một Thiền sư Phật giáo, là học giả, sử gia, nhà văn hóa, một thi sĩ và cũng là nhà tranh đấu cho hòa bình. Ông đi khắp thế giới để giảng dạy và hướng dẫn các khóa tu, giới thiệu con đường thực tập chánh niệm qua cách giữ gìn năm giới. Điểm nổi bật trong pháp môn của ông là nhấn mạnh yếu tố hạnh phúc, hạnh nguyện dấn thân vào đời và áp dụng phương pháp chánh niệm vào đời sống hàng ngày.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn là tác giả của trên 100 cuốn sách, trong đó có "Đường xưa mây trắng", "Thả một bè lau", "Trái tim của Bụt"…Những cuốn sách được xếp hạng bán chạy nhất như "Hòa bình từng bước chân", "Phép lạ của sự tỉnh thức", "Bụt ngàn đời", "Chúa ngàn đời".

Cuốn "Đường xưa mây trắng", tiểu thuyết của Thiền sư về cuộc đời Đức Phật, từ lúc còn là Thái tử Tất Đạt Đa cho tới khi Ngài bắt đầu quá trình đi tìm con đường giải thoát cho chúng sinh khỏi bể khổ. Trong sách, đức Phật là một con người bình thường, không phải là thần thánh. Từ một con người bình thường, sống cuộc đời vĩ đại, mà Ngài đã trở nên vĩ đại.

'Đường xưa mây trắng' là tiểu thuyết của Thiền sư về cuộc đời Đức Phật.

"Đường xưa mây trắng" là tiểu thuyết của Thiền sư về cuộc đời Đức Phật.

Những cuốn sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã cho bạn đọc hiểu một cách dễ dàng những thuật ngữ Phật giáo, giáo lý căn bản quen thuộc như Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Vô Lượng Tâm, Bát Chánh Đạo, Vô Ngã, Vô Thường, Tính Không của Vạn Pháp, Nguyên Lý Tương Duyên, Tương Tức... cùng các phương pháp tu tập khác.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói với các đệ tử: "Thầy không muốn sau này quý vị xây cho Thầy một ngôi tháp ở tổ đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì Thầy đang trao truyền. Thầy rất không thích chuyện lấy một mớ tro từ hình hài của Thầy rồi bỏ vào trong một cái hũ, rồi đặt vào trong tháp. Thầy không phải là cái nắm tro đó. Không có lý Thầy chỉ là cái nắm tro ấy hay sao?

… Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có Thầy, trong các vị cư sĩ quen biết đều có Thầy. Ở chỗ nào mà có thiền hành, thiền toạ, có pháp đàm, có ăn cơm yên lặng, có Sám Pháp Địa Xúc là có Thầy!

… Nếu có một tảng đá có sẵn thì để vào trong hốc đá bản thảo của một cuốn sách của Thầy như cuốn Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức thì tảng đá đó có Thầy nhiều hơn là một cái tháp trong đó có một nắm tro. Đem tro mà rải hết ra ngoài để nuôi cây nuôi cỏ, cho cỏ cho cây lớn lên. Đừng có ngăn ngừa sự tiếp nối của nắm tro ấy..." .

Sự ra đi của Thiền sư Nhất Hạnh là mất mát lớn lao đối với cộng đồng Phật giáo thế giới và Phật giáo Việt Nam. Các cải cách Phật giáo của Thiền sư Nhất Hạnh về giáo dục Phật học, Phật giáo nhập thế, phương pháp hành đạo, hành thiền chánh niệm… đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành ngọn đuốc tỉnh thức cho nhiều thế hệ Tăng, Ni trong và ngoài nước./.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1

Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024

Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế

Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024

Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.

Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam

Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024

Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.

Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất

Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024

Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.

Xem thêm