Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 18/04/2016, 16:21 PM

Thiền và làm chủ bản thân

Không chỉ có tu hành người ta mới đề cập đến thiền và làm chủ cảm xúc, tập trung tinh thần, mọi hoạt động sống của con người đều cần như thế để đạt hiệu quả và phát huy năng lực trí tuệ.

Thời đức Phật thấy bờ giác và sở đắc thiền như một công cụ vi diệu, nhịp sống xã hội không như bây giờ. Đất nước Ấn cổ đại hãy còn thuần phác với nền nông nghiệp thô sơ, dân số ít, kết cấu xã hội và tổ chức sản xuất giản đơn... Tất cả giúp ta hình dung áp lực cuộc sống nhẹ nhàng hơn nhiều, rất nhiều nếu so sánh áp lực khủng khiếp của các xã hội công nghiệp ngày nay với cường độ lao động, các vấn nạn xã hội, nhu cầu chi tiêu và nguy cơ về sức khỏe, an ninh... đến mức khiến tỉ lệ tăng các ca bệnh về tâm thần tăng chóng mặt, thực sự là bức tranh khác thời đức Phật tại thế theo hướng căng thẳng, khẩn trương hơn nhiều.

Người ta đã nhấn mạnh đến các kỹ thuật huấn luyện tâm lý làm chủ bản, kiểm soát cảm xúc thông qua những khóa học đắt đỏ được hướng dẫn bởi những chuyên gia với bằng xanh bằng đỏ chuyên nghiệp. Các khóa học ấy đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.

Mạo muội khập khiễng so sánh thiền và kỹ năng kiểm soát làm chủ bản thân theo góc nhìn hai khái niệm có tính kỹ thuật thuần túy, không xét đến khía cạnh tâm linh và những vấn đề ẩn sâu không dễ hiểu về tôn  giáo học. Thiền thực sự đã đi trước vô vàn bước, như đã nói, khi xã hội cổ đại chưa nặng nề vấn đề áp lực cuộc sống như ngày nay. Về kỹ thuật, thiền đã đóng góp cho nhân loại phương pháp tuyệt hảo để làm chủ cảm xúc, kiểm soát tâm lý, khai mở tối đa các năng lực tinh thần của cá nhân thông qua quá trình tập trung tinh thần cao độ và làm chủ dòng tư tưởng.
 
Không có ý khen chê so sánh, nhưng quả thực, về kỹ thuật, thiền Phật giáo đã đạt một trình độ đỉnh cao, bằng chứng về đức Phật thông qua thiền và định đã ngộ được đạo là căn cứ bất khả tư nghì về công năng đặc biệt này. Nhân loại không chỉ có thiền Phật giáo, để làm chủ cảm xúc, vượt sang chấn tâm lý và đối đầu khủng hoảng, có rất nhiều phương pháp với tên gọi khác nhau, nhưng thiền Phật giáo mang một bản sắc không thể so sánh, ưu việt và đỉnh cao, nó phát huy trí tuệ con người và khả năng tinh thần, ý chí khó tưởng tượng của từng cá nhân đã sở đắc được thiền.

Cũng không bàn về khía cạnh từng đề cập có ý nghĩa chính trị, chỉ riêng đoạn phim tư liệu hình ảnh Tỳ kheo Quảng Đức thiền định trong lửa đỏ gây chấn động thế giới 1963 và mãi về sau này là một điển hình cho sức mạnh thiền khiến không ai, dù thuộc chính kiến quan điểm nào, có thể xem nhẹ thiền - giá trị đặc biệt của một tôn giáo.
 
Để sở đắc mức độ nhất định kỹ thuật làm chủ cảm xúc, kiểm soát bản thân thông qua những khóa học tính bằng ngày, người ta không cần nhiều. Nhưng thu hoạch cũng không nhiều. Để sở đắc kỹ thuật thiền ở mức độ nhất định, công phu và hạnh người tu sĩ - phật tử không ít nhưng bù lại, thu hoạch bất khả tư nghì, khó cân đo. Những ai đã trải nghiệm thiền theo đúng phương pháp nhà Phật tất yếu thấu hiểu cách nói này: vi diệu, khó bàn. Thiền giả không chỉ làm chủ bản thân, kiểm soát cảm xúc mà còn đạt được những cảnh giới tinh thần, đào luyện tâm hướng về cõi giải thoát tuyệt đối mà Đức Phật đã tìm ra. Thiền không thể có được thông qua những khóa học ngắn ngày và đắt đỏ.

Không chỉ có tu hành người ta mới đề cập đến thiền và làm chủ cảm xúc, tập trung tinh thần, mọi hoạt động sống của con người đều cần như thế để đạt hiệu quả và phát huy năng lực trí tuệ. Nói theo ngôn ngữ khoa học ngày nay, yêu cầu ấy gắn liền với việc làm chủ hoạt động sinh học của não bộ trong môi trường sống với áp lực. Người phóng viên tác nghiệp trong khu vực thiên tai, chiến tranh; tài xế ô tô, phi công điều khiển phương tiện; sinh viên trong phòng thi... tất tất đều cần như thế. Trong võ thuật, mọi trường phái, người ta đều đề cao yêu cầu kiểm soát tinh thần, làm chủ cảm xúc trước đối thủ sinh tử, nhất là đối với các trường phái võ thuật xuất xứ ở phương Đông. Một võ sinh làm chủ phương pháp kỹ năng tập trung tinh thần tốt hơn đối phương sẽ có lợi thế hơn, tất nhiên. Một võ sinh sở đắc kỹ thuật thiền càng được đánh giá cao hơn trong một so sánh tương đối với các chỉ số khác tương đồng. Thiền giúp võ sinh phát huy tốt hơn năng lực cơ bắp và sự khéo, làm chủ trận đối đầu sinh tử, dao động tâm lý ít hơn nếu  đối phương không làm được như thế. Thiền thú vị vậy, không chỉ là chuyện riêng trong chốn thiền môn với chuông mõ...

Nếu nhìn theo góc độ nào đó, có thể có người cho rằng lạm ngôn bàn đến thiền với những mở rộng đời thường như thế là không nên, nhưng có rất nhiều kiến thức Phật giáo đang phục vụ đời sống trong xu hướng gắn đạo với đời, Phật giáo và xã hội gần hơn, thiết thực và lợi sinh hơn - đã là một chủ trương nghiêm túc. Thiền có giá trị phục vụ đời sống rõ ràng như vậy và cần được khai thác như một con đường mang lại hạnh phúc đích thực cho con người.

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm