Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thiền và Trà (II)

Trà đã được dùng ở Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Hoa từ lâu. Vào thế kỷ thứ VII, với nền văn minh hưng thịnh của nhà Đường, uống trà trở thành một nghệ thuật như đánh đàn (cầm), chơi cờ (kỳ), làm thơ (thi) và vẽ tranh (họa).

Vài nét lịch sử

Sau này Lục Vũ (728-804) ở Trung Hoa, tác giả cuốn Trà kinh, đã mô tả các trà cụ đó và người ta thấy có vài thứ tương tự được sử dụng trong trà đạo của Nhật Bản hiện naỵ

Trà Kinh nói rất rõ về lịch sử của trà, các trà cụ, cách pha và uống trà. Ngày nay các thứ sau đây được dùng cho việc pha trà: một lò đun nước, ấm nấu nước bằng kim loại, chum đựng nước tinh khiết, bình đựng nước thừa, chén trà, muỗng tre, bót tre đánh bột trà hay trà triễn, khăn lụa để lau bình trà, khăn trắng lau chén trà cùng một số các trà cụ khác.

Trà Ðạo không phải chỉ là cách pha trà và uống trà. Trà Ðạo là cách sống trọn vẹn trong tỉnh thức, sống trọn vẹn với thế giới hiện tại, bây giờ và nơi đây.

Trà Ðạo không phải chỉ là cách pha trà và uống trà. Trà Ðạo là cách sống trọn vẹn trong tỉnh thức, sống trọn vẹn với thế giới hiện tại, bây giờ và nơi đây.

Bài liên quan

Trà thất – phòng uống trà, được xây cất theo đường nét lý tưởng truyền lại từ thế kỷ thứ XVI là một gian nhà tranh đơn giản. Ðúng hơn, đó là một túp lều với một cửa vào rất thấp, độ một thước tây. Thời trước, các trà khách thường phải để tất cả các áo giáp, cung kiếm bên ngoài và cúi mình thật thấp để vào bên trong trà thất. Tất cả mọi người trong trà thất đều bình đẳng như nhau. Trà chủ, còn được gọi là trà nhân – dù là một nhà quý tộc hay một lãnh chúa – khiêm tốn làm công việc pha trà đãi khách. Cung cách cúi chào trà khách, lau chùi các trà cụ, cách đưa tay mở vại nước, múc nước đổ vào bình, cầm chiếc môi tre có cán dài múc nước sôi chế vào chén trà, đánh bột trà cho tan vào nước hay bưng chén lên uống và mời khách sẽ phơi bày trạng thái tâm thức của trà chủ. Văn hóa của Trà Đạo là biểu lộ sự hoàn hảo trong các hành động vốn giản dị, không có gì là đặc biệt cả. Do đó, trà chủ hay trà nhân thường tự mình huấn luyện rất công phu việc pha trà mời khách trong chánh niệm.

Như vậy, Trà Ðạo không phải chỉ là cách pha trà và uống trà. Trà Ðạo là cách sống trọn vẹn trong tỉnh thức, sống trọn vẹn với thế giới hiện tại, bây giờ và nơi đây. Chủ và khách cúi chào nhau, bưng chén trà với các ngón tay không được tách rời, xoay chén trà phía trái trước khi uống, lúc uống trà phải từ tốn và chú tâm để cảm nhận trọn vẹn hương và vị trà, sau đó dùng khăn lau sạch miệng chén rồi chuyển chén trà mời người bên cạnh. Mỗi động tác là một hành vi tuyệt đối, không thiếu không thừa, chính xác nhưng khả ái, có chủ đích rõ rệt nhưng tự do tuyệt đối. Khi múc nước lạnh, trà chủ múc nước ở phía giữa lu vì chất cặn nằm phía đáy lu. Trái lại, khi múc nước sôi, phải múc ở phía dưới nồi vì chất không tinh khiết nổi lên trên. Mỗi trà cụ là một cái tuyệt đối, vượt lên giá cả, tính chất tốt xấu của các vật liệu làm ra chúng. Mỗi thứ vốn rất bình thường nhưng có một giá trị quý báu tuyệt đối nơi chính tự thân.

Trà chủ hay trà nhân thường tự mình huấn luyện rất công phu việc pha trà mời khách trong chánh niệm.

Trà chủ hay trà nhân thường tự mình huấn luyện rất công phu việc pha trà mời khách trong chánh niệm.

Đó là sự biểu lộ của sắc chính thực là không, không chính thực là sắc của trí tuệ Bát Nhã hay của lý sự viên dung và sự sự vô ngại pháp giới của giáo lý Hoa Nghiêm một cách rõ ràng, cụ thể, linh động và thâm sâu khi những người tham dự uống trà tình cờ nếm được thực chất của tâm giải thoát.

Bài liên quan

Cách uống trà trang trọng này ban đầu được thực hành trong các ngôi chùa và thiền viện Phật giáo, từ từ lan đến nhiều nơi với nhiều hình thái khác nhau. Đến thế kỷ thứ XVI, Lợi Hưu – một vị tổ của Trà Đạo Nhật Bản, đã thống nhất các quy luật để lập nên nền tảng cho trà đạo. Ông đã bỏ đi tất cả những thứ rườm rà và duy trì những gì tinh túy cần có về các cung cách pha trà, lau chùi các trà cụ, chào hỏi và uống trà. Nơi uống trà cũng trở thành một túp lều tranh có bếp than và ấm nấu nước sôi bằng thép, một hộp sơn mài đen chứa bột trà, muỗng múc trà ra chén và bót đánh trà hay trà triễn bằng tre. Chén trà càng đơn giản và thô sơ, biểu lộ cái bất toàn, thì càng được ưa chuộng vì theo ông, cái đẹp và chân thật có trong sự bất toàn.

Mỗi trường phái Trà Đạo có những trà cụ và hình thức trình bày khác nhau. Tuy nhiên, dù theo trường phái nào, trà đạo được thực hành để trà chủ mời khách uống trà. Trà đạo phát xuất từ Thiền Phật giáo do đó, dù theo trường phái nào, các trà nhân và trà khách đều thực hành phương pháp uống trà trong chánh niệm, hoàn toàn sống tỉnh thức trong giờ phút hiện tại khi tham dự vào lễ nghi uống trà:

“Chén trà trong hai tay

Chánh niệm nâng tròn đầy

Thân và tâm an trú

Nơi này và ở đây.”

(Thi kệ uống trà Làng Mai)

Qua sự thực hành mà khách và chủ đều biểu lộ tâm bình an, trong sáng và linh động, không vướng mắc vào các ý tưởng hay tâm tư thường ngày, hay các tạp niệm.

Qua sự thực hành mà khách và chủ đều biểu lộ tâm bình an, trong sáng và linh động, không vướng mắc vào các ý tưởng hay tâm tư thường ngày, hay các tạp niệm.

Qua sự thực hành đó mà khách và chủ đều biểu lộ tâm bình an, trong sáng và linh động, không vướng mắc vào các ý tưởng hay tâm tư thường ngày, hay các tạp niệm. Ðó là trạng thái thân và tâm tỉnh thức và buông xả, là trạng thái tự do tuyệt đối khi cùng có mặt với nhau, với các hoạt động thoải mái, đúng mức một cách tự nhiên, là từng nét đẹp tiếp tục xuất hiện ngưng đọng trong giây phút vĩnh cửu của thời gian trôi chảy không ngừng. Sự hòa hợp giữa chủ và khách, tâm và vật, không gian và thời gian, vũ trụ bao la và chén trà nhỏ bé, thời gian vô tận và thoáng chốc trôi nhanh, giữa cái rỗng lặng của tính không và màu sắc, âm thanh, hương, vị và cảm giác, giữa tĩnh và động, các động tác và sự tĩnh lặng mênh mông, đã được mọi người cảm nhận đầy đủ nơi đây. Đó là Đạo.

Trải nghiệm trạng thái thân và tâm tỉnh thức và buông xả, là trạng thái tự do tuyệt đối khi cùng có mặt với nhau, với các hoạt động thoải mái, đúng mức một cách tự nhiên, là từng nét đẹp tiếp tục xuất hiện ngưng đọng trong giây phút vĩnh cửu của thời gian trôi chảy không ngừng.

Trải nghiệm trạng thái thân và tâm tỉnh thức và buông xả, là trạng thái tự do tuyệt đối khi cùng có mặt với nhau, với các hoạt động thoải mái, đúng mức một cách tự nhiên, là từng nét đẹp tiếp tục xuất hiện ngưng đọng trong giây phút vĩnh cửu của thời gian trôi chảy không ngừng.

Bài liên quan

Trong trà thất, những khác biệt về giai cấp, của cải, ý tưởng, lập trường, cảm xúc hay cảm quan nhận thức tự chúng siêu vượt lên để hòa nhập vào thế giới chân thật tuyệt đối hài hòa của sự sự vô ngại pháp giới một cách cụ thể. Do đó, để gia tăng sự hòa hợp và chuẩn bị tâm thức cho người thưởng thức trà, các ngành nghệ thuật về vườn cảnh, kiến trúc, hội họa, chưng hoa, ẩm thực, đồ sứ cùng cung cách quy định cho chủ và khách qua tinh thần thiền được phối hợp tối đa một cách xuất sắc trong sự bình dị tự nhiên. Những người tham dự uống trà trong tỉnh thức thật sự đã tự huấn luyện rất nhiệt tình để phát triển khả năng nhận thức tinh tế về thẩm mỹ.

Qua đây, Phatgiao.org.vn xin giới thiệu một trong những địa chỉ tin cậy, uy tín khi quý Phật tử có nhu cầu dùng trà đó là Shop Ưu Đàm. Shop Ưu Đàm hiện đang cung cấp các sản phẩm trà như: trà Thiết Quan Âm,  trà Ô Long, Trà Phổ  Nhĩ… bên cạnh các sản phẩm trà, quý Phật tử còn có thể lựa chọn nhiều vật phẩm Phật giáo khác như Tượng Phật, chuỗi tràng hạt, chuỗi vòng Phật giáo...

Với ý nguyện luôn mong muốn đóng góp chút công đức, gieo duyên lành, đưa Phật pháp đến với nhiều người hơn, với mỗi vật phẩm, Shop Ưu Đàm muốn gửi gắm vào đó sự an lạc, làm sáng bừng ngọn đèn tuệ giác đến với quý Phật tử khi sử dụng để đạt tới cảnh giới cao nhất, cảnh giới của chư Phật, chư vị Bồ Tát, Thánh hiền, Tăng, hay là trạng thái “Trà Phật nhất vị, trà thiền nhất vị”. Tại đây quý Phật tử sẽ được cam kết cung cấp các sản phẩm trà chất lượng cao chắc chắn sẽ khiến quý Phật tử hài lòng.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ân sâu nghĩa nặng

Phật giáo thường thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Phật giáo thường thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Phật giáo thường thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm