Thiền dưới góc nhìn của khoa học Phương Tây
Từ “thiền” bao gồm sự đa dạng về thực hành trí tuệ từ kỹ năng thư giãn đến thực hành thiền định.
Thiền định và những lợi ích của Thiền định
Cách đây vài năm, vẫn còn xa lạ với sự kết hợp những thuật ngữ như khoa học với thiền định. Trong thời kỳ Phục hưng ở châu Âu, khoa học được tách riêng khỏi tôn giáo và được ấn chứng với công trình nghiên cứu lượng tử của định luật vật chất. Tôn giáo hay tâm linh bị xếp vào lĩnh vực thực thể chủ quan và kinh nghiệm phẩm chất, tức là những sự việc không thể thấy và đo lường được. Vì vậy đây là bước chuyển biến của khoa học phương Tây khi có cái nhìn về các hiện tượng chủ quan, cuộc sống nội tâm của người thực hành tâm linh mà biểu trưng là thiền. Do đó đã có cuộc gặp gỡ lần đầu tiên giữa nhà khoa học thần kinh Pháp, Francisco Varela, với Đức Đạt-lai Lạt-ma vào năm 1983. Sau đó, F. Varela quyết định tổ chức một diễn đàn để Đạt-lai Lạtma và các thiền gia khác có thể trao đổi tư tưởng với các nhà khoa học nổi tiếng…
Vào tháng 4/1983, tại thành phố Denver, Hoa Kỳ, một hội nghị quốc tế về nghiên cứu “thiền học” đã được tổ chức lần đầu tiên. Hàng trăm nhà khoa học thần kinh, tâm lý học gia, bác sĩ và các thiền gia đến từ các cơ sở nghiên cứu hiện tượng lạ thường trên thế giới, đã tham gia chia sẻ những kết quả nghiên cứu mới nhất về cơ chế nhận thức và thần kinh dưới tác động của thực hành thiền, hiệu ứng của thiền trên sức khỏe tinh thần và thể chất và những ứng dụng có thể thực hiện.
Từ “thiền” bao gồm sự đa dạng về thực hành trí tuệ từ kỹ năng thư giãn đến thực hành thiền định. Chủ yếu là một hệ thống phương pháp phức tạp để điều chỉnh cảm xúc và sự tập trung tư tưởng với cứu cánh sau cùng là hiểu được bản chất của hiện tượng tinh thần và sự thăng bằng của cảm xúc. Bây giờ chúng ta tập trung vào những phương pháp có nguồn gốc từ Phật giáo mà ngày nay được thực hành trong một số cơ sở tập luyện và ngay cả một số bệnh viện.
Kinh Phật giáo nói gì về thiền? Trước tiên, thiền phải nhắm vào việc tiêu trừ phiền não có nguồn gốc từ tinh thần (tư duy, cảm xúc tiêu cực); thiền là phương pháp dưới góc nhìn của khoa học phương Tây hiệu quả trong việc làm thay đổi những trạng thái về cảm xúc và nhận thức về chính mình; sau cùng, những thay đổi này được xem như bước khởi đầu để quán tưởng thâm sâu các trạng thái cảm xúc và một sự hiểu biết về các hiện tượng tinh thần. Nhưng làm sao để đạt được sự việc trên và não bộ tham gia vào mục tiêu này bằng cách nào? Các nhà thần kinh học phân ra 3 loại thiền: thiền tập trung tư tưởng, thiền quán tưởng mở và thiền về lòng từ bi.
Thiền tập trung tư tưởng
Thiền tập trung tư tưởng tức là tập trung chú ý đến một vật thể (thí dụ như ngọn đèn, hơi thở) và ổn định vật thể đó để tập luyện dần dần cách điều hòa sự tập trung. Vật thể là để làm thư thái tinh thần, giảm sự thiếu tập trung và để đạt được trạng thái thấy được diễn tiến nội tâm, chủ yếu là cảm xúc, ý tưởng và nhận thức. Trong thời gian thực hành, khả năng thấy được nội tâm có thể bị đẩy qua dạng thực hành thiền thứ hai: thiền mở mà Phật giáo gọi là Vipassana tức là thiền với tâm mở. Thiền với tâm mở trú trong trạng thái quán tưởng mà không cần tập trung vào một đối tượng nào cả.
Thiền quán tưởng mở
Nếu một ngày nào đó bạn có cơ hội thì hãy ngồi mười phút tại một nơi yên tĩnh, không gì ngoài việc cảm nhận sự hiện hữu của những cảm xúc sinh ra từ hơi thở. Thiền, phần lớn cảm nhận được luồng cảm xúc này.
Những người thực hành thiền đều đặn có thể làm biến đổi hoạt tính của não bộ, được xác định bằng các kỹ thuật như chụp cắt lớp (CT Scan) và chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI). Trong công trình nghiên cứu của Viện Đại học Wisconsin, các nhà nghiên cứu đã khảo sát não bộ của những người thực hành thiền đều đặn. Những người này đều đạt được 10.000 giờ thực hành thiền. Khi họ được cho nghe những âm thanh gây phiền não như tiếng rên rỉ, các nhà nghiên cứu nhận thấy hoạt tính của vùng nhân hạch (amygdale) của vỏ não (nhân hạch là vùng tạo ra các cảm xúc khác nhau, nhất là về lo âu, sợ hãi hay stress) đã giảm đi rõ rệt so với những người không thực hành thiền. Như vậy, thiền tạo ra được sự thanh thản, khả năng giữ được trạng thái cảm xúc ổn định, thuận lợi cho việc tập trung tư tưởng.
Thiền về lòng từ bi
Loại thực hành thiền thứ ba bao gồm việc phát triển một trạng thái xúc cảm về tha giác, sự trìu mến và lòng từ ái. Mục đích của phương pháp thiền này là để mở rộng lòng tốt, tính thương người và tha giác.
Vào năm 2008, các nhà khoa học đã khảo sát hoạt tính của não bộ ở những người thực hành thiền về lòng từ bi. Các nhà khoa học nhận thấy có sự tăng hoạt rất mạnh của hai vùng vỏ não phản ứng với âm thanh rên rỉ của giọng con người phát ra. Đây là vùng đảo trước (insula) và vùng cingula trước. Hai vùng này có chức năng thấu cảm về nỗi đau của tha nhân (xem hình). Trong thực hành thiền từ bi, não bộ trở nên nhạy cảm hơn với sự đau đớn của kẻ khác.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự tăng hoạt rất cao ở vùng vỏ não tâm thể thứ cấp, chuyên xử lý các cảm xúc của cơ thể, ở những người thực hành thiền kỳ cựu khiến cho họ cảm nhận được nỗi đau của tha nhân trong da thịt của mình.
Thiền trong y học
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề “thiền”. Ở những chủ thể không phải là bệnh nhân, thực hành thiền có khả năng cải thiện toàn bộ những biến đổi của sức khỏe, cũng như mức độ của stress, các phản ứng miễn dịch, huyết áp hay độ đau đớn. Ở những người đang chịu đựng các bệnh lý khác nhau, thiền có thể cải thiện một cách hệ thống và có ý nghĩa chất lượng cuộc sống: như đối với các bệnh xơ cứng rải rác, ung thư vú, bệnh phổi tắc nghẽn và nhiều bệnh kinh niên khác. Người ta cũng đã công nhận thiền làm giảm triệu chứng của các bệnh như cao huyết áp, bệnh vẩy nến và các bệnh tự miễn dịch.
Thiền có vẻ lợi ích vì tính tương tác toàn thể đối với sress. Hiệu ứng này là rất quan trọng bởi vì stress là một “gánh nặng lớn” đối với tất cả các bệnh lý. Đặc biệt là các bệnh kinh niên, bệnh lý gây đau đớn hay trong các bệnh mà điều trị kinh điển ít hiệu quả. Ở những bệnh nhân này, thực hành thiền đem lại rất nhiều lợi ích về mặt tâm lý: thiền làm tăng cường độ cảm xúc tích cực và làm cho tinh thần thư thái dễ chịu.
Cơ chế về tâm lý của thực hành thiền đã được nghiên cứu sâu sắc, thí dụ như trong trường hợp đau đớn. Trong khung về các bệnh tâm lý, quan trọng nhất chắc chắn là nằm ở chỗ làm giảm thiểu tần suất lo âu và trầm cảm. Sự tái lui tái tới là một triệu chứng thường gặp mà ở đó tinh thần bị ức chế và sự tập trung tư tưởng bị cản trở.
Tinh thần tác động lên thể xác như thế nào?
Thực hành thiền là học cách không bị dính mắc vào những ý nghĩ âu lo mà dung nạp sự hiện hữu của chúng nhưng không để bị “dính mắc”. Hiện tượng này như câu thành ngữ của Trung Quốc: “Bạn không thể ngăn cản con chim bay trên đầu bạn nhưng bạn có thể ngăn chận nó làm tổ trên tóc của bạn”. Cũng như vậy, nếu chúng ta không thể ngăn chận ý tưởng hay cảm xúc tiêu cực xuất hiện trong tâm của chúng ta, thì chúng ta có thể giữ khoảng cách đối với chúng. Đây là điều mà thiền có khả năng thực hiện được: dùng ý đối ý, không đối với có. Cái được mất là hiểu được có một sự khác biệt cơ bản giữa sự việc làm ta âu lo và suy ngẫm về sự việc làm chúng ta âu lo. Trong chiều hướng này, thiền không tìm cách làm thay đổi ý tưởng (như liệu pháp tâm lý nhận thức đã làm) mà chỉ làm tiến triển mối liên hệ với các ý tưởng đó để không phải bận tâm suy tư mà bị dính mắc. Chẳng hạn như đối với cơn đau hay những cảm xúc tiêu cực, thì không nhất thiết phải ngăn chặn sự hiện diện hay sự xuất hiện của nó mà chỉ cần làm giảm phản ứng của cơ thể chúng ta và như vậy sẽ làm giảm sự lệ thuộc đối với chúng.
Tác động làm giảm stress của thiền đã kích thích các nhà nghiên cứu bởi vì thiền cũng có thể được nghiên cứu ở mức độ sinh học tinh tế trong lĩnh vực tâm-thần kinh-miễn dịch học. Lĩnh vực này nghiên cứu những mối liên quan mật thiết và hỗ tương giữa trạng thái tâm lý và hoạt động của hệ thần kinh và miễn dịch (mà trước đây gọi là “y học tâm-thể”). Các nhà nghiên cứu cũng đã cho thấy sau vài tuần thực hành thiền đều đặn là có thể cải thiện các phản ứng miễn dịch sau khi tiêm vắc-xin chống cúm hay làm tăng chất lượng của lympho-bào T ở những người bị nhiễm HIV.
Tuy nhiên, tính tương tác của thiền còn có thể đi xa hơn nữa bằng cách làm biến đổi sự biểu hiện gien, có nghĩa là sự sản sinh protein ảnh hưởng lên chức năng của cơ thể. Hiện nay, người ta đã biết được sự biểu hiện này bị tác động đáng kể bởi nhiều yếu tố mà chủ yếu là các cảm xúc: Stress cũng có thể kích hoạt vài gien và các cảm xúc tích cực bất hoạt chúng. Vì thế, Tiến sĩ Herbert Benson và cộng sự thuộc Viện Đại học Harvard đã đối chứng 20 người thực hành thiền trong 9 năm với 20 người khác không thiền nhưng lại có cùng biểu hiện tâm lý.
Tác động của thiền trên biểu hiện gien
Các nhà nghiên cứu đã xác định được những sự khác biệt trong một chừng mực nào đó sự biểu hiện của một số gien: ở những người thực hành thiền, hơn 2.000 gien bị ảnh hưởng chủ yếu trong cơ chế phản ứng của stress (như viêm, sản sinh cortisol, chết tế bào…) bị bất hoạt, mà điều này không xảy ra ở những người không thực hành thiền. Sau đó đến lượt những người này bắt đầu thực hành thiền và nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Harvard so sánh biều hiện của gien “trước và sau”: họ nhận thấy là có sự biến đổi của biểu hiện gien, theo chiều hướng giảm biểu hiện gien liên quan đến stress. Như vậy, bất chấp di sản di truyền của chúng ta, thiền đã hạn chế một số bẩm chất di truyền.
Biến đổi sinh học quan trọng khác: tác động của thiền trên các telomere, một loại nút bảo vệ che phủ các đầu mút của nhiễm sắc thể. Một loại men, telomerase (được Tiến sĩ Elizabeth Blackburn khám phá ra năm 2009, đoạt giải Nobel Sinh học), được dùng để đảm bảo độ dài của các nhiễm sắc thể. Nhưng nó vẫn không đủ sức ngăn chặn độ dài của telomere giảm dần dần theo sự phân bào. Hơn nữa, telomere tỏ ra nhạy cảm với stress khiến chúng bị tổn thương.
Một công trình nghiên cứu quan trọng khác, được gọi là Dự án Shamatha do nhóm nghiên cứu Cliff ord Saron, thuộc Viện Đại học California, đã cho thấy thiền kích thích hoạt động của telomerase, có tác dụng ngăn chặn sự lão hóa tế bào. Trong công trình nghiên cứu này, 60 người thực hành thiền được tuyển chọn. 30 người trong số đó chấp nhận vào núi vùng Colorado trong 6 tháng để “tu luyện”, mỗi ngày thực hành thiền 6 tiếng. Còn 30 người khác, được “ẩn cư” để đối chiếu.
Kết quả đạt được rất khả quan: thiền làm tăng cảm giác tự chủ, giảm cảm xúc tiêu cực, thấy yêu đời hơn và đặc biệt tăng hoạt tính của men telomerase. Sự tăng hoạt tính này tỉ lệ với cải thiện biến đổi tâm lý khác nhau, được xem như là một dấu chỉ điểm.
Những hiệu ứng tích cực của thiền trên chức năng của cơ thể
Sự tập trung chú ý được nâng cao
Thực hành thiền tăng cường hiệu ứng tập trung chú ý trên một công việc hay một vấn đề cần phải giải quyết. Khi một người trong tình trạng tập trung cao độ, các sóng não tần số gamma sẽ đồng bộ hóa và tự khuếch đại một cách tự nhiên.
Cải thiện chức năng nhận thức
Một công trình nghiên cứu cho thấy sau ba tháng thực hành thiền tích cực, những người đó đã vượt qua dễ dàng các test về phản ứng nhanh đối với kích thích thị giác. Những khả năng mới có này hiện hữu lâu dài. Điều này khiến cho các nhà khoa học nghĩ rằng não bộ tương đối “nhuần nhuyễn” và thiền có thể “luyện tập” não bộ tương tự như luyện tập cơ bắp.
Hơn thế nữa, các nhà nghiên cứu còn cho thấy não bộ của người thực hành thiền trong nhiều năm sẽ có hiệu quả hơn. Thực vậy, não bộ của họ sẽ ít bị tác động bởi những kích thích bên ngoài, chủ yếu là ý tưởng và cảm xúc. Như vậy có thể tập trung tư tưởng tốt hơn về những công việc ưu tiên.
Nhiều cảm xúc tích cực hơn
Khi người ta ở trong trạng thái tích cực (vui vẻ,tò mò, sảng khoái, hãnh tiến…) thì hoạt động điện não chiếm ưu thế trong một vùng nhất định của não (vùng vỏ não trái trước trán). Các nhà nghiên cứu sử dụng máy chụp cộng hưởng từ để chụp não thì phát hiện người trong trạng thái thiền, vùng này được kích hoạt đặc biệt.
Nhiều tha giác hơn đối với tha nhân
Những người thực hành thiền đều đặn hình như có nhiều tha giác hơn (khả năng hiểu và chia sẻ về cuộc sống với người khác).
Hạnh phúc hơn
Giáo sư Richard Davidson, thuộc Viện Đại học Wisconsin, Hoa Kỳ, sau nhiều năm nghiên cứu đã cho biết con người có thể nâng cao mức độ hạnh phúc nhờ một cuộc luyện tập có hệ thống. Luyện tập này chính là thiền. GS R. Davidson tiên đoán não bộ sẽ thích ứng và biến đổi, điều đó được gọi là “thần kinh nhuần nhuyễn”. Từ đây, sự nhuần nhuyễn của não sẽ được cộng đồng khoa học biết đến. Và thiền, bằng cách biến đổi não bộ, sẽ làm tăng một cách tự nhiên một số tính chất “quý tộc” như lòng trắc ẩn, tha giác, vị tha, lòng nhân từ và tâm sáng suốt: tất cả những tính chất này sẽ mang lại hạnh phúc thực sự.
Nguồn: Le cerveau méditatif, Antoine Lutz, Cerveau&Psycho Magazine, N°52 - juillet - août 2012.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm