Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 05/05/2023, 13:30 PM

Thiểu dục và tri túc 

Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân mình rằng: “Bao nhiêu là đủ” chưa? Hầu hết chúng ta đều sống với cái dục rất lớn mà chúng ta không hề nhận ra.

Chúng ta mãi trỗi lên những mong muốn trong từng phút giây. Lúc thì mong cầu mình có cái này, lúc thì lại nghĩ muốn đến cái kia mà không nghĩ đến khả năng của bản thân, sức tài chính hay thậm chí là những cái đó có thực sự mang lại lợi ích cho chúng ta hay chỉ để thỏa mãn sáu căn trong chốc lát.

Trong Kinh Di Giáo, Phật cũng đã dạy “Người biết đủ tuy nằm dưới đất mà vẫn lấy làm an vui, người không biết đủ ở thiên đường vẫn không vừa ý”

Trong Kinh Di Giáo, Phật cũng đã dạy “Người biết đủ tuy nằm dưới đất mà vẫn lấy làm an vui, người không biết đủ ở thiên đường vẫn không vừa ý”

Trong một dịp tôi đi ăn ngoài, vô tình gặp lại bạn cũ thời đi học, chúng tôi trò chuyện trên trời dưới đất về cuộc sống của mình, rồi bạn ấy nói với tôi “Tôi ước gì một ngày có hơn 24h, 26, 27h càng tốt”. Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Để làm gì vậy?”, bạn tôi vẫn hồn nhiên đáp: “Thì để tôi dễ phân chia thời gian cho một ngày, chứ như bạn thấy đó, mình cứ loay hoay vừa học, vừa làm, cứ như thế một ngày 24h tôi cảm thấy không đủ để làm các việc khác, đành phải rút ngắn thời gian ngủ để tập trung các việc khác”. Nghe xong tôi cũng một phần cảm thấy thông cảm nhưng một phần lại sợ hãi về lòng tham của con người trong cuộc sống, muốn thay đổi cả quy luật thời gian của tự nhiên để sống thoải mái hơn cho mình. Tôi mới đáp lại: “Ví dụ một ngày có 30h vậy bạn có chắc đấy là đủ chưa?”, đắn đo một hồi bạn lại bảo: “Nếu chia thời gian một ngày cho các hoạt động từ học tập, đến làm việc, ăn uống nghỉ ngơi,… tôi thấy vẫn chưa đủ bạn ạ”. Tôi đáp ngay: “Vậy thì bao nhiêu là đủ?”, bạn bối rối không trả lời được. Như vậy có thể thấy trong bạn ấy đang tồn tại cái tham quá lớn và không biết đủ ngay trong hiện tại. Và chính điều đó làm tôi muốn chia sẻ đến mọi người một trong những lời Thế Tôn đã dạy khi Ngài còn tại thế đó là "THIỂU DỤC" và "TRI TÚC".

Là Phật tử, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần nghe qua từ “Thiểu dục” nhưng có thể chúng ta quên nó đi hoặc chúng ta không nhớ về nó, quên tìm hiểu nó, hoặc có cả những người còn hiểu sâu về nó nhưng lại không áp dụng cho cuộc sống này, nên tôi sẽ nhắc lại để các bạn ghi nhớ và thực hành.

“Thiểu dục” tức là mong muốn ít, mong muốn ít đối với cái mà mình chưa có, vì nhu cầu cần thiết mới mong cho có, nhưng phải biết tự lượng khả năng của mình, không mong cầu điều gì, cái gì quá khả năng và sức tài chính của mình.

Nhờ vào thiểu dục thì ta mới đối trị lại được cái tham, mà cái tham là điều cần đoạn diệt thì cuộc sống mới an nhàn, thảnh thơi, không vướng bận điều gì, không ưu tư suy nghĩ về tương lai hay hối tiếc cho quá khứ. Đoạn trừ được tâm tham là con đường giải thoát của bản thân đang rộng mở hơn.

“Tri túc” là sự biết đủ, là khi ở bất kì hoàn cảnh nào cũng an phận tùy duyên, không mong cầu thêm, như cả việc ăn, mặc, ở, tự thấy bản thân đã đủ dùng rồi thì không tham cầu có thêm, hơn cái đã có. Đơn giản nhất, dễ hiểu nhất, chúng ta thường mong muốn một cái điện thoại smartphone cao cấp để sủ dụng, nhưng hãy nhìn lại, bản thân mình đã có smartphone đủ chức năng là quá may mắn rồi, thì việc tham cầu thứ cao cấp hơn lại làm cho mình đắm chìm vào nó mà quên đi hiện tại cơ bản đã đủ dùng, mua mới về cũng chỉ dùng bao nhiêu đó, chỉ làm chúng ta trở nên phí phạm hơn mà thôi.

Hay đơn giản, chúng ta có xe đạp, chúng ta lại mong cầu xe máy số, có xe máy số, lại mong cầu thêm xe máy tay ga, có rồi lại tham cầu xe máy tay ga đắt tiền, thậm chí là xe hơi.... chính những cái tham cầu này đưa chúng ta đến đau khổ nhiều hơn, đưa chúng ta vào guồng xoay của vật chất và mãi không thể nào thoát ra được trừ khi tự nhận ra và sửa đổi, thực tập thiểu dục và tri túc.

Nhiều bạn trẻ hay than phiền về lương nhưng các bạn vừa có lương thì mang đi rải khắp bốn bể năm châu bằng những đơn hàng online hay những thứ xa xỉ không cần thiết. Hay thậm chí đua đòi theo bạn bè để sánh với nhau, trong khi điều đó không cần thiết, hay quá khả năng, nhưng vì muốn sánh với bạn bè nên phải tự hành hạ bản thân để có được điều đó. 

Tất cả những điều này nằm trong ngũ dục, cái mà chúng ta nên đoạn trừ đó là “tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ kĩ”. Khi đã đắm chìm vào nó, chúng ta sẽ mất tự chủ và chỉ còn là nô lệ cho những ham muốn của đời mình. Hay khi đắm chìm vào ngũ dục, thiếu tri túc, chúng ta sẽ làm những nghiệp ác mà chẳng gớm tay, không phân biệt nẻo chánh đường tà, nhắm mắt lao vào nơi tội lỗi vô cùng ngay cả ở hiện tại và tương lai.

Trong Kinh Di Giáo, Phật cũng đã dạy “Người biết đủ tuy nằm dưới đất mà vẫn lấy làm an vui, người không biết đủ ở thiên đường vẫn không vừa ý”.

*Bài dự thi được gửi từ tác giả: Võ Minh Hào; địa chỉ: 249/52, ấp 7 xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thư gửi Thế Tôn: “Dù thế nào, con vẫn vững bước đi trên đường này”

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:16 28/04/2024

Con biết là “một cánh hoa đào rơi không làm cho sự có mặt của cây hoa đào suy giảm”, “sự biểu hiện hay ẩn tàng của hình tướng con sóng không làm suy giảm sự có mặt của đại dương”.

Thí dụ bảo châu trong áo

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:37 11/05/2023

Pháp Hoa cửu dụ bao gồm: thí dụ nhà lửa, thí dụ con nghèo của phú ông, thí dụ dược thảo, thí dụ hóa thành, thí dụ bảo châu trong áo, thí dụ viên bảo châu trong tóc, thí dụ thầy thuốc chữa bệnh cho con, thí dụ người thợ gốm và thí dụ người mù từ thuở nhỏ.

Lá thư gửi chính tôi ở tương lai

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:15 11/05/2023

Bản thân yêu quý! Thời gian gần đây tớ đã nhận phải rất nhiều phiền não từ chính gia đình nhỏ của mình. Tớ vớ phải một anh chồng gia trưởng, vũ phu. Tớ đi làm bị người khác bắt nạt. Tớ về nhà công việc chất đống. Thu nhập tớ không đủ trang trải cho gia đình nhỏ của mình.

Hạnh Di Lặc

Đạo Phật trong trái tim tôi 08:29 11/05/2023

Vậy làm cách nào để tâm ta an lạc, hoan hỷ? Đó chính là học hạnh tùy hỷ của Phật Di Lặc. Tùy hỷ là từ bi và hỷ xả. Tu tập chánh pháp, rèn luyện lòng từ, không nổi tâm sát sanh, đấy là từ bi.

Xem thêm