Thiếu vắng bên trong đến từ đâu?
Chúng ta luôn đi tìm cái bên ngoài để lấp đầy những thiếu thốn bên trong. Nghĩa là chúng ta đang đi tìm một ảo giác, tìm cái gì đó bên ngoài lấp đầy cái trống vắng bên trong.
Bài học quan trọng nhất về hạnh phúc rút ra từ nghiên cứu của Đại học Harvard
Vậy nảy sinh câu hỏi:
Thiếu bên trong xuất phát từ đâu?
Thiếu thốn bên trong là cái mà hầu như người nào cũng có,
Kể cả Đức Phật lúc chưa giác ngộ cũng có cảm giác đó.
Lúc nào bên trong con người cũng cảm thấy mình không đầy đủ và đi tìm kiếm thêm. Ví dụ, ngồi một lúc trong phòng chán, bật ti vi lên xem, rồi lại chán quá và đi chỗ khác...Bên trong ta cảm thấy thiếu thốn, không đầy đủ và ta muốn tìm kiếm ra bên ngoài để bù vào.
Cái thiếu bên trong đó đến từ đâu?
Từ suy nghĩ của con người phân chia thế giới làm hai phần:
Tôi và những cái bên ngoài. Tôi là những cái bên trong phần da. Bên ngoài là những cái không phải là tôi, sự phân biệt thế giới làm đôi và sinh ra những cái của tôi và không phải của tôi.
Trong một Hội thảo về Hôn nhân gia đình, người ta phỏng vấn một người phụ nữ:
- Chồng chị có làm cho chị hạnh phúc không?
Lúc đó, anh chồng ngẩng cao đầu kiêu hãnh vì anh ta tin rằng cô vợ sẽ trả lời: "Có!" Bởi vì cô ấy chưa bao giờ ca thán điều gì trong suốt ngần ấy năm chung sống.
- "Không! Anh ấy không làm tôi hạnh phúc"
Anh chồng tròn mắt nhìn vợ mình, quá đỗi ngạc nhiên. Người vợ tiếp tục:
- Chồng tôi không làm cho tôi hạnh phúc. Mà tôi hạnh phúc.
Tôi có hạnh phúc hay không, không phụ thuộc vào anh ấy, mà vào chính bản thân tôi.
Tôi là người duy nhất có thể quyết định được sự hạnh phúc của tôi.
Tôi cảm thấy mình hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh, mọi thời khắc. Nếu hạnh phúc của tôi phụ thuộc vào ai đó, hay vào cái gì đó thì thật sự là khó khăn.
Tất cả những gì tồn tại trên mặt đất này đều thay đổi liên tục: Con người, tiền bạc, khí hậu... và ngay cả cơ thể của tôi nữa. Tôi đã học được nhiều điều trong cuộc sống. Từ đó tôi quyết định niềm hạnh phúc của tôi.
Khuynh hướng dựa dẫm các đối tượng bên ngoài để có hạnh phúc là nguyên nhân làm con người ta hụt hẫng, thất vọng và đau khổ triền miên mà nhạc sĩ họ Trịnh có câu hát: ''Tìm nhau trong hạnh phúc vô thường''. Càng tìm kiếm hạnh phúc bên ngoài càng lệ thuộc vào sự ban phát của người khác, từ đó càng càng cảm thấy cô đơn. Kì thực, không một ai có thể lấp đầy khoảng trống trong ta...
''Có một lần ra biển lúc chiều rơi
Uống nước biển để... tâm tình thôi khát?
Hạnh phúc truy cầu nắm tay cùng ảo giác
Loài người say hoài, đâu phải rượu trần gian.''
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh phúc quanh ta
Sống an vui 06:28 24/11/2024Một triết học gia cổ đại đã từng nói “tôi suy nghĩ về cuộc sống của những người dân lao động. Họ làm việc, chịu đựng khó khăn và đau khổ. Họ sống và chết trong mọi ngõ ngách của cuộc đời, nhưng họ vẫn cảm nghiệm được hạnh phúc…”
Hạnh phúc thực sự đến với những ai sống chân thật
Sống an vui 21:02 23/11/2024Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác nghĩ về chúng ta. Ta cố gắng tỏ ra tốt đẹp và làm cho người khác nghĩ về ta một cách tích cực.
Tranh cãi và yêu thương
Sống an vui 13:15 23/11/2024Sống trong thế giới thật giả lẫn lộn này, chúng ta rất khó xác định được những lời ngon ngọt thường ngày của người với ta có phải chân tâm thật ý?! Chỉ khi đứng trước quyền lợi hoặc phát sinh mâu thuẫn, đôi bên có sự tranh chấp mới có dịp nhìn rõ nội tâm đối phương.
Thiết lập một đời sống an lành
Sống an vui 09:22 23/11/2024Trong cuộc đời đầy biến động, có lẽ ai trong chúng ta cũng từng ao ước một cuộc sống an lành, nơi tâm hồn không còn bị cuốn theo những lo toan, phiền muộn. Là một Phật tử, tôi nhận ra rằng an lành không phải điều gì quá xa vời.
Xem thêm