Thứ năm, 04/04/2019, 05:53 AM

Indonesia sửa lỗi chính tả về ngôn ngữ trong Phật giáo

Sau nhiều thập kỷ, Chính phủ Indonesia đã sửa một lỗi chính tả liên quan đến Phật giáo. Trước đây, thông tin trên các loại căn cước của quốc gia vạn đảo này đều ghi “Budha” thay vì cách viết đúng phải là “Buddha”.

Phật giáo được công nhận là một trong 6 tôn giáo chính thức ở Indonesia. Tất cả công dân của quốc gia vạn đảo này đều được yêu cầu lựa chọn một tôn giáo chính thức và tôn giáo này được thể hiện trên các thẻ căn cước (ID).

Ngày 06/02/2019 vừa qua, Bộ Nội vụ Indonesia đã ban hành một công văn thông báo Cơ quan đăng ký Dân sự và Dân số đã thực hiện việc điều chỉnh nói trên.

Cư sĩ Jandi Mukianto, Phó Chủ tịch Hội đồng Cộng đồng Phật tử Indonesia (Walubi), phát biểu với The Jakarta Potst rằng cộng đồng Phật tử trong một thời gian dài đã yêu cầu Chính phủ Indonesia phải sửa lỗi chính tả này. Trong nỗ lực gần đây nhất của mình vào tháng 12 năm 2017, Cư sĩ Jandi Mukianto đã gửi một bức thư đến Cơ quan Đăng ký Dân sự và Dân số và Bộ các Vấn đề Tôn giáo để yêu cầu thực hiện việc sửa lỗi chính tả. “Cuối cùng các Phật tử cũng đã nhận được cách viết đúng đắn cho tôn giáo của mình trên thẻ căn cước sau một thời gian dài”.

Một người đàn ông Indonesia đang dâng hương tại một ngôi già lam tự viện Phật giáo ở Jakarta hôm 19/02/2019. (Nguồn: AFP)

Một người đàn ông Indonesia đang dâng hương tại một ngôi già lam tự viện Phật giáo ở Jakarta hôm 19/02/2019. (Nguồn: AFP)

Bài liên quan

Cư sĩ Jandi Mukianto cũng đặt nghi vấn vì sao Chính phủ Indonesia lại mất quá nhiều thời gian cho việc sửa lỗi này.  “Tôi không biết liệu đó có phải do sự quan liêu phức tạp hay vì Phật tử không chiếm đa số ở quốc gia vạn đảo này, nhưng họ đã mất rất nhiều năm để sửa lỗi chính tả này”.

Ông cũng đã nhấn mạnh rằng cách viết phải theo chuẩn chính tả trong Đại từ điển Ngôn ngữ Indonesia, trong đó Đạo Phật được viết là “Buddha”.

Theo một bản báo cáo tổng quan của trang web thu thập dữ liệu nhân khẩu học World Population Review, Phật giáo là một tôn giáo lớn thứ tư thế giới với khoảng hơn 500 triệu Phật giáo đồ. Riêng ở quốc gia vạn đảo Indonesia, theo thống kê năm 2010 có khoảng 1,7 triệu Phật giáo đồ tại quốc gia vạn đảo này.

Thượng tọa  Viyananda, một vị tăng sĩ Phật giáo ở Medan, Bắc Sumatra, giải thích chữ “Buddha” là từ gốc chỉ Phật giáo, có nguồn gốc từ chữ “Budha Graha”, một từ Sanskrit có nghĩa là sao Thủy tinh, còn Buddha là một danh hiệu thường được dùng để chỉ những vị đã đắc đạo. Đó là lý do tại sao việc viết các thuật ngữ một cách chính xác lại quan trọng đến vậy.

Các cộng đồng Phật tử ở Indonesia đánh giá cao động thái vừa qua của Chính phủ Indonesia sau nhiều thập kỷ chờ đợi.

Cư sĩ Tony Aci, Phó Chủ tịch nhánh Bắc Sumatra của Hội đồng Budayyana Indonesia phát biểu rằng, Phật tử Indonesia đã đấu tranh kiên cường cho quyền được công nhận tôn giáo một cách đúng chính tả của họ trong các văn bản chính thức. Ông chia sẻ: “Trong thời gian qua, chúng tôi đã phản đối việc viết sai chính tả tôn giáo của chúng tôi vì nó khác với cách viết chữ Pali”.

Phản hồi việc viết sai chính tả này, ông Supriyadi, người phụ trách phát triển các cộng đồng Phật giáo trực thuộc Bộ các Vấn đề Tôn giáo Indonesia, cho rằng lỗi này xuất phát từ sự hiểu biết hạn chế về Phật giáo. Ông chia sẻ với tờ The Jakarta Post rằng: “Nó không liên quan đến các vấn đề chính trị hay đại loại vậy. Nó chỉ là kiến thức hạn chế về Phật giáo mà thôi”.

Lip: Indonesian government fixes misspelling of 'Buddha'

 Vân Tuyền (Nguồn: The Jakarta Post)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng

Quốc tế 10:00 25/11/2024

Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Xem thêm