Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/08/2021, 15:16 PM

Thông tin khoa học về biến thể Lambda

Biến thể Lambda - Một biến thể mới của virus SARS-CoV-2, được cho là có thể "kháng vaccine", đang khiến nhiều nhà khoa học phải chú ý khi xuất hiện ngày càng nhiều.

Chúng ta đã biết gì về biến thể COVID-19 mới mang tên Lambda?

Biến thể Lambda lần đầu tiên được xác định ở Peru vào tháng 12/2020. Nhưng sau đó, nó đã tăng tốc và chiếm tới 90% tổng số ca nhiễm ở đây. Hiện biến thể Lambda đã có mặt ở ít nhất 41 quốc gia.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết trong Bản cập nhật dịch tễ học hàng tuần được công bố vào ngày ngày 15/6: "Biến thể Lambda là nguyên nhân dẫn đến số ca nhiễm bệnh trong cộng đồng cao đáng kể ở nhiều quốc gia, với tỷ lệ lây nhiễm và tỷ lệ mắc bệnh COVID-19 tăng theo thời gian. Lambda mang một số đột biến có liên quan đến việc tăng khả năng truyền nhiễm hoặc tăng khả năng chống lại các kháng thể trung hòa".

Biến thể Lambda hiện lây lan đến hàng chục quốc gia trên thế giới. Ảnh: healthpolicy-watch

Biến thể Lambda hiện lây lan đến hàng chục quốc gia trên thế giới. Ảnh: healthpolicy-watch

Phát biểu với CNN, Tiến sỹ Gregory Poland, Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu vaccine thuộc Mayo Clonic, cho rằng giới chức y tế phải cảnh giác ngay khi xuất hiện một biến thể có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng. Các biến thể mới vẫn xuất hiện và câu hỏi đặt ra là liệu những biến đổi bên trong gene của virus có giúp chúng mạnh hơn và gây bất lợi cho con người hay không. Theo chuyên gia này, câu trả lời trong trường hợp biến thể Lambda là có.

Tiến sỹ Adam Taylor, chuyên nghiên cứu về các chủng virus mới tại Viện Y tế Menzies ở Queensland thuộc Đại học Griffith (Australia), cho biết nhiều cơ quan đang theo dõi biến chủng Lambda.

"Bằng chứng dịch tễ học đang được tập hợp để biết chính xác về mối đe dọa của Lambda, do đó trong giai đoạn này, cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để tìm hiểu các đột biến của nó ảnh hưởng như thế nào tới tốc độ lây nhiễm, khả năng né vaccine và gây bệnh nặng".

Theo Tiến sỹ Taylor, các bằng chứng sơ bộ cho thấy Lambda có thể dễ tác động tới tế bào hơn và có khả năng phản kháng hệ miễn dịch của con người cao hơn một chút nhưng các loại vaccine vẫn phát huy hiệu quả với biến thể này.

Bên cạnh đó, Lambda có một số đột biến có tác động tới các gai protein của virus SARS-CoV-2 qua đó giúp nó có đặc tính lây nhiễm mạnh hơn. Chuyên gia này cho rằng một điều chưa biết chính xác đó là liệu những đột biến này có giúp Lambda gây ra một đợt dịch khác đáng lo ngại hay không.

Lambda có kháng vaccine không?

Cho đến nay, các dữ liệu vẫn còn khác biệt về mức độ bảo vệ của vaccine chống lại biến thể Lambda và các nhà khoa học cho biết họ cần nghiên cứu thêm về điều này.

Biến thể Lambda có khả năng lây truyền nhanh hơn các biến thể như Delta, Alpha và Gamma. (Ảnh minh họa: Getty Images)

Biến thể Lambda có khả năng lây truyền nhanh hơn các biến thể như Delta, Alpha và Gamma. (Ảnh minh họa: Getty Images)

Tờ Metro dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Chile ở Santiago (Chile) bày tỏ nhiều lo ngại.

"Dữ liệu của chúng tôi lần đầu tiên cho thấy rằng các biến đổi trong gai protein của biến thể Lambda có thể đào thoát để trung hòa các kháng thể và tăng cường tính lây nhiễm", các nhà nghiên cứu cho biết. Nghiên cứu dựa trên đánh giá mẫu máu của các nhân viên y tế đã được tiêm vaccine Sinovac-CoronaVac của Trung Quốc cho biết.

Trước đó, theo một số nghiên cứu ban đầu trong ống nghiệm, biến thể Lambda mang 2 đột biến T76I và L452Q, có khả năng làm tăng khả năng lây nhiễm so với chủng gốc SARS-CoV-2.

Biến thể Lambda còn mang 3 đột biến RSYLTPGD246-253N, 260 L452Q và F490S có thể thoát khỏi kháng thể trung hòa sau khi nhiễm và sau khi tiêm các loại vaccine Pfizer, Moderna và Sinovac-CoronaVac.

Đối với hai loại vaccine Pfizer và AstraZeneca, tại Chile, 2 loại này ít được sử dụng nên không đủ dữ liệu để biết liệu biến thể Lambda có kháng vaccine hay không.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người Sài Gòn hoan hỷ với mây ngũ sắc lấp lánh

Môi trường 18:59 12/05/2024

Mây ngũ sắc với diện tích rộng được biểu hiện trên bầu trời Sài Gòn chiều nay, 12/5 thu hút đông đảo người dân quan tâm. Nhiều người chụp hình được hiện tượng tự nhiên này đã chia sẻ lên mạng xã hội và được đón nhận hoan hỷ.

Ngắm 7 đóa sen kính mừng Phật đản ở hồ Nhân Cơ

Môi trường 18:42 12/05/2024

7 đóa sen vàng vừa được chùa Phước Quang (xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông) hạ thủy xuống hồ Nhân Cơ sáng 12/5.

Bài kinh ca tụng Đất Mẹ

Môi trường 15:27 09/05/2024

Bài kinh Ca tụng Đất mẹ/ Nam mô Bồ Tát Thanh Lương Địa/ Mẹ của trần gian của mọi loài/ Chúng con xin hướng về chiêm ngưỡng/ Ngôi sao xanh biếc giữa lưng trời;

Nhóm Sài Gòn Xanh hơn 1 năm làm sạch 150 kênh rạch

Môi trường 06:48 28/04/2024

Dọn dẹp hơn 2.000 tấn rác, làm sạch hơn 150 kênh rạch tại TPHCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu… tạo ra một làn sóng hưởng ứng làm sạch môi trường - là những gì nhóm Sài Gòn Xanh làm được trong hơn 1 năm qua, để nỗ lực "thay áo" mới cho hàng trăm kênh rạch ô nhiễm.

Xem thêm