Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 05/01/2023, 13:06 PM

Thư gửi con trai

Con trai yêu quý! Chiều nay cha mẹ tới thăm căn nhà mới của con đang xây dựng, biết con đi công tác xa, cha viết mấy dòng gửi con. Cha không muốn gọi điện vì sợ ảnh hưởng tới công việc của con.

Thương trường như chiến trường cha biết con vất vả nhiều nhưng bận gì cũng phải nhớ ngồi thiền đấy nhé! Ngồi thiền con sẽ thấy thoải mái và tiếp tục công việc hiệu quả hơn. Thiền của Đức Phật truyền lại giúp chúng ta có được tư duy sáng suốt và giảm đi những căng thẳng tốt nhất.

Ngày Phật thành đạo (tám tháng 12 âm lịch) tới, con sắp xếp công việc đưa cả nhà đi lễ Phật nhé! Nếu bận không về nhà được thì con tranh thủ tới ngôi chùa gần nơi công tác nhất. Từ Bắc xuống Nam phần lớn những ngôi làng của người Việt đều có chùa thờ Phật con ạ! Cả các di tích lịch sử hiện nay cũng có nơi thờ Phật.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Căn nhà mới của con có phòng riêng thờ Phật trên tầng cao nhất. Cha hiểu ý của vợ chồng con là muốn cha mẹ về ở cùng. “Trẻ tới trường học tập, già tới chùa tu tập” là truyền thống của quê mình đó con! Tuổi già có nơi lễ Phật mỗi ngày là một hạnh phúc. Tuy vậy nhưng khi nào về sống trong căn nhà đó ngày chủ nhật con cho cha mẹ đưa các cháu tới chùa nghe hòa thượng giảng Pháp nhé. “Nhà có vàng không bằng làng có sư” mà con. Riêng gia đình mình từ thời ông nội đã cho con trẻ đi chùa để học tập tâm đức của nhà Phật.

Với ông nội: Chùa là ngôi trường để học đạo làm người. Bọn trẻ lớn lên phải hiểu luật nhân quả của vũ trụ và thấm nhuần giáo lí của Nhà Phật mới trở thành những cá nhân tốt và hiếu kính với cha mẹ. Thờ Phật trong nhà là để bọn trẻ ngày ngày nhìn thấy hình ảnh Phật, học tập và làm theo những lời dạy của Đấng Giác Ngộ tối cao. Cha mẹ rất vui khi con cho các cháu tham gia những khóa tu hè. Con làm kinh doanh tạo ra việc làm nuôi sống nhiều người nhưng lúc nào con cũng phải tôn trọng những người làm nhân viên cho mình như anh em ruột thịt.

Với Đức Phật mọi người đều bình đẳng, người làm việc này kẻ làm việc kia ai cũng góp phần dựng xây cho cuộc sống ngày một tốt hơn. Nhà mình sẽ  hiến đất ở quê cho nhà nước làm đường. Việc này nhiều lần cha đã định bàn với con nhưng thấy công việc kinh doanh của con bận quá cha lại thôi. Mảnh đất nhà mình ở quê kéo dài theo con đường làng, nhà nước mở rộng đường làng thành quốc lộ sẽ chiếm mất hai phần ba diện tích. Con ngõ phía đông nhà mình hẹp quá, cha sẽ hiến thêm 100 mét vuông đất mở rộng để những người phía trong đi được thuận lợi hơn. Hiến đất cho nhà nước làm đường là một hạnh phúc, không phải ai cũng may mắn có được! Cha mẹ về ở với con rồi thì cũng chẳng cần giữ đất ở quê nhiều làm gì nữa. Cả nhà mình đều là những người có đạo biết khiêm nhường và hiểu đạo lí nên sống với nhau sẽ hòa thuận và hạnh phúc. Tất cả  đều do bản thân mình làm nên. Giáo lí của Phật không có một từ bảo con người ỷ lại trông chờ sự ban phát của bề trên.

Nhà mình hôm nay do các con chăm chỉ làm ăn, cả hai anh em đều có được cuộc sống ổn định. Nhận thêm số tiền đền bù cha mẹ cũng không trở thành người giàu có. Từ khi các con có cuộc sống riêng, cha mẹ làm được đồng nào là mang giúp đỡ người khó khăn. Cha mẹ đều có lương hưu của nhà nước chi tiêu cũng đủ cho cuộc sống. Thêm số tiền đền bù này rất có thể gia đình nhà mình lại trở nên bất hòa. Mảnh đất này không phải là cha mẹ mua mà là của ông nội để lại. Nếu chia thì phải có phần của cô con nữa. Nếu xét về nguồn gốc thì mảnh đất này có từ thời cụ tổ. Nhận tiền rồi chia cho những ai, sao cho công bằng là rất khó phải không con. Hiến cho nhà nước tạo phước cho con cháu trong chi họ là tối ưu. Mỗi người đi qua, chi họ được một chút phước nhỏ, nhiều năm trôi qua công đức sẽ trở nên vô bờ. Có sức khỏe là có tất cả con ạ!

Đức Phật cho ta sáng con mắt chặt đầu gối. Nhờ phúc ấm của tổ tiên chi họ nhà mình ai cũng làm được miếng ăn, không có ai lâm vào cảnh nghèo khó. Vậy nên khi cha đưa ra ý kiến hiến đất cho nhà nước là mọi người đều đồng ý. Trách nhiệm của hôm nay là phải tạo phước đức cho con cháu mai sau. Dòng họ nhà mình nhiều đời đã theo đạo Phật. Các cụ xưa học Nho nhưng vẫn đi lễ chùa, vẫn giảng giáo lí của Phật cho con cháu nghe. Những người có kinh tế khá đều đóng góp một chút rất nhỏ xây dựng ngôi Tam Bảo cho ngày một khang trang. “Con giàu một bó, con khó đem tâm”. Ai cũng có quyền tới chùa lễ Phật và học đạo cả con ạ! Mỗi khi ngày mới trở về thức dạy cùng với tiếng chuông chùa ngân nga là hạnh phúc của cha đó con. Không phải ngẫu nhiên mà ngày sinh của Đức Phật trở thành ngày hòa bình thế giới. 

Đạo Phật đến với người Việt mình khoảng hai nghìn năm rồi con ạ. Chùa Hang ở Đồ Sơn Hải Phòng tương truyền là nơi đầu tiên nhà sư Ấn Độ dựng bàn thờ Phật. Phật giáo cùng nhân dân ta trải qua rất nhiều thăng trầm của lịch sử. Trải qua  khoảng nghìn năm dưới ách đô hộ của phong kiến phương bắc, khi dành được độc lập, các trí thức Phật giáo đã giúp nhà vua xây dựng nền thái bình thịnh trị rất có hiệu quả. Thời Lý_Trần đạo Phật còn là Quốc giáo. Những triều đại sau, do ảnh hưởng của Nho giáo, đạo Phật không còn là quốc giáo nhưng vẫn được triều đình và nhân dân coi trọng. Con biết không? Trạng nguyên Lê Ích Mộc ở xã Quảng Thanh, Thủy Nguyên, Hải Phòng là một người con Phật nhập thế giúp đời. Nhà sư là người Việt đầu tiên có ý thức trồng cây gây rừng. Không phải đi đâu xa gần ngay nhà mình thôi cũng có nhiều điều do đạo Phật mang lại cho đời đẹp lắm. Con quan tâm một chút là thấy ngay thôi.

Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ có rất nhiều người con Phật trên vùng đất Hải Phòng cởi áo cà sa đi theo tiếng gọi của tổ quốc. Mặc dù đạo Phật hiện nay có nhiều giáo phái, giáo lí thì lại rất rộng nhưng có nét  chung là nhân quả và tứ diệu đế. Con có điều kiện đi nhiều nơi gặp gỡ nhiều người, ai có lòng tôn kính Phật và tin vào thuyết nhân quả, tu tập theo Bát chánh đạo thì đó là người của nhà Phật và là những người bạn tốt của chúng ta… Cha rất hài lòng khi thấy trong nhà của con sẽ có chỗ dành cho tủ sách Phật Pháp.

Đức Phật nhập Niết bàn gần ba nghìn năm rồi, lời dạy của Đấng Giác Ngộ còn tới hôm nay là phần lớn nhờ những cuốn sách. Dạy bọn trẻ yêu kính Phật phải đồng thời với việc cho chúng được đọc sách Phật. Cha rất thích bộ truyện tranh (100 tập) đỉnh núi tuyết của Thượng tọa Thích Chân Quang. Hiện con đang ở Thành phố Hồ Chí Minh nhớ mua về nhé. Nếu điều kiện kinh tế cho phép mua gia thêm mấy bộ để cha tặng cho bạn bè. Cố gắng hoàn thiện nhà trước tết để mùa xuân tới chúng ta được sum họp.  

Chúc con trai yêu quý có chuyến công tác hiệu quả thành công.

*Bài viết được gửi từ tác giả Lê Trung Cường - Giáo viên trường khiếm thị Hải Phòng; địa chỉ: Thôn Bốn, Bắc Sơn, An Dương, Hải Phòng.

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT - TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024

Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Xem thêm