Thuận duyên và chướng duyên

Chết cũng là một cái duyên, sống cũng là một cái duyên, buồn vui cũng là một cái duyên. Cái quan trọng nhất là ngay trong cái chết chúng ta cũng biến nó thành một thứ thuận duyên.

 Bệnh nó cũng là một chướng duyên nhưng mà mình cũng xem nó là thuận duyên để mà mình tu. Cái ghẻ lạnh, cái hờ hững của đời sống thì dễ bị người ta đánh giá nó là một thứ chướng duyên nhưng mà thật ra nó là một thứ thuận duyên.

Tôi biết có nhiều người Phật tử, họ có thời gian đi chùa đi dự các khoá thiền chỉ vì lý do đơn giản là họ không thấy vui trong hạnh phúc gia đình nữa. Có nghĩa là trong mắt của ai đó thì không hạnh phúc gia đình nó là một thứ chướng duyên.

 Nhưng mà đối với người này, chính cái không hạnh phúc nó lại là cái thuận duyên để họ bước đi. Đại khái là như vậy. Và ngược lại, hạnh phúc trong gia đình nó lại là cái thuận duyên chuyện khác, khi mà “đồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn“. Rồi có nhiều người họ tu, mà thiếu bạn đời, bạn đường, họ tu không được. Quý vị biết cái đó mà, họ tu họ cần sự trợ duyên rất là nhiều.

Thuận duyên và chướng duyên 1

Mọi thứ do duyên mà có và bản thân nó cũng là một sự trợ duyên cho một cái khác.

Như ngài Upali đệ tử lớn của Đức Phật, trong kinh nói trước khi ngài đắc A La Hán ngài đến lạy Phật rồi ngài xin phép đi vào rừng tu, tu một mình ở trong rừng sâu.

Đức Phật ngài dạy thế này:

Này Upali, con voi nó to, cho nên nó có thể xuống dưới hồ nó tắm nó giỡn nước, nó hái củ sen, nó ăn rồi nó hút nước nó giỡn dưới hồ nước sâu được. Nhưng mà con thỏ, con chồn thì không làm chuyện đó được là bởi vì cái thân thể nó nhỏ hơn, nó không thể nào bắt chước con voi cùng bơi lội, nhổ củ sen, hay là giỡn như con voi được. Cũng vậy, Upali phải biết là không phải ai cũng thích hợp trong đời sống nơi rừng sâu núi thẵm, không phải ai cũng thích đời sống một mình. Có những người đủ duyên lành giải thoát nhưng mà họ phải luôn luôn tu học và sinh hoạt trong sự dòm ngó chăm sóc để ý quan sát của thầy của bạn bên cạnh.

Cho nên nhiều khi chúng ta cực đoan cho rằng tu phải một mình thì tôi không đồng ý, tôi cho đó là cực đoan. Mà nói rằng tu phải có thầy có bạn thì tôi cũng cho đó là một cực đoan, đó là tuỳ mỗi người thôi.

Tôi mong sau buổi giảng này, các vị cứ nhớ văng vẳng bên tai:

 Mọi thứ do duyên mà có và bản thân nó cũng là một sự trợ duyên cho một cái khác.

Trên đời này không có thứ chướng duyên tuyệt đối mà không hề có thuận duyên tuyệt đối. Mọi thứ là do mình vận dụng và tận dụng nó ra sao thôi.

Trời nóng cũng có cái hay của nó, trời lạnh cũng có cái hay của nó và sự mát mẻ cũng có cái hay của nó.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm chủ căn tai để tâm thanh tịnh sáng suốt

Phật giáo thường thức 11:03 17/03/2025

Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh, những lời hằn học, ác độc, khích bác lẫn nhau. Cho nên, ta phải biết huân tập vào mình những âm thanh tốt đẹp và không chất chứa những âm thanh hỗn tạp thì tinh thần mới an ổn, nhẹ nhàng, mà nói và làm vì lợi ích cho mình và người.

Bồ-tát Quán Thế Âm - huyền thoại và lịch sử

Phật giáo thường thức 10:14 17/03/2025

Bồ-tát Quán Thế Âm là biểu trưng của tình thương, che chở và cứu giúp, gọi là từ bi. Khi trong ta có từ bi, vậy là Bồ-tát đang có mặt trong ta, ta chính là một phần hóa thân của Bồ-tát. Ngài còn biểu trưng cho hạnh lắng nghe. Nghe tiếng đau khổ, lo toan, sợ hãi… của mọi người và mọi loài.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Đức Thế tôn giảng như thế nào về việc "vái tứ phương"?

Phật giáo thường thức 09:48 17/03/2025

Thế Tôn giảng thuyết những lời phương tiện để làm sáng tỏ ý nghĩa vái lạy 4 phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) và 2 hướng trên dưới (Trời, Đất) theo tinh thần thực hành Chính pháp trong đời sống con người.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo