Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 17/12/2022, 11:00 AM

Thực giải 30 bài tụng Duy thức (12)

Biết nhận diện làm chủ tâm, nỗ lực tu tập liên tục, chuyển hóa các tâm sở bất thiện, phát triển tâm hạnh lành, thanh tịnh, nâng cao phẩm chất trí tuệ mới là cuộc sống đích thực và ý nghĩa miên viễn.

Audio
2

Bài 12. Biểu hiện tâm xấu

Phiên âm Hán Việt:

Phiền Não vị Tham, Sân,

Si, Mạn, Nghi, Ác Kiến;

Tuỳ Phiền Não vị Phẩn,

Hận, Phú, Não, Tật, Xan,

Việt dịch: 

Phiên não là Tham Sân

Si, Mạn, Nghi Ác Kiến

Tùy phiền não là Phẫn

Hận, Phủ, Não, Tật, Xan...

Thực giải: 

Phiền não sâu dày gồm có sáu loại: Tham, Sân, Si, Man, Nghi, Ác Kiến. Tùy Phiền Não gồm có 20 loại: Phẩn, Hận, Phú, Não, Tật, Xan...

Trong mỗi con người vốn có cả phần tốt và xấu; lương thiện và bất thiện. Mọi nền giáo dục đều hướng tới phát huy cái tốt cái lương thiện tích cực, điều chỉnh xóa bỏ cái xấu cái tiêu cực.

Thế giới nhân loại muốn thiết lập cuộc sống an vui đủ đầy hạnh phúc cho con người thì cũng phải phát huy cái tốt đẹp lương thiện, trừ bỏ cái xấu ác tiêu cực. Nếu không thì ý muốn xây dựng hạnh phúc cho con người chỉ còn là ước vọng chứ khó thành sự thật

Người tu hành dù theo bất kỳ tôn giáo, trường phái, tông môn nào thì cũng là phát huy cái tâm thiện lành tốt đẹp tích cực, hạn chế, tiêu trừ xóa bỏ các tâm sở bất thiện, các tập khí phiền não sâu dày, nâng cao trí tuệ đạo đức hướng tới giác ngộ giải thoát.

Mọi sự tu tập, rèn luyện phẩm chất nhân cách con người đều bắt đầu từ bước đầu tiên là quan sát, nhận diện, gọi tên các trạng thái tâm lý, cảm xúc chính mình. Ai chưa qua bước này mà muốn tu tập thì cũng chỉ là hình thức, ít có thực chất.

Bài trước đã nói đến các trạng thái tâm thức lương thiện tốt lành tích cực tiêu biểu, bài này chỉ ra các loại tâm sở xấu ác tiêu cực mà ai cũng có: Tâm sở Phiền Não Căn Bản và Tâm sở Tùy Phiền Não.

Tâm sở Phiền Não Căn Bản có 6 loại như sau:

1, Tham là tham lam đắm nhiễm nghĩa là đam mê chạy theo năm dục lạc của thế gian không bao giờ biết dừng như: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghê, không bao giờ biết chán. Dân gian nói túi tham không đáy không bao giờ thỏa mãn vừa lòng nên càng tham lam.càng khổ đau

2, Sân là nổi nóng, giận dữ, nghĩa là tâm sở này khiến trong lòng con người trở nên khó chịu, bực dọc, thường hay tức giận, thù ghét khi gặp phải những đối tượng, cảnh trái ý nghịch lòng,

3, Si Mê là ngu si, mê muội, nghĩa là tâm sở này khiến con người trở nên u mê tối tâm, không sáng suốt trước mọi vấn đề thiện ác, tốt xấu, đúng sai.

4, Mạn là khinh khi, ngạo mạn, nghĩa là tâm sở này khiến con người thường tỏ thái độ cao ngạo, hống hách hoặc tự ti mặc cảm với những người khác trong giao tiếp cư xử

5, Nghi là nghi ngờ do dự, đa nghi nghĩa là tâm sở này thường khiến con người không tin tưởng vào những đạo lý, điều thiện, người hiền và cả những điều mà trước kia họ đã tin tưởng

6, Ác Kiến là cái nhìn thiên lệch, cố chấp, sai quấy, xấu xa tội lỗi, có hại cho mình và có hại cho mọi người xung quanh,

Ác kiến có thể chia ra thành Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ và Giới cấm thủ kiến.

- Tâm sở Tùy Phiền Não có thể phân ra thành 20 loại như sau:

1, Phẫn là phẫn nộ, tức giận, nghĩa là tâm sở này khiến con người trở nên bực tức, bất an, không bình tỉnh sáng suốt mỗi khi đối diện trước những sự việc, đối tượng trái ý, nghịch lòng. Tâm sở này là chỉ cho sự biểu hiện những hành động thô bạo thuộc tâm sở sân. (Sân là Căn bản phiền não, Phẫn từ gốc Sân mà biểu hiện)

2, Hận là hờn ghét, thù hận, nghĩa là tâm sở này khiến con người ôm ấp mãi những oán thù và tìm mọi cách báo thù cho hả giận. Tâm sở này cũng là sự biểu hiện hành động thuộc tâm Sân, nhưng ở trong trạng thái lạnh lùng, sâu sắc, tàn ác

3, Phú là che dấu những sai lầm tội lỗi , của mình không để cho người khác biết. Tâm sở này là biểu hiện thuộc tâm Si trong căn bản phiền não

3, Não là buồn phiền, u sầu não nùng man mác nghĩa là tâm sở này khiến con người nhớ lại những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, đau thương phũ phàng, bất hạnh, từ đó làm cho tâm trạng trở nên sầu khổ, phiền muộn, buồn trách và mãi ray rứt trong lòng. Tâm sở này cũng là sự biểu hiện của tâm Sân trong trạng thái tự tiêu cực

5, Tật là tật đố, đố kị, ganh ghét, ganh tỵ, nghĩa là tâm sở này khiến con người thường ganh ghét, đố kỵ những người có tài năng và địa vị hơn họ và tìm mọi cách bêu xấu hạ uy tín họ với chủ ý tự nâng mình lên

6, Xan là bỏn sẻn, keo kiết, nghĩa là tâm sở này khiến con người ki bo, ích kỷ, giữ của chỉ muốn thêm vào không muốn chia sẻ cho bất kỳ ai. Xan thuộc về tâm tham trong căn bản phiền não.

Chúng ta nên biết, các hạt giống, chủng tử tâm xâu trình bày ở trên ai cũng có sẵn trong người. Ví dụ Tham, Sân, Si người đời cho là bản tính con người, khó thay đổi.

Sự khác nhau là biết được những trạng thái tâm xấu ác đó do chính ta vô minh huân tập mà thành, không phải cố định bất biến. Chúng ta hoàn toàn có khả năng nhận diện, chuyển hóa, loại bỏ hoàn toàn được

Người trí biết rõ bản chất của mọi hoạt động tu dưỡng, rèn luyện, tu tập ...chính là tỉnh giác nhận diện, chuyển hóa, loại bỏ các tâm sở bất thiện này, để không nô lệ chúng, không bị chúng mê hoặc, không bị chúng xỏ mũi dẫn dắt,

Biết nhận diện làm chủ tâm, nỗ lực tu tập liên tục, chuyển hóa các tâm sở bất thiện, phát triển tâm hạnh lành, thanh tịnh, nâng cao phẩm chất trí tuệ mới là cuộc sống đích thực và ý nghĩa miên viễn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa Đại lễ Tam hợp Vesak, tưởng niệm đức Phật đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn

Nghiên cứu 12:00 11/05/2024

Ngày Đại lễ Tam Hợp Vesak mang những ý nghĩa rất sâu sắc, rộng lớn, biểu trưng cho các nguyên lý của Phật giáo, mang lại vô số lợi lạc cho chúng sinh. Cuộc đời của đức Phật và sự hình thành Phật giáo được công nhận là sự kiện quan trọng, mang lại một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại.

Tìm hiểu về khả tính thành Phật của nữ nhân

Nghiên cứu 15:00 07/05/2024

Chính từ sự kiện 'nữ nhân khả tính' một phần nhấn mạnh tầm quan trọng của bức thông điệp 'Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành', duy nhất, tuyệt vời chỉ có ở giáo Pháp của đức Phật, cũng là lời khẳng định về tính thống nhất toàn bộ tư tưởng Phật giáo.

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Xem thêm