Thứ năm, 28/04/2022, 15:45 PM

Thực phẩm là thức ăn của thân thể - Chánh niệm là thức ăn của tâm thức

Tâm được nuôi dưỡng bằng Chánh niệm sẽ dễ dàng khắc phục được sợ hãi, lo lắng, không bị những tạp niệm xâm hại. Khi cận kề sự chết tâm trở nên an tịnh.

Khi biết mình đang cận kề sự chết, chúng ta có thật sự an lạc không?

Nếu tâm an lạc không có mặt thì lúc đó nỗi sợ hãi, sự khổ đau sẽ chinh phục toàn bộ tâm chúng ta.

Chết bằng tâm sợ hãi thì chắc chắc sẽ bị đoạ vào bốn đường dữ ( Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, AtuLa) để chịu nỗi thống khổ. Chết bằng tâm đau đớn, sợ hãi rất nguy hiểm, nó sẽ quyết định cảnh giới tái sanh tương lai. Do đó khoảnh khắc cận tử nghiệp vô cùng quan trọng.

Khi bị nỗi sợ hãi chi phối, tâm sẽ trở nên khó chịu, bất an. Những phiền não đó sẽ từ từ thiêu đốt chúng ta. Nó là ranh giới đầu tiên cần phải vượt qua lúc cận kề sự chết.

Sự khó chịu, bất an của tâm còn được gọi là tâm sân.

Tâm sân nghĩa là trạng thái tâm bất mãn, không hài lòng.

Hằng ngày chúng ta nuôi dưỡng sinh mạng này bằng thức ăn.

Vậy thức ăn của thân là những gì ?

Có lẽ ai cũng biết rõ! Thân thể này cao lớn, khỏe mạnh là được chăm sóc từ những thức ăn ngon, bổ dưỡng, phù hợp.

Chánh niệm, tỉnh giác là nền tảng của giải thoát

Thực phẩm là thức ăn của thân thể - Chánh niệm là thức ăn của tâm thức 1

Tâm an tịnh là thành quả của Chánh niệm!

Còn thức ăn của tâm thì sao?

Người thế gian họ rất ít quan tâm.

Họ luôn bị chìm đắm trong các thú vui dục lạc.

Họ luôn bỏ đói nội tâm!

- Thức ăn của tâm của người tu là gì? Đó là “Chánh Niệm”.

Khi tâm được nuôi dưỡng bằng sự Chánh Niệm thì tâm sẽ an tịnh. Sự an tịnh đó sẽ dễ dàng giúp ta loại bỏ phiền não và trở nên trí tuệ.

“Chánh Niệm là dưỡng chất tốt nhất của Tâm.”

Nội tâm bị bỏ đói bằng sự không tu tập Chánh Niệm, thì tâm chúng ta sẽ bị những phiền não chi phối. Tâm sẽ bị những thức ăn độc hại khác làm hao mòn rồi dẫn đến tâm bệnh. Những thức ăn độc hại đó chính là tham, sân, si, ngã mạn, đố kị , keo kiệt,… sẽ đầu độc tâm mỗi ngày.

Khi xưa còn là đứa trẻ, bắt gặp những gì thích thú thì chúng ta luôn khao khát để có được. Đến khi trưởng thành thì tâm ta vẫn vậy! Sự khao khát thích thú còn mãnh liệt hơn xưa.

Tâm ta thật sự lớn mạnh chưa? Hay nó vẫn cũ xì như ngày nào?

Lúc cận kề sự chết, chúng ta vẫn là đứa trẻ ngây thơ, nó vẫn chưa đủ lớn để thoát khỏi sự trói buộc của phiền não.

Vì vậy, Chánh Niệm là thức ăn tốt nhất của Tâm.

Tâm được nuôi dưỡng bằng Chánh niệm sẽ dễ dàng khắc phục được sợ hãi, lo lắng, không bị những tạp niệm xâm hại. Khi cận kề sự chết tâm trở nên an tịnh.

Tâm an tịnh là thành quả của Chánh niệm!

Người tu tập Chánh Niệm nếu chưa đủ duyên chứng đắc đạo quả thì lúc cận tử nghiệp rất dễ dàng tái sanh những cảnh giới an lạc. Cõi người, cõi trời là cánh cửa rộng mở dành cho người tu tập Chánh Niệm.

Ngay lúc này chúng ta nên tu tập Chánh Niệm, dù cuộc đời này có xảy ra biến cố gì thì tâm luôn an ổn không bị dính mắc. Sự Chánh Niệm là nền tảng thiết yếu của nội tâm!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Bố thí cúng dường rồi, đừng sinh tâm hối tiếc

Kiến thức 16:22 22/04/2025

Hối hận hay sự truy hối của tâm là tính chất của tâm sở ố tác. Ố tác tức là đối với những việc đã làm, khi nhìn lại, nhớ lại, cảm thấy đáng ghét, đáng khinh, khả ố.

Ác giả ác báo theo quan điểm của nhà Phật

Kiến thức 08:30 22/04/2025

Đức Phật khai thị một dạng thức chung nhất: Ác giả, ác báo. Nó không thiên vị một ai, không ngoại trừ một ai cả.

An tĩnh trước cơn giận

Kiến thức 10:00 13/04/2025

Đức Phật đưa ra dụ ngôn về một trận chiến giữa chư Thiên và loài A-tu-la. Trận chiến này xảy ra rất khốc liệt. Cuối cùng, chư Thiên thắng trận và loài A-tu-la bị đánh bại. Vua A-tu-la là Vepacitti bị bắt trói hai tay, hai chân và cổ, rồi dẫn đến trước vua của chư thiên là Sakka

Nghi thức tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện tại nhà đầy đủ nhất

Kiến thức 19:00 11/04/2025

Kinh Địa Tạng là bản kinh rất phổ biến của Phật giáo được truyền tụng hàng ngày. Dưới đây là cách, nghi thức tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện các Phật tử có thể tham khảo.

Xem thêm