Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/06/2024, 09:33 AM

Thực tập đức tính “Khiêm hạ” để tâm thuần tịnh

Trong cuộc đời này, Đức Phật thấy rõ vật chất là vô thường, thân thể giả tạm này sớm muộn rồi cũng sẽ trở về với cát bụi, duy chỉ có tâm linh, tinh thần mới là trường tồn bất diệt.

Người hay tự hào về chốn sinh

Tài sản cho đến dòng họ mình

Đối nhân xử thế đầy khinh miệt

Sẽ sớm bại vong cõi u minh

(Kinh Bại Vong)

Tính kiêu ngạo vốn là một trong những căn bản phiền não, mà Phật giáo gọi là “mạn”. Đây cũng là một trong ba chướng ngại lớn của con người gồm: ngạo mạn, tật đố và tham dục. Kiêu ngạo xuất phát từ sự so bì, phân biệt giữa mình với người, từ đó mới phát sinh những tranh chấp hơn thua về danh lợi, địa vị, tài sắc,… 

Không chỉ vậy, tính kiêu ngạo còn đi kèm với lòng đố kỵ, ganh ghét, đòi hỏi người khác phải công nhận và tán thưởng bản thân, nhưng chẳng chịu tiếp thu ý kiến của tha nhân, và lại càng không thể chấp nhận chuyện người khác mạnh hơn, giỏi hơn mình. Họ không nhìn thấy khuyết điểm của bản thân mình, tuy nhiên lại thường ghi nhớ hết thảy mọi thiếu sót của người. 

Sự khiêm hạ có công đức vô hình, làm chuyển biến sâu xa nội tâm ta, làm lay động mạnh mẽ bản chất ta.

Sự khiêm hạ có công đức vô hình, làm chuyển biến sâu xa nội tâm ta, làm lay động mạnh mẽ bản chất ta.

Nhiều người may mắn được sinh ra trong gia đình quyền quý, dẫn đến sinh tâm tự cao tự đại về dòng dõi, về tài sản, tỏ thái độ chê khinh bà con làng xóm, rốt cuộc sẽ tự nhận về kết quả đau thương, thất bại. Bởi lẽ, sự cao ngạo, chê bai đó khiến người xung quanh chán ghét, xa lánh không muốn thân cận, cũng như tự làm hoen ố tâm thức của mình và mở ra cánh cửa bất hạnh trong những đời kế tiếp.

Có lần Tôn giả nghiêm khắc nhắc nhở các vị Tỳ kheo trẻ về tâm khiêm hạ trong công phu tu tập để tránh sinh kiêu mạn và cho rằng mình đã chứng đắc cao siêu. Vì chỉ một ý nghĩ như vậy sẽ phá tan mọi công đức, đổ vỡ phạm hạnh, tạo thành vực thẳm cắt ngang con đường đi đến giác ngộ thực sự. Dù có đạt được những điều thù thắng vi diệu trong tâm, hãy cứ xem như giọt sương trên đầu ngọn cỏ, vì phía trước còn là cả bầu trời cao xanh vời vợi.

Cho nên, Đức Phật mới dạy: “Kiêu căng mất phúc”. Để tránh được sự ngã mạn tự kiêu, người Phật tử cần thực tập đức tính “khiêm hạ” – không tự khen mình, không chê bai người. Đồng thời, biết cúi xuống để tiếp thu, học hỏi những cái hay, cái đẹp của người, biết yêu thương gia đình, bà con, hàng xóm và muôn loài. Biết nhìn lại bản thân sau mỗi sai lầm vấp ngã. Biết mở lòng giúp đỡ, hi sinh vì hạnh phúc của cộng đồng, xã hội.

Sự khiêm hạ có công đức vô hình, làm chuyển biến sâu xa nội tâm ta, làm lay động mạnh mẽ bản chất ta. Do vậy, “Mỗi ngày ta hãy tự nhủ mình chỉ là cỏ rác cát bụi, và chẳng thấy điều gì khác lạ xảy ra cả. Vẫn loạn động, vẫn phiền não, vẫn lỗi lầm. Nhưng mọi người bên ngoài nhìn ta nhận ra sự khác biệt rất rõ. Chư Thiên trên kia mến yêu nhìn ngó ta từng giờ. Sự khiêm hạ có công đức vô hình, làm chuyển biến sâu xa nội tâm ta, làm lay động mạnh mẽ bản chất ta.

Mỗi khi được khen ngợi ta lại càng cẩn thận giữ gìn sợ chấp công tự hào. Sự cẩn thận đó, sự lo lắng đó là hành trang quý giá để ta mang theo trong vô lượng kiếp tu hành. Lúc nào cũng cúi đầu xin Phật gia hộ dìu dắt, chở che.”

Qua con mắt tuệ nhãn, Đức Phật thấy rõ vật chất là vô thường, thân thể giả tạm này sớm muộn rồi cũng sẽ trở về với cát bụi, duy chỉ có tâm linh, tinh thần mới là trường tồn bất diệt. Sự sống miên viễn, như một dòng chảy thay đổi liên tục không ngừng chẳng biết điểm kết thúc. Nhưng giá trị đích thực của đời người lại nằm ở chỗ đối nhân xử vật ra sao, tu tâm dưỡng tính thế nào để dòng sinh mệnh ấy ngày càng trong sáng, thuần tịnh, đủ sức tưới mát nhân sinh vạn vật.

Đức Phật đã khẳng định về một chân lý chắc thật rằng: “Chúng sinh là Phật sẽ thành”, ai ai cũng có sẵn bản tính Phật trong tâm, ai ai cũng có khả năng giác ngộ tuyệt đối. Vậy nên, nếu thường giữ tâm khiêm cung, trân quý mọi người, khoan thứ trước lỗi lầm của tha nhân thì mỗi chúng ta sẽ tự tay vẽ lên bức tranh tuyệt tác với đầy đủ sắc thái của bình an, tự tại, hạnh phúc viên mãn trên cuộc đời này.

Nguồn: BTV9 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ai làm ta đau khổ?

Lời Phật dạy 10:48 12/11/2024

Đi tìm một lý do là tài năng của bản ngã.

Oán gia không muốn kẻ thù được khen ngợi

Lời Phật dạy 17:40 11/11/2024

Người có tâm oán thù thì không mong kẻ thù có danh tiếng, được khen ngợi. Ngược lại, họ còn cầu cho kẻ thù luôn bị tiếng xấu, thậm chí thân bại danh liệt. Âu đó cũng là chuyện thường của thế gian.

Những phương pháp sống khỏe theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy 07:56 11/11/2024

Đức Phật luôn khuyến khích con người sống một lối sống lành mạnh, bằng cách thay đổi tư duy về ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc để có một thân thể quân bình cả thân lẫn tâm.

Khởi lên ý niệm cai trị, quản lý liền rơi vào lưới ma

Lời Phật dạy 19:00 07/11/2024

Pháp thoại này cho thấy Thế Tôn đã từng nghĩ đến việc thiết lập một xã hội đức trị lý tưởng trong đó có cai trị mà “không giết hại, không để người giết hại; không chinh phục, không khiến người chinh phục; không sầu muộn, không khiến người sầu muộn”. Đây là một ý tưởng tuyệt vời, tâm nguyện vì chúng sanh cao cả.

Xem thêm