Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/09/2017, 17:46 PM

“Thuê mướn” tình thương?

Với giá thuê từ 3 - 4 triệu đồng/tháng, những người khỏe mạnh và hoàn toàn không có quan hệ huyết thống đã biến nhiều trẻ khuyết tật thành công cụ “hái ra tiền”… Nhiều năm nay khu nhà trọ Thắng Lợi nằm trên QL 51, hướng về TP.Bà Rịa được nhiều người gọi bằng cái tên “xóm kinh doanh người khuyết tật". 

                                             Ảnh: Lam Ngọc 
Một ngày 2 cữ, sáng sớm và xế chiều, những người khuyết tật sẽ được chủ đặt lên xe lăn, kèm một rổ bông tăm, kẹo cao su rồi đẩy ra nơi tập trung nhiều khách du lịch để bán hàng hoặc xin tiền. Cuối mỗi buổi bán hàng, những người này thu được trên dưới 2 triệu đồng. Vì thu nhập khá cao nên số lượng người làm việc này ngày càng đông và được xem như một “nghề làm giàu” chuyên nghiệp. Để gây sự chú ý, lấy lòng thương của khách du lịch, những người này thường tìm “thuê” trẻ em và người lớn tuổi bị khuyết tật nặng. Theo đó, người khuyết tật càng nặng thì giá “thuê” càng cao. (*)

Tôi thực sự không hiểu từ bao giờ mà giá trị một con người lại được mang ra cân nhắc, chọn lựa dựa trên những khuyết tật đau đớn mà họ phải mang trên thân mình, rồi bị “thuê” theo kỳ hạn giống như những món đồ vật vô tri khác. Giá trị của con người thực sự đã bị đảo lộn….

Theo thông tin từ những người “hành nghề” này, một người bị liệt chi, liệt nửa người có giá thuê dao động từ 2,5 – 3 triệu đồng/tháng. Với người bại não, mất khả năng tự lo sinh hoạt cá nhân, giá thuê cao hơn mức đó khoảng 1 triệu đồng. Đặc biệt, với những người có khuyết tật nặng như lở loét, khuyết tật đặc biệt thì giá thuê có thể lên tới 5 triệu đồng/tháng.

Lý giải cho việc “thuê người” khuyết tật, một người có thâm niên “hành nghề” này trên 10 năm tiết lộ thuê được người khuyết tật càng nặng thì thu nhập kiếm được hàng tháng càng cao. Khi đi bán người mua thấy khuyết tật nặng họ sẽ thương, mời mua hàng cũng dễ dàng hơn. Với những người hay làm từ thiện họ có thể cho từ 100.000 – 200.000 đồng nên thu nhập rất khá. Số tiền kiếm được có thể lên đến hàng chục triệu đồng/ngày. Điều này khiến việc thuê người khuyết tật nặng dù có nhiều rủi ro nhưng vẫn luôn “đắt khách” thuê…

Ông Lê N.N (hành nghề bán mắt kính dạo) cho biết: “Những ngày bán được nhiều thì đỡ chứ những ngày bán ế là bọn trẻ được chủ đưa về rất muộn. Có khi quá 0 giờ họ mới về…. Tôi còn tận mắt chứng kiến cảnh họ bị chửi bới, bỏ đói và đánh đập. Thậm chí có cháu nhỏ quê ở Ninh Bình bị khuyết 2 chi dưới còn bị chủ đổ cơm xuống đất bắt ăn”. 

Để rồi đáp lại những hành động ngược đãi ấy là sự cam chịu đến rơi nước mắt khi nghe em tâm sự: “Người ta thuê mình thì chỉ cần trả đủ tiền là xong. Họ cho ăn gì mình chỉ biết nhai chứ biết bẩn, sạch gì đâu. Có lần em ăn thấy mùi gì hôi quá, hỏi thì họ bảo cho ăn thì ăn đi. Tao không cho mày ăn thuốc chuột đâu mà lo. Chỉ một lần đó tới nay em chưa bao giờ hỏi những chuyện tương tự”…

Lợi dụng hoàn cảnh và tâm lý của những người khuyết tật, khi họ bị mất đi khả năng lao động, lại thường xuyên phải thuốc men và nhờ tới người khác chăm sóc, nên nhiều người khuyết tật cảm thấy tự ti. Nhiều người nghĩ họ là gánh nặng của gia đình nên khi có người thuê là họ chấp nhận. 

Đọc những dòng tâm sự trên mà tôi thấy lòng như nghẹn lại. Cùng là con người với nhau, phải nai lưng ra kiếm sống từng ngày, còn chẳng biết sớm mai thức dậy có được nổi một bữa no hay không mà lại nỡ đối xử với những người khuyết tật một cách lạnh lùng và nhẫn tâm đến thế... 2 triệu, 3 triệu, 5 triệu/tháng để "thuê" những nỗi đau của một con người thật quá xót xa... Vậy nên mới thấy lòng người ngày càng đắt, cánh cửa của sự cảm thông, thấu hiểu giữa con người với con người như ngày càng hẹp dần. Liệu những người đi đường có còn bỏ tiền ra giúp đỡ các em nữa không khi biết tất cả chỉ là một màn kịch, một sự lừa dối nhẫn tâm?
 
Trắng đen, đúng sai nhập nhằng, ranh giới như bị xóa nhòa chẳng thể nào nhận biết. Tôi lo sợ đến một ngày, việc “thuê mướn”, kiếm chác bởi những khiếm khuyết trên cơ thể người khác phổ biến đến mức trở thành một nghề kiếm sống và nhân cách, đạo đức của một con người có lẽ sẽ chẳng còn, hoặc bị đánh giá theo những quy chuẩn khác. Trắng sẽ chẳng là trắng, đen cũng chẳng là đen mà lập lờ, chẳng thể phân biệt. 

Theo TS.Bs Huỳnh Tấn Mẫm, người sáng lập Trường chuyên biệt Khai Trí (TP.HCM), người khuyết tật sức khỏe vốn đã không được như người bình thường, lại phải dãi nắng dầm mưa và hít khói bụi nhiều trên đường phố sẽ ảnh hưởng rất lớn khiến họ nhanh chóng mất sức khỏe. “Việc cho thuê mướn người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng để kinh doanh là rất ác và cần phải lên án”.

Sự dối trá, lười lao động, nhẫn tâm hơn là kiếm tiền trên sự bất hạnh của người khuyết tật là một hành động bất nhân, là biểu hiện của sự suy đồi đạo đức. Đây là một hành động sai trái gây ra nhiều tác hại nguy hiểm về mặt đạo đức, làm xói mòn và chai lỳ tình yêu thương, đồng cảm giữa con người với con người. Bởi nó đã tạo ra sự căm ghét trong lòng người khác khi biết mình bị lừa dối. Nguyên nhân phát sinh ra những hành động bất thiện, “ngược đời” bắt nguồn từ sự tha hóa, biến chất, ích kỷ, tham lam và nó còn là những nhận thức lệch lạc về quan điểm sống của con người. 

Chúng ta cần phải suy xét và chiêm nghiệm, tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ bao la này, từ con người cho đến muôn loài vật, đều chịu sự chi phối của nhân quả. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy, như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, việc làm ác cũng lại như thế. Đức Phật đã dạy: Dù chúng ta có lên núi cao hay trốn xuống vực thẳm, cũng không thể nào tránh được nghiệp quả khi đủ nhân duyên. Do đó chúng ta phải luôn cẩn thận và có sự quán xét trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mình, bởi của phù vân khó bao giờ tồn tại được lâu bởi nó được kiếm trên sự đau khổ của người khác. 
                    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Dẫu biết cuộc đời đâu chỉ có màu hồng mà lúc nào bên cạnh nó cũng có những mảng màu đen xám đan xen lẫn nhau. Nhưng chúng ta không nên im lặng và để những hành động bất thiện ấy tiếp tục phát triển, mỗi người hãy cùng chung tay ngăn chặn và mong các cơ quan chức năng sẽ sớm có biện pháp khắc phục trước thực trạng này. Để những em thơ và những con người bất hạnh kia có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, được sống trong tình yêu thương thực sự của cộng đồng, xã hội chứ không phải thứ tình thương được đánh đổi bằng việc “thuê mướn” kia!

Kim Tâm 

(*) http://thanhnien.vn/gioi-tre/song-bam-tren-tre-khuyet-tat-ky-2-bi-danh-dap-va-bo-doi-874584.html


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm