Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 13/07/2020, 17:26 PM

Thưởng lãm các bức thư pháp "thiền định" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Không chỉ là một bậc Thiền sư có tầm ảnh hưởng lớn trong sự phát triển của Phật giáo phương Tây, Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn được biết đến là một nhà thư pháp tài danh.

Những câu danh ngôn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Từng chia sẻ về việc viết thư pháp, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho biết, thầy bắt đầu viết thư pháp vào năm 1994 chỉ với mục đích là làm phương tiện để nuôi dưỡng các học trò của mình trong nghệ thuật sống chánh niệm.

Theo Thiền sư, năm 1999, trong chuyến thăm Trung Quốc, một Phật tử có mang theo nhiều giấy, bút và mực. Anh này đã xin ông viết mấy chục tấm để bán lấy tiền cúng dường chùa tổ Lâm Tế, thuộc thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Chiều lòng anh này, Thiền sư đã viết tặng và số tiền bán chữ đã lên tới hàng ngàn đô-la. Toàn bộ số tiền đó đã được cúng dường cho chùa tổ Lâm Tế để giúp vào quỹ mua thêm đất và xây cất thêm tăng viện. 

Cũng theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, số thư pháp ông đã viết, tính đến nay ước chừng cũng hơn 10.000 tác phẩm và số tiền thu được dùng để tài trợ cho các chương trình nhân đạo tại các nước đang phát triển

Dưới đây là một số bức thư pháp do Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết, hiện đang được lưu trữ tại kho ảnh tư liệu của Đạo tràng Làng Mai:

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nhấn mạnh, thư pháp là một môn thiền định. Trong thư pháp của Thiền sư có mực, trà, hít thở, chánh niệm và tập trung.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nhấn mạnh, thư pháp là một môn thiền định. Trong thư pháp của Thiền sư có mực, trà, hít thở, chánh niệm và tập trung.

"Tôi viết các từ hoặc câu mà có thể nhắc nhở mọi người về thực hành chánh niệm. Khi viết thư pháp, tôi luôn tìm cách viết như thế nào để có thể chế tác và duy trì được năng lượng niệm, định, tuệ và từ bi trong suốt thời gian viết. Khi bắt đầu vẽ một vòng tròn, tôi thở vào và vẽ nửa vòng tròn trong khi thở vào, rồi tôi thở ra và vẽ nửa vòng còn lại trong khi thở ra. Trong suốt thời gian vẽ vòng tròn, tôi cũng đồng thời ý thức rằng trong bàn tay này của tôi có bàn tay của cha, của mẹ, của ông bà tổ tiên. Vì vậy mà khi tôi vẽ vòng tròn này thì cha, mẹ, ông bà tổ tiên và cả các vị thầy tâm linh của tôi cũng đang vẽ cùng tôi. Và vì chúng tôi cùng nhau vẽ vòng tròn này nên không hề có một cái ngã riêng biệt. Do vậy, chỉ vẽ một vòng tròn thôi nhưng ta có thể có được tuệ giác về vô ngã (anatta)” - Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ.

Mỗi tác phẩm thư pháp của thiền sư tự nó là một chủ đề của sự hòa giải, truyền đạt những thông điệp

Mỗi tác phẩm thư pháp của thiền sư tự nó là một chủ đề của sự hòa giải, truyền đạt những thông điệp "Thiền hành thực tiễn" của mình cho người chiêm ngưỡng.

Chính sức mạnh từ phương pháp thiền tập và tuệ giác đó đã làm cho nghệ thuật thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở nên đặc biệt và được nhiều người yêu thích trên khắp thế giới

Chính sức mạnh từ phương pháp thiền tập và tuệ giác đó đã làm cho nghệ thuật thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở nên đặc biệt và được nhiều người yêu thích trên khắp thế giới

Bức thư pháp Tâm kinh của thiền sư viết.

Bức thư pháp Tâm kinh của thiền sư viết.

Bức thư pháp chuyển tải thông điệp yêu thương, đoàn kết do thiền sư viết.

Bức thư pháp chuyển tải thông điệp yêu thương, đoàn kết do thiền sư viết.

Bức thư pháp

Bức thư pháp "Đất mẹ là vị bồ tát của vững chãi sáng tạo và bao dung".

Bức thư pháp

Bức thư pháp "Sen nở trên mi Bụt, sen nở trong tâm người".

Bức thư pháp

Bức thư pháp "Thầy giáo cô giáo có hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới".

Không chỉ viết thư pháp chữ Việt mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn viết cả bằng chữ Anh, chữ Hán hoặc chữ Pháp... (Trong ảnh là bức thư pháp viết bằng chữ Anh của Thiền sư).

Không chỉ viết thư pháp chữ Việt mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn viết cả bằng chữ Anh, chữ Hán hoặc chữ Pháp... (Trong ảnh là bức thư pháp viết bằng chữ Anh của Thiền sư).

Hơi thở và nụ cười

Hơi thở và nụ cười

Một bức thư pháp bằng tiếng Hán của Thiền sư. Trong ảnh là chữ Niệm.

Một bức thư pháp bằng tiếng Hán của Thiền sư. Trong ảnh là chữ Niệm.

"Nếu hành động bằng nhận thức và tính toàn vẹn, nghệ thuật của chúng ta sẽ nở hoa. Biểu hiện nghệ thuật sẽ diễn ra bằng cách này hay cách khác, nhưng sự sống là điều cần thiết. Vì vậy, chúng ta phải quay trở lại với chính mình, và khi chúng ta có niềm vui và sự bình an, việc sáng tạo nghệ thuật của chúng ta sẽ được hoàn toàn tự nhiên, và chúng sẽ phục vụ thế giới theo cách tích cực" - Thiền sư chia sẻ (Trong ảnh là bức thư pháp đặc biệt mang ý nghĩa là không).

Theo Đại Lộ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngôi chùa 650 năm tuổi, nằm trên ngọn đồi cao nhất Phnom Penh

Ảnh 11:55 26/10/2024

Wat Phnom là ngôi chùa nổi tiếng ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, nằm trên đỉnh đồi cao nhất thành phố này.

Đêm hoa đăng tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu tại Thiền viện Vạn Hạnh

Ảnh 08:20 20/10/2024

Tối 19/10, trong khuôn khổ Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học VN, Hội đồng Quản trị Viện, môn phái tổ đình Tường Vân (Huế) và thiền viện Vạn Hạnh (TP.HCM) đã tổ chức Đêm hoa đăng tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Viện trưởng sáng lập Viện.

Nhiều bạn trẻ vượt đường xa đến ngôi chùa đặc biệt để cầu an cho cha mẹ

Ảnh 10:43 11/10/2024

Nhiều bạn trẻ vượt hàng chục thậm chí hàng trăm cây số từ khắp các tỉnh thành đổ về chùa Bửu Long (toạ lạc tại TP Thủ Đức, TP.HCM), không chỉ là chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc tuyệt mỹ mà còn để cầu an cho cha mẹ nhân mùa dâng y Katina.

Nét đẹp khất thực tại khóa xuất gia gieo duyên ở Huế

Ảnh 17:30 10/10/2024

Khoá Xuất gia gieo duyên mùa Đông năm 2024 (Khóa 22) do chùa Huyền Không (TP.Huế, tỉnh TT-Huế) tổ chức có trên 100 thiện tín, nam nữ Phật tử tham dự, đang diễn ra kể từ ngày 3/10.

Xem thêm