Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 05/07/2020, 08:43 AM

Những câu danh ngôn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Những câu nói, lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa gần gũi, thiết thực mà lại rất sâu sắc, đầy tính chiêm nghiệm. Thông điệp mà Thiền sư nhắn gửi đi vào tâm trí chúng ta một cách từ tốn nhưng kèm theo một sức mạnh kỳ diệu khiến chúng ta phải suy ngẫm...

Ngôi chùa Thiền sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một tu sĩ Phật giáo, một nhà hoạt động vì hòa bình rất nổi tiếng trên thế giới, Thiền sư đã xuất bản hơn 100 cuốn sách, trong đó hơn 40 bài viết bằng tiếng Anh. 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926 tại Thừa Thiên - Huế với tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo. Thầy xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi tại chùa Từ Hiếu. Thiền sư tốt nghiệp viện Phật học Bảo Quốc, tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành nhà sư vào năm 23 tuổi. Ông vừa là thiền sư vừa là giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một tu sĩ Phật giáo, một nhà hoạt động vì hòa bình rất nổi tiếng trên thế giới, Thiền sư đã xuất bản hơn 100 cuốn sách, trong đó hơn 40 bài viết bằng tiếng Anh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một tu sĩ Phật giáo, một nhà hoạt động vì hòa bình rất nổi tiếng trên thế giới, Thiền sư đã xuất bản hơn 100 cuốn sách, trong đó hơn 40 bài viết bằng tiếng Anh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức trên nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ truyền thống Phật giáo Đại thừa, và một số phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận mới đối với thiền.

Thiền sư đã dành cả cuộc đời mình gắn bó với Phật giáo và mong muốn phổ độ chúng sinh, đem lại hạnh phúc cho mọi người. Những câu nói, lời dạy của Thiền sư luôn chứa đầy sự yêu thương và triết lý sống sâu sắc:

1. “Nhờ có nụ cười của bạn mà cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn”.

2. “Khi ta trồng cây, mà cây không lớn tốt, ta không đổ lỗi cho cái cây, mà đi xem xét các lí do vì sao lại như vậy: thiếu nước, thiếu phân bón, hay thiếu ánh nắng mặt trời.

Vậy nhưng khi ta có vấn đề với bạn bè hay gia đình ta, ta lại đổ lỗi cho họ. Nếu ta biết cách quan tâm họ, họ cũng sẽ ‘lớn tốt’, như cây cối vậy. Đổ lỗi cho ai đó hoàn toàn là vô nghĩa, tranh cãi cũng vậy. Đó là kinh nghiệm của tôi.

Không đổ lỗi cho ai, không tranh cãi, chỉ đơn giản là hiểu. Nếu ta hiểu vấn đề, và thể hiện ra điều đó, ta sẽ luôn có thể yêu thương, và vấn đề đó sẽ được giải quyết”.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tu hành và dấn thân

3. “Chỉ biết đau khổ thôi thì không đủ. Cuộc sống đầy khổ đau nhưng cũng rất tuyệt vời. Làm thế nào có thể mỉm cười khi trong lòng đầy những buồn đau? Bạn hãy học cách mỉm cười với nỗi buồn của mình bởi vì bạn đâu phải chỉ là nỗi buồn ấy”.

Thiền sư đã dành cả cuộc đời mình gắn bó với Phật giáo và mong muốn phổ độ chúng sinh, đem lại hạnh phúc cho mọi người.

Thiền sư đã dành cả cuộc đời mình gắn bó với Phật giáo và mong muốn phổ độ chúng sinh, đem lại hạnh phúc cho mọi người.

4. “Chạy trốn đau khổ để đi tìm hạnh phúc cũng giống như bạn đi tìm hoa sen ở nơi không có bùn vậy.”

5. “Lắng nghe và hiểu được những đau khổ bên trong sẽ giải quyết hầu hết các vấn đề mà chúng ta gặp phải.”

6. “Phật giáo dạy chúng ta đừng cố gắng chạy trốn khỏi đau khổ mà phải đối mặt với nó. Bạn phải nhìn sâu vào bản chất của đau khổ để nhận ra nguyên nhân của nó, điều gì đã tạo ra những đau khổ đó.”

7. “Bởi vì nụ cười của bạn, bạn làm cho cuộc sống đẹp hơn.”

8. “Nếu bạn yêu một ai đó, món quà lớn nhất bạn có thể tặng cho họ là sự có mặt của bạn.”

9. “Bởi vì bạn đang sống, tất cả mọi thứ là có thể”.

10. “Giác ngộ luôn luôn hiện hữu. Sự giác ngộ nhỏ bé sẽ mang tới giác ngộ lớn lao. Nếu bạn hít thở và nhận ra rằng mình vẫn đang sống, đó là lúc bạn chạm tay vào điều kỳ diệu của việc được sống. Đó cũng là một loại giác ngộ”.

11. “Từ bi là một động từ”.

12. “Nếu ngày nay đã có một chiều hướng tâm linh trong đời sống cũng như công việc thì "ngày mai sẽ lo về việc ngày mai". Với sự nâng đỡ của đoàn thể tâm linh bạn sẽ thực hiện được ước mơ của mình”.

13. “Mỗi người trong chúng ta đều có một ý niệm về hạnh phúc và ý niệm đó có thể là trở ngại chính ngăn chúng ta tiếp xúc với hạnh phúc chân thực”.

14. “Giữ cho cơ thể khỏe mạnh là biểu hiện của lòng biết ơn đối với toàn thể vũ trụ – cây, mây và mọi thứ.”

15. “Khi chúng ta vội vã, chúng ta in lo lắng và buồn phiền trên trái đất. Chúng ta phải đi theo một cách mà chúng ta chỉ in hòa bình và thanh thản…Hãy nhận thức được sự tiếp xúc giữa đôi chân của bạn và trái đất. Đi bộ như thể bạn đang hôn trái đất bằng đôi chân của mình.”

16.“Uống trà từ từ và kính nể, như thể nó là trục mà trái đất xoay quanh – từ từ, đều đặn mà không cần vội về phía tương lai.”

17. “Buổi sáng thức dậy, tôi mỉm cười, 24 giờ mới hoàn toàn trước mắt tôi. Tôi nguyện sống một cách trọn vẹn trong từng khoảnh khắc và nhìn tất cả chúng sinh bằng đôi mắt từ bi.”

18. “Mỉm cười, hít thở và đi chậm.”

19. “Thỉnh thoảng, để nhắc nhở chúng ta hãy thư giãn và bình an, chúng ta có thể dành ra một khoảng thời gian cho một khóa tu, một ngày của chánh niệm, khi đó chúng ta có thể bước đi chậm rãi, mỉm cười, uống trà với một người bạn, tận hưởng nó như thể chúng ta là những người hạnh phúc nhất trên trái đất này.”

20. “Nhờ vô thường, mọi thứ đều có thể. Bởi vì bạn còn sống, mọi thứ đều có thể.”

Thiền sư Thích Nhất Hạnh dưới góc nhìn của báo chí quốc tế

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bước đầu học Phật: Làm sao tu theo Phật?

Kiến thức 19:00 16/03/2024

Chỉ dạy chúng sanh tu hành thành Phật là bản hoài của chư Phật. Vì trình độ khả năng sai biệt của chúng sanh, không thể đồng tu theo một môn và đồng kết quả như nhau được, Phật phải dạy nhiều phương pháp tu khác nhau. Trong đó đại khái chia làm hai loại: tu còn luân hồi, tu ra khỏi luân hồi.

Mười chuẩn mực đạo đức cơ bản của Phật giáo

Kiến thức 16:17 16/03/2024

Đạo đức Phật giáo y cứ vào giới luật. Nếu xem giới luật là những nguyên tắc đạo đức mang tính bền vững, ổn định, không thay đổi, thì yêu cầu từ thực tiễn đời sống đòi hỏi cần có sự bổ sung những chuẩn mực đạo đức mang tính hỗ tương.

Cảnh giới A Di Đà là chân hay vọng?

Kiến thức 15:28 16/03/2024

Bát-nhã tâm kinh nói: “Tướng không của các pháp không sinh không diệt, không nhơ không sạch, không mắt, tai, mũi…”. Thứ gì là chân thì không tướng, cũng không có chỗ nơi. Nếu có tướng thì “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”.

Đọc kinh phải đọc như thế nào?

Kiến thức 10:15 16/03/2024

Dùng phương pháp đọc Kinh để chấm dứt vọng niệm. Không đọc Kinh, vọng niệm rất nhiều. Đọc Kinh nhằm tập trung cái tâm một chỗ, chế tâm nhất xứ. Cũng là nói buông xuống tất cả ý niệm, cung kính niệm bộ Kinh này.

Xem thêm