Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thương lắm những mảnh đời khốn khó

Khá vất vả để chúng tôi tìm được địa chỉ cần đến, bởi tịnh thất A Lan Nhã nằm rất sâu trên địa bàn ấp Chông Nô 3, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh bởi sự xa trung tâm và đường xá vất vả. 

Bà Kim Sa Rít, 70 tuổi ngụ tại địa phương nầy cho biết: “Gần 100 % dân ở đây là người dân tộc Khmer nên rất quen thuộc với các chùa Phật giáo Nam tông."

Bà Rít kể thêm: Từ khi có chùa này (thật ra chỉ mới là tịnh thất), trẻ con khó khăn ở đây được giúp đỡ rất nhiều về vật chất. Cạnh đó còn được giáo dục rất nhiều điều hay, lẽ tốt. Nhiều trẻ tưởng chừng bỏ học giữa chừng nhưng đã trở lại trường nhờ sự giúp đỡ của chùa. Người dân Khmer ở đây đa phần làm thuê, làm mướn quanh năm. Cái ăn, cái mặc đã quá chật vật thì nói chi đến việc cho con em đến lớp. Nếu như không có các sư cô ở đó thì xấp nhỏ chắc “mù chữ” hết như cha mẹ chúng thôi”.

Sư cô Thích Nữ Như Quang thấy đời sống người dân Khmer ở đây vô cùng khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến việc cho lo sức khỏe và đời sống tinh thần cho trẻ em nên đã quyết định về đây để giúp đỡ mọi người.

Sư cô Thích Nữ Như Quang thấy đời sống người dân Khmer ở đây vô cùng khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến việc cho lo sức khỏe và đời sống tinh thần cho trẻ em nên đã quyết định về đây để giúp đỡ mọi người.

Bài liên quan

Tiếp chúng tôi trong ngôi tịnh thất nhỏ bé, sạch đẹp là ấm áp tình người, sư cô Thích Nữ Như Quang, 32 tuổi, người đang phụ trách tịnh thất kể về cơ duyên ra đời của cơ sở thờ tự nhân ái nầy: “Trong một lần tình cờ từ TP.HCM về đây thăm bè bạn, tôi thấy đời sống người dân Khmer ở đây vô cùng khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến việc cho lo sức khỏe và đời sống tinh thần cho trẻ em. Đặc biệt là tình trạng trẻ không ngoan; trẻ bỏ học; trẻ suy dinh dưỡng ngày một tăng cao bởi không được gia đình chăm sóc đầy đủ. Vậy là tôi quyết định về đây xin xây dựng tịnh thất để vừa hành đạo, vừa có điều kiện giúp đỡ các cháu”.

Có rất nhiều em nhỏ trong hoàn cảnh khó khăn

Có rất nhiều em nhỏ trong hoàn cảnh khó khăn

Hơn 3 năm đi vào hoạt động, tịnh thất A Lan Nhã đã tổ chức rất nhiều hoạt động nhân đạo như: Tặng quà cho người nghèo các ngày lễ, tết; xây dựng nhà tình thương; hỗ trợ quần áo, dụng cụ học tập, hàng chục xe đạp cho học sinh đến trường; xây dựng bếp ăn tập thể tại tịnh thất để các em no lòng trước và sau khi đến lớp mỗi ngày hai buổi. Chưa dừng lại ở đó, cơ sở nầy còn thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, bổ ích như sinh hoạt tập thể; tham gia các trò chời dân gian; tham quan các điểm du lịch... Ngoài ra tịnh thất nầy còn hỗ trợ toàn bộ tiền học phí và các khoãn đóng góp khác cho 30 học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Bài liên quan

Em Thạch Văn Vinh, học sinh lớp 8 xúc động kể: “Hoàn cảnh con rất khó khăn, con đang ở với ông bà ngoại. Nhờ có sự trợ giúp của các sư cô nên con mới theo học đến hôm nay. Con rất mang ơn nhà chùa nên ra sức học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi. Sau nầy lớn lên sẽ quay về đây để giúp đỡ các em có hoàn cảnh như con hiện nay”. Vinh bật khóc.

30 em với nhiều độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau cũng là 30 mảnh đời khó khăn, bất hạnh khác nhau. Đa phần là các em mồ côi cha mẹ; có em mồ côi cha hay mẹ. Cũng có trường hợp cha mẹ chúng ly hôn rồi bỏ con đi tìm niềm vui mới, vậy là chúng lớn lên trong vòng tay cưu mang của ông bà, lối xóm và nay là tịnh thất A Lan Nhã. Mỗi ngày chúng đều đến đây ăn cơm buổi sáng, trưa, chiều, tắm gội, ôn bài, đọc kinh rồi mới quay về với gia đình của mình bởi hiện nay cơ sở vật chất của tịnh thất còn rất hạn hẹp chỉ đủ sức nuôi dưỡng tại chỗ 6 trường hợp trẻ em đặc biệt khó khăn.

Em Lý Khả Băng, học sinh lớp 6 ao ước: “Con vái chùa có tiền xây dựng “bự” hơn để chúng con tới đây ở luôn. Mỗi ngày được chung sống hòa đồng; được vui chơi; được nghe các sư cô dạy những điều hay lẽ phải; được cầu nguyện cho mọi người những điều tốt lành; được tu dưỡng tính thiện trong bản thân”.

“Con vái chùa có tiền xây dựng “bự” hơn để chúng con tới đây ở luôn.

“Con vái chùa có tiền xây dựng “bự” hơn để chúng con tới đây ở luôn.

Chia tay chúng tôi trong tiếng chuông chùa trầm mặc, ni sư Thích Nữ Như Quang nói với vẻ trầm buồn nhưng không hề bi quan: “rất mong nhiều tấm lòng vàng đến với trẻ em người dân tộc Khmer vùng quê sâu nầy để sự thiệt thòi sẽ sớm vơi đi; để xã hội ấm dần lên từ những tấm lòng nhân ái”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM

Tin tức 22:17 21/11/2024

Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Tin tức 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Nét đẹp tri ân của Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Hà Nội

Tin tức 13:31 21/11/2024

Tối 20/11, tại Hội trường Bảo tàng Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Tin tức 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Xem thêm