Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 30/05/2022, 10:20 AM

Thường trụ có nghĩa là gì?

Thường trụ nghĩa là luôn luôn có mặt trong tất cả mọi không gian và thời gian, là chưa hề lìa khỏi chúng sanh một giây phút nào dù bao nhiêu sanh tử.

Thường trụ ở đây nói là Tự tánh, Tự tánh thì bất động (như như bất động). Kinh Lăng Nghiêm nói “tất cả có lay động nên biến đổi”, có biến đổi phải chết mất.

Thường trụ ở đây nói là Tự tánh, Tự tánh thì bất động (như như bất động). Kinh Lăng Nghiêm nói “tất cả có lay động nên biến đổi”, có biến đổi phải chết mất.

Thường trụ theo Bộ hành sự sao chép: "Tăng vật có bốn loại":

1. Trường trụ thường trụ: Nghĩa là chúng Tăng nhà cửa, vật dụng, cây cối, ruộng vườn, súc vật, người phục vụ, gạo thóc,..do cái thể vốn ở ngay trú xứ, không cho mang đi sang trú xứ khác. Chỉ được thông dụng không cho chia bán, cho nên nói hai lần chữ thường trụ.

2. Thập phương thường trụ: Nghĩa là những đồ ẩm thực trong một ngôi chùa, nấu chín cúng Tắng...do vì cái thể vốn thông khắp mười phương nhưng chỉ hạn cuộc ở trú xứ.

Luật thiện kiếp chép: "Không đánh chuông mà ăn thì phạm tội trộm. Nay các chùa kho thọ thực, thức ăn nấu chín phải đánh chuông trống, bởi vì để triệu thỉnh mười phương Tăng. Do vì vật nầy mười phương Tăng đều có phần".

Ngũ vô gián nghiệp cảm là gì?

3. Hiện tiền thường trụ: Lại có hai loại:

- Vật hiện tiền.

- Người hiện tiền, tức những vật nầy chỉ cúng cho Tăng hiện tiền ở trú xứ.

4. Hiện tiền hiện tiền: Nghĩa là những vật của vị Tăng vừa qua đời đem chia, thể vốn thông khắp mười phương nhưng lại hạn cuộc đối với chư Tăng có mặt hiện tiền ngay chỗ đó thì được dự phần.

Đại Tỳ Bà Sa Luận hỏi: "Trộm vật của Tăng qua đời, thì trú xứ đó mắc tội căn bản nghiệp đạo với ai?

Đáp: Nếu đã làm pháp Yết Ma, mắc tội ở chỗ chúng Yết Ma, nếu chưa làm pháp Yết Ma thì mắc tội đối với tất cả những chúng khéo nói pháp.Nay phân biệt rõ việc của Tăng qua đời, Tăng ở mười phương đến ở trong số đã tham dự Yết Ma thì được phần chia vật, còn sau khi Yết ma rồi mới đến thì không được phần".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Kiến thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

“Mặc tẫn” là gì?

Kiến thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Vui trong Pháp lành, vui trong Pháp Phật

Kiến thức 13:30 16/04/2024

Ai sống theo lời dạy của đức Phật (sống trong pháp), cả lời nói, hành vi, thái độ việc làm, suy nghĩ theo hướng tích cực tử tế lương thiện thì cuộc sống sẽ mãi an vui hạnh phúc thăng hoa.

Kiếp súc sinh - dễ đọa, khó thoát

Kiến thức 09:24 16/04/2024

Sinh làm loài súc sinh phải chịu đựng năm loại khổ sau: nỗi khổ ăn thịt lẫn nhau, nỗi khổ do ngu si ám chướng, nỗi khổ chịu nóng lạnh, nỗi khổ chịu đói khát, nỗi khổ bị khai thác đọa đày hoặc sai làm việc nặng. Hãy tưởng tượng bạn tái sinh làm một loài thú trong tự nhiên.

Xem thêm