Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 12/05/2022, 07:34 AM

Khi gặp người khổ trong lòng con cảm thấy khó chịu, đau xót, tâm trạng đó là gì?

Hỏi: Thưa thầy khi gặp người khổ trong lòng con cảm thấy khó chịu, đau xót, tâm trạng đó là gì, thương hay ghét? Xin thầy giải thích ạ?

Đáp: 

Phải quan sát lại tâm mình mới hiểu cảm xúc khó chịu đó là gì. Theo phân tâm học cảm xúc khó chịu đó là một ảo giác tha hóa của bản ngã, tức là bản ngã có khuynh hướng đồng hóa mình với nỗi khổ của người khác, làm cho mình có cảm giác cũng đau khổ như họ.

Thực ra, đó không phải là tình thương mà là nỗi sợ - bản ngã sợ nỗi đau như người đó. Nhiều người tưởng rằng khi thấy người đau khổ mà mình có cảm giác xót xa là lòng Từ Bi nhưng thật ra đó chỉ là một hình thức của Tâm Sân, không chịu nổi sự thật.

Thấu hiểu bằng lòng từ bi để nối dài yêu thương

athuong.phatgiao.org.vn

Từ Bi là hoàn toàn bình tĩnh sáng suốt trước sự đau khổ của người khác. Thí dụ khi thấy một người té xuống không đứng dậy được, đừng vội tới đỡ lên, mà phải quan sát người bị té cho kỹ, nếu người đó bị gãy chân, hay bị tai biến thì phải để người ta nằm yên sau đó gọi xe cứu thương, nếu thương xót mà vội vàng đỡ lên có khi làm cho tình trạng nạn nhân tồi tệ hơn. Cho nên phải có Trí Tuệ mới có Từ Bi, thiếu bình tĩnh sáng suốt thì sự đau xót, khó chịu đó chỉ là đang bị đồng hóa cảm xúc với người khác mà thôi.

Nếu một bác sĩ bị bệnh tâm lý đồng hóa cảm giác, cảm xúc với bệnh nhân thì rất khó làm phẫu thuật hay xử lý vết thương đau đớn cho họ. Trong trường hợp bị tha hóa cảm xúc như thế tốt nhất là biết quay về cảm nhận nhận lại cảm giác, cảm xúc nơi chính mình (niệm thọ) thì ảo tưởng ảo giác đó mới tiêu tan, nếu không sẽ bị ảo giác đánh lừa.

Ngay cả khi thật sự có lòng Từ Bi - không bị tha hóa cảm xúc - thì cũng phải tuỳ trường hợp mà thể hiện sự cứu giúp, nếu không sẽ giúp kẻ ác lún sâu vào đường tội lỗi, như kiểu người mẹ thương con cứ cho tiền dù biết nó là đứa chơi bời lêu lổng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Xem thêm