Tiến sĩ Phan Thạnh nghiên cứu về văn học Phật giáo Thuận Quảng
Thầy Thích Chấn Đạo (thế danh Phan Thạnh) đang tu học tại chùa Tra Am (Thừa Thiên Huế), là Tiến sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam. Thầy bảo vệ thành công luận án tại ĐH KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội tháng 10/2021. Cuốn sách "Văn học Phật giáo Thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII" phát triển từ luận án của thầy.
Lịch sử Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc biến động thay ngôi đổi chúa. Trong đó có sự kiện Nguyễn Hoàng xin triều đình Lê - Trịnh vào trấn thủ xứ Thuận Quảng để mưu tính lâu dài. Được vua Lê - chúa Trịnh đồng ý, năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, sau kiêm quản xứ Quảng Nam.
Nhận lệnh vua Lê, năm 1593 Nguyễn Hoàng đem quân ra Bắc đánh dẹp nhà Mạc. Sau lần trở về vào năm 1600, Nguyễn Hoàng chính thức ly khai khỏi chính quyền Lê - Trịnh, lập ra một vương triều mới. Chúa Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để xây dựng và phát triển vùng Thuận Quảng trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị đủ sức đối kháng lại chính quyền Lê - Trịnh. Trong đó, chính sách Nam tiến đã mở rộng cương giới lãnh thổ đến tận Nam Bộ, hình thành một vùng Đàng Trong rộng lớn, hoàn chỉnh gần như bản đồ Việt Nam ngày nay.
Mặc dù Thuận Quảng chỉ là một vùng lãnh thổ mới thuộc về người Việt nhưng lại có vị trí quan trọng trong chỉnh thể của lịch sử, chính trị, văn hóa tư tưởng Việt Nam. Sự khu biệt, độc lập về lãnh thổ trong hai thế kỷ XVII - XVIII đã khiến vùng Thuận Quảng có những đặc điểm riêng biệt, ảnh hưởng không hề nhỏ trong quá trình phát triển của văn hóa và văn học Việt Nam.
Chúa Nguyễn đã lấy Phật giáo làm tư tưởng chủ đạo để cố kết nhân tâm, xây dựng văn hóa, nhất quán tư tưởng nhằm xây dựng một vương quyền vững mạnh cho xứ Đàng Trong. Phật giáo đã ảnh hưởng lớn đến văn học vùng Thuận Quảng, tạo nên dòng văn học Phật giáo mang nhiều biệt sắc. Mặc dù là văn học của một tôn giáo ở vùng đất mới nhưng văn học Phật giáo đã góp phần quan trọng về diện mạo và đặc điểm của văn học Thuận Quảng thời bấy giờ. Đồng thời đóng vai trò trung chuyển, đưa văn học Phật giáo về phía Nam, tạo một dòng chảy liên tục cho văn học Phật giáo Việt Nam.
Văn học Phật giáo Thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII có vị trí nhất định trong dòng chảy của lịch sử văn học dân tộc nên các tác giả, tác phẩm trong giai đoạn này dần dần đã được thế hệ sau sưu tầm, nghiên cứu và xuất bản. Tuy nhiên, trên tổng quan tình hình nghiên cứu văn học Phật giáo Thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII nói riêng và văn học Phật giáo Đàng Trong nói chung vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Để khẳng định vị trí của văn học Phật giáo Thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII, cần thiết có những công trình chuyên sâu nhằm nghiên cứu mô tả diện mạo và chỉ ra những đặc điểm nổi bật của văn học Phật giáo Thuận Quảng trong giai đoạn này.
Khi tiếp cận vùng Thuận Quảng từ góc độ địa văn hóa/học với nhiều đặc trưng nổi bật, chúng tôi đã triển khai nội dung cuốn sách với 3 chương, gồm:
Chương 1. Xứ Thuận Quảng, Phật giáo và văn học: giới thiệu về danh xưng Thuận Quảng, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa cũng như văn học tại vùng này.
Chương 2. Diện mạo văn học Phật giáo Thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII: mô tả những phương diện làm nên diện mạo của văn học Phật giáo Thuận Quảng.
Chương 3. Biệt sắc văn học Thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII: chỉ ra những đặc điểm đặc trưng về nội dung tư tưởng, tư duy nghệ thuật, mỹ cảm tiếp nhận…
Bên cạnh đó, phần Phụ lục gồm các số liệu thống kê về tác giả, tác phẩm. Đồng thời, tác giả cung cấp thêm 4 bài viết liên quan đến văn học vùng Thuận Quảng giúp người đọc hình dung về một vùng văn hóa /văn học nổi bật.
Cuốn sách được phát triển từ Luận án Tiến sĩ của chúng tôi (bảo vệ năm 2021 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội). Qua đây, xin được bày tỏ tấm lòng tri ân đến Chư vị thiện tri thức, thân hữu, hội đồng đánh giá các cấp cũng như sự tận tình hướng dẫn của GS.TS. Trần Ngọc Vương.
Cuối cùng, xin được hiệp chưởng khể thủ tất cả các nhân duyên của cuộc đời và hoan hỷ đón nhận đóng góp từ các nhà nghiên cứu để cuốn sách được hoàn thiện hơn khi có dịp tái bản.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Nghiên cứu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Nghiên cứu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Nghiên cứu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Nghiên cứu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Xem thêm