Tiểu sử Hòa thượng Thiện Minh (1922 - 1978)
Hòa thượng họ Đỗ, húy Xuân Hàng, Pháp danh Tâm Thị, Pháp tự Thiện Minh và Pháp hiệu Trí Nghiễm. Hòa thượng sinh năm Nhâm Tuất (1922) tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Thân phụ là nhà giáo Đỗ Xuân Quang, con của Thơ Lại Đỗ Khắc Suyền, thân mẫu là cụ bà Hồng Thị Nhơn, con của Cử nhân Hồng Hữu Bính.
Sinh ra trong một gia đình Phật giáo thuần thành, Hòa thượng đã được song thân cho xuất gia khi trường An Nam Phật Học được thành lập vào năm 1933 và là một trong 50 Tăng sinh đầu tiên của trường được tuyển chọn.
Hòa thượng quy y với Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Nhiên, Trú trì Tổ đình Thuyền Tôn và cầu pháp với Hòa thượng Thích Trí Độ, đốc giáo trường An Nam Phật Học. Năm 1943, Hòa thượng là một trong 6 Tăng sinh tốt nghiệp trường An Nam Phật Học. Năm 1949, Hòa thượng được Bổn sư cho phép thọ Cụ túc giới tại giới đàn Hộ Quốc tổ chức tại Tổ đình Báo Quốc, Huế, do Đại lão Hồ thượng Tịnh Khiết làm đàn đầu.
Năm Quí Mùi (1943), tốt nghiệp Đại học Phật giáo, Ngài đang chuẩn bị nhận lãnh trọng trách hoằng pháp lợi sanh. Nhưng tình hình trong nước có nhiều biến động (Nhật đảo Chánh Pháp – 09.03.1945, Cách mạng tháng 8 thành công– 23-9-1945) nên các vị cùng khóa đều tham gia việc cứu nước; Ngài cũng đã phụ trách Ủy ban Phật giáo cứu quốc tại Quảng Trị.
Năm Bính Tuất (1946) và năm Đinh Hợi (1947) sau khi trợ thủ cùng Hòa thượng Trí Thủ khai mở Phật Học Đường Trung Việt tại chùa Báo Quốc, Huế, Ngài đã cùng với quí Ngài Mật Hiển, Mật Nguyện vận động thành lập Sơn Môn Tăng Già Trung Việt.
Năm Kỷ Sửu (1949) được phân công vào Nam và Cao nguyên để thành lập các Tỉnh Hội như tỉnh Lâm Viên (Đà Lạt), Đồng Nai Thượng, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Tiểu sử Hòa thượng Thích Nhật Ấn (1956-2021)
Năm Tân Mão (1951) Giáo Hội Tăng Già Trung Việt thành lập tại Huế và sau đó Giáo Hội Tăng Già Tồn Quốc cũng đã được thành lập. Ngài là một trong những người tham gia tích cực trong các hội nghị thành lập, Ngài đã chủ tọa nhiều phiên họp quan trọng trong các hội nghị này.
Ngài vốn người thông minh, đối cơ nhanh chóng, xuất sắc cả về Phật học lẫn tài năng tổ chức. Từ năm 1949 đến năm 1958, Hòa thượng được cử đi xây dựng và củng cố cơ sở vững chắc cho Hội Việt Nam Phật Học tại các tỉnh Nam Trung phần: Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận…, với tư cách Hội trưởng Hội Phật học Trung phần kiêm Giảng sư.
Năm Kỷ Hợi (1959) tại Đại hội Tổng hội Phật giáo Trung Phần được tổ chức tại Huế, Ngài được cử làm Trị sự trưởng Tổng hội Trung phần cho đến năm Nhâm Dần (1962) thì Hòa thượng Trí Quang lên thay.
Từ 1958 đến 1962 là thời gian khó khăn nhất đối với Phật giáo vì chính sách kỳ thị tôn giáo của Chính quyền Ngô Đình Diệm được thi hành bằng những biện pháp ngày càng tàn bạo dã man như vu khống, bắt bớ, giam cầm và ép buộc Phật giáo đồ cải đạo theo Thiên Chúa giáo.
Năm Quý Mão (1963), Ngài đã cùng với Ban trị sự Tổng hội Phật giáo Tăng Già tồn quốc dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Thích Tịnh Khiết phát động phong trào đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo, Ngài là một trong 5 thành viên cố vấn trong Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo; trong thời gian này Ngài cũng đã được cử làm Trưởng đồn trong lần thương thuyết giữa Ủy Ban Liên Phái với chính phủ Ngô Đình Diệm do Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ làm trưởng đồn. Với biện tài vô ngại, Hòa thượng đã buộc Ủy ban Liên bộ ký vào Bản Thông Cáo chung thỏa mãn 5 nguyện vọng của đồng bào Phật tử trong phong trào đấu tranh chống chính sách kỳ thị tôn giáo của nhà cầm quyền lúc bấy giờ. Là người thường xuyên quan tâm đến tương lai của Đạo pháp và Dân tộc, Hòa thượng đã góp phần có tính quyết định trong việc xây dựng và duy trì các Phật học viện, các trường Bồ Đề và các tổ chức Gia đình Phật tử. Năm 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Hòa thượng được bầu làm Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Thanh niên, rồi Phó viện trưởng Viện Hóa đạo kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên.
Với lòng yêu nước thương dân, vì lý tưởng hành Bồ-tát đạo nhập thế giúp đời, Hòa thượng luôn luôn hoan hỷ nhận lãnh những chức vụ hành chính thuộc hàng Giáo phẩm cao cấp của Giáo hội, kiên định lập trường phụng sự Dân tộc và Đạo pháp, cho nên Hòa thượng bị nhà cầm quyền giam giữ, bày mưu ám hại vào những năm 1947, 1963, 1966, 1974.
Năm Giáp Thìn (1964), Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập, Ngài được cử làm Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên. Với cương vị mới mẻ quan trọng này, Ngài đã vận động từ mọi nơi, xây dựng nên Trung tâm Quảng Đức ở số 194 đường Công Lý (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Đây là trụ sở của Tổng Vụ Thanh Niên và trụ sở của các Vụ trực thuộc như Gia đình Phật tử, Hướng đạo Phật giáo, Thanh niên Phật tử, Sinh viên Phật tử, Học sinh Phật tử, Thanh niên Thiện chí Phật tử… Nơi đây còn là Trung tâm Văn hóa Xã hội hoạt động rất sôi nổi của Giáo hội. Đồng thời, còn là nơi xuất phát nhiều cuộc đấu tranh đòi dân chủ trong nửa cuối thập niên 60. Khi vừa hồn thành xong công trình to lớn này, Ngài được Giáo hội cử làm Trưởng đồn Phật giáo Việt Nam đi dự Hội nghị Phật giáo Thế giới được tổ chức tại Nhật Bản.
Những năm cuối thập niên 60, phong trào đấu tranh đòi thực hiện Quốc Hội Lập Hiến, Dân chủ Dân sinh bùng nổ khắp mọi nơi. Ở miền Trung (Đà Nẵng) vào ngày 15 tháng 5 năm 1966 trước làn sóng đấu tranh của Phật giáo, 2.000 lính dã chiến đã bao vây chùa chiền. Cuộc đổ máu đã diễn ra bởi sự đàn áp của quân đội từ Sài Gòn ra với các cánh quân địa phương. Hơn 600 Tăng Ni, Phật tử chết và 1.000 người khác bị thương. Trước tình hình đó, Hòa thượng Trí Quang hô hào tiến hành cuộc đấu tranh bất bạo động, và một trong nhiều hình thức bất bạo động được Hòa thượng Trí Quang chỉ thị là “thỉnh Phật xuống đường”.
Nhân danh Chủ tịch các lực lượng đấu tranh và Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Thanh Niên, Ngài đã gặp trực tiếp hai tướng Thiệu-Kỳ đưa ra những yêu sách đấu tranh. Đó là ngày 28.05.1966, hai tướng này hứa ngày hôm sau phúc đáp. Ngài hướng dẫn phái đồn ra về và hẹn lại hôm sau. Riêng Ngài sau khi báo cáo kết quả cùng Viện Hóa Đạo và các phong trào do Ngài làm Chủ tịch, Ngài một mình đi bằng Taxi về Trung tâm Quảng Đức. Ngài vừa đặt chân xuống lề đường ngay trước cổng Trung tâm thì một quả lựu đạn nổ ngay chỗ Ngài vừa bước ra. Rất may Ngài chỉ bị thương tật ở chân. Ngay chiều hôm sau, các vị khác thay mặt Ngài vào gặp hai tướng Thiệu-Kỳ thì được trả lời bằng thái độ tráo trở “không nhượng bộ nữa”.
Tiểu sử Ni Trưởng Tràng Liên – Đệ tứ Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Từ cuộc ám sát đó, sức khỏe của Ngài giảm sút thấy rõ. Mọi hoạt động của Ngài như mất dần kết quả nguyên vẹn. Tuy nhiên, Ngài cũng không kém quyết liệt trước mọi tình huống xảy ra, vẫn tiếp tục lãnh đạo Giáo hội cùng chư Tôn đức khác.Năm 1971, Ngài lại được tái cử làm Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo. Đây là giai đoạn Viện Hóa Đạo bị phân hóa trầm trọng, Ngài đã góp phần ổn định, lèo lái vượt qua, ngay cả những năm ác liệt nhất của chiến tranh.
Năm 1972, khi Hòa thượng Thiện Hoa viên tịch, Ngài phải đảm đương chức Quyền Viện trưởng Viện Hóa Đạo, cho đến khi Tổ chức được Đại hội Phật giáo kỳ 4, Hòa thượng Trí Thủ nhận chức Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Ngài mới rút về làm cố vấn cho Viện Hóa Đạo mà thôi.Thời gian sau đó, vì sức khỏe, Ngài phải hạn chế hoạt động, trao lại chức Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Thanh Niên dù chưa có người thay, do đó Viện Hóa Đạo đã đặc cách quyền Tổng vụ Trưởng cho Đại đức Giác Đức cho đến năm 1975. Sau Đại hội kỳ 7 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Ngài được mời làm Cố vấn Ban chỉ đạo Viện Hóa Đạo (năm 1976).
Từ đó, Ngài càng lui dần vào tịnh dưỡng, Ngài viên tịch ngày 15.9. Mậu Ngọ (1978) tại Hàm Tân (Phan Thiết) và sau đó được đệ tử thỉnh về nhập tháp bên hông khuôn viên Tổ đình Thuyền Tôn, Huế. Ngài trụ thế 55 năm, hạ lạp 29.
Hòa thượng Thích Trí Quang dưới góc nhìn của nhà báo Jerrold Schecter
Tác giả: Thích Trung Hậu - Thích Hải Ấn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức
Tăng sĩ 10:30 01/11/2024Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, thế danh Mai Văn Tạo, pháp húy Nhựt Quang, thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ, sinh ngày 12/4/1949 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Sư thầy hai bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ tuổi ngoài 60
Tăng sĩ 09:39 07/10/2024Con đường tu học không điểm dừng, đó là điều nhiều người thấy được từ hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa Chantarangsay, người vừa nhận bằng tiến sĩ dân tộc học ở độ tuổi ngoài 60.
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)
Tăng sĩ 14:27 02/10/2024Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Trung ương Giáo hội tưởng niệm Tiểu tường Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn
Tăng sĩ 23:58 20/09/2024Sáng 20/9, Trung ương Giáo hội và Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer trang nghiêm tưởng niệm một năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn - Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, tại chùa Cần Đước (tỉnh Sóc Trăng).
Xem thêm