Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 22/02/2021, 15:07 PM

Tiểu sử Thượng tọa Thích Giải Quảng

Thượng tọa Thích Giải Quảng, Pháp danh Thị Chơn, tự Giải Quảng, hiệu Huệ Quang, tục danh Nguyễn Lý, thế danh Nguyễn Đăng Quảng. Ngài sinh năm Canh dần (1950), tại thôn Bồ Mưng, xã Điện Thắng Bắc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Tiểu sử Thượng tọa Thích Giải Quảng (1950 – 2019):

- Nguyên Phó Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Quảng Nam;

- Nguyên Chánh Thư ký Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Quảng Nam;

- Nguyên Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN tỉnh Quảng Nam;

- Trưởng ban Trị Sự kiêm Trưởng ban Tăng Sự GHPGVN thị xã Điện Bàn;

- Nguyên Ủy viên Ủy ban MTTQVN huyện Điện Bàn; Trụ trì Chùa Pháp Hoa, phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Tôn dung Thượng tọa Thích Giải Quảng.

Tôn dung Thượng tọa Thích Giải Quảng.

Thân phụ là cụ ông Nguyễn Đào, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Hồ, hai cụ sinh hạ được 6 người con (3 nam, 3 nữ) – Thượng tọa là con trai thứ hai trong gia đình.

Được huấn dục chí nguyện hướng Phật trong truyền thống gia tộc họ Nguyễn từ nhỏ, sau khi song thân đồng thuận, năm 13 tuổi (1963) Thượng tọa phát tâm xuất gia. Ngài được cố HT. Thích Như Lâm, hiệu Minh Trí – trụ trì chùa Minh Giác (nay là chùa Pháp Hoa), H. Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam thâu nhận làm đệ tử và ban cho Pháp danh là Thị Chơn, sớm hôm kinh kệ hành trì, công phu tu tập thiền môn nghiêm khắc.

Sau thời gian hành điệu, Thượng tọa thọ lãnh giới pháp Sa-di, được Bổn sư và chư Tôn Giáo thọ lân mẫn cho phép theo học lớp Trung đẳng Phật học tại chùa Long Tuyền (Hội An), do cố Hòa thượng Thích Chơn Phát làm Giám viện. Tháng 10 năm 1970, vừa đủ hai mươi tuổi, với Pháp tự là Giải Quảng, Ngài được Hòa thượng Giám viện cho thọ Cụ túc giới, tại Đại giới đàn Vĩnh Gia – Đà Nẵng. Phước duyên nhiều đời, văn hay chữ tốt, giọng đồng tiếng vang, Thượng tọa sớm tiếp thu nhiều tinh hoa Phật học, bổ xuyết cho con đường hành đạo, phụng sự Giáo hội sau này

Thập niên bảy mươi của thế kỷ trước, xã hội nhiều biến động, chính sự đổi thay, Thượng tọa tạm lui về trong thân Cư sĩ, phụng sự phụ mẫu tuổi già. Giai đoạn 1984 đến 1994, Cư sĩ Thị Chơn tham gia Phật sự của Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng với các chức vụ: Phó ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh hội Phật Giáo Quảng Nam Đà Nẵng, Phó ban Đại diện Phật giáo huyện Điện Bàn, Ban kiến thiết trùng tu Chánh điện chùa Pháp Hoa…

Phật sự tinh tấn, cùng với hoài bão làm vị sứ giả Như Lai chưa từng suy giảm, duyên tùng duyên, năm 1995, Thượng tọa phát tâm dõng mãnh xuất gia trở lại, cầu pháp cố Hòa thượng Thích Trí Nhãn – Trụ trì tổ đình Chúc Thánh (Hội An) làm Y chỉ sư.

Lễ tưởng niệm, cầu siêu Đại Tường cố Thượng toạ Thích Giải Quảng

Năm 1996, được chư Tôn Giáo phẩm trong Ban Trị Sự Phật giáo tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng thương tưởng, Đại giới đàn Phước Huệ khai mở tại chùa Phổ Đà (Đà Nẵng), Thượng tọa được ban Tam đàn Cụ túc với Pháp hiệu Huệ Quang. Bắt đầu từ đây, mọi Phật sự đối với Thượng tọa như ngày một tăng duyên.

Công tác xã hội là bản hoài tâm nguyện “Phụng sự chúng sanh cúng dường chư Phật”, Thượng tọa luôn tạo sự liên lạc, giao tiếp tốt đẹp với các cấp chính quyền địa phương, liên tiếp nhiều nhiệm kỳ được tín nhiệm mời tham gia Ủy viên UBMTTQVN thị xã Điện Bàn. Với đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, Thượng tọa dõng mãnh bi nguyện, thực hiện các chuyến từ thiện cứu trợ cũng như xây dựng nhiều ngôi nhà tình nghĩa, tình thương.

Tại chùa Pháp Hoa (Điện Bàn), sau thời gian dài lưu trú hành đạo, với sự tín nhiệm cung thỉnh của Ban hộ tự và tín đồ, ngày 5 tháng 6 năm 2008, Thượng tọa được Ban Trị sự PG tỉnh Quảng Nam ra quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Pháp Hoa. Bắt đầu từ đây, Thượng tọa gia tâm tổ chức các khóa tu tập, hướng dẫn và quy y cho đông đảo tín đồ, cũng như từng bước xây dựng trang nghiêm ngôi Phạm vũ Pháp Hoa với các hạng mục như: nhà Tăng, nhà giảng, cổng tam quan, Quan Âm các… tạo cho ngôi chùa Pháp Hoa, bên nhánh sông Câu Lâu hiền hòa, ngày một xương minh.

Dẫu bận rộn nhiều công tác Giáo hội nhưng Thượng toạ vẫn không hề xao lãng việc “tiếp dẫn hậu lai”. Đệ tử xuất gia, y chỉ với Thượng tọa có 3 vị thọ Đại giới tiếp nối sứ mệnh hoằng pháp lợi sanh. Trong đó Trưởng Tử là Đại Đức Thích Đồng Hoàng đã khai sơn Phước Lâm Tịnh Viện tại Thừa Thiên Huế và thỉnh thượng toạ chứng minh Viện Chủ lúc ngài còn sinh tiền. Với tín đồ, sức khỏe có lúc không được tốt, nhưng nơi nào tín đồ cần đáp ứng nhu cầu nghi lễ tâm linh, thì dẫu gần hay xa Thượng tọa đều giản dị nhận lời thỉnh mời mà phương tiện đến đi vô ngại.

Với bản thân, tự nhận biết đường tu rộng lớn bất tư nghì, việc Giáo hội, việc sanh tử, túc duyên đâu dễ nhất kiếp toại tâm. Vì vậy, tuổi trọng bịnh đa, Thượng tọa vẫn ngày ngày tinh tấn, lấy nội lực tu hành, mỉm cười lặng im vượt qua bao chướng ngại.

Thượng tọa Thích Giải Quảng 3
Thượng tọa Thích Giải Quảng 2

Thuận thế vô thường, vào lúc 13 giờ 30 ngày 10 tháng 2 năm Kỷ Hợi (15/3/2019), Thượng tọa thâu thần thị tịch, trụ thế 70 năm, với 23 hạ lạp.

Như một tấm gương sáng về công hạnh phụng sự và đức độ mẫn tiệp khiêm cung, Thượng tọa mãn phần công đức, xả bỏ báo thân an nhiên tự tại.

Nam mô tự Lâm Tế tông, Chúc Thánh pháp phái tứ thập nhị thế, Quảng Nam tỉnh Phật giáo Trị sự ban nguyên Phó ban kiêm Chánh Thư ký, Điện Bàn thị Phật Giáo Trị sự ban nguyên Trưởng ban, Pháp Hoa tự Trụ trì, húy thượng Thị hạ Chơn, tự Giải Quảng, hiệu Huệ Quang, Nguyễn công Thượng tọa Giác linh.

Cố Trưởng lão Thích Thanh Tứ - Hiện thân của Phật giáo nhập thế

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Tông trưởng Thiền Tịnh đạo tràng

Tăng sĩ 10:27 06/11/2024

Trưởng lão Hòa thượng đã cống hiến trọn đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc, ngài đã đóng góp nhiều công đức trong sự phát triển, ổn định của Phật giáo TP.Hồ Chí Minh. Là bậc Tông trưởng của Thiền Tịnh đạo tràng, ngài là bậc đống lương, nương tựa của tứ chúng, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống thiền môn.

Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức

Tăng sĩ 10:30 01/11/2024

Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, thế danh Mai Văn Tạo, pháp húy Nhựt Quang, thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ, sinh ngày 12/4/1949 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Sư thầy hai bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ tuổi ngoài 60

Tăng sĩ 09:39 07/10/2024

Con đường tu học không điểm dừng, đó là điều nhiều người thấy được từ hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa Chantarangsay, người vừa nhận bằng tiến sĩ dân tộc học ở độ tuổi ngoài 60.

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

Tăng sĩ 14:27 02/10/2024

Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...

Xem thêm