Tìm được lỗi của tâm mình là sự tu hành chân chính
Người biết trong tâm mình có lỗi là những người có trí tuệ, có thiện căn. Nhưng mà lỗi gì? Bây giờ mỗi người tự kể cái lỗi mình ra xem?
Ví dụ: hôm qua mình mới cho người kia một ít, bữa nọ mình mới cho người nọ 500 ngàn. Thì mình thấy cũng tốt đâu có thấy lỗi. Đó đây chính là nhược điểm của chúng ta. Nhược điểm là không thấy được lỗi mình, bây giờ nếu chúng ta có nổ lực là quyết tâm tìm lỗi mình mỗi ngày.
Ví dụ: bây giờ chúng ta còn tham không? chúng ta còn sân không, còn nổi nóng không? Đó là những cái dễ thấy, bây giờ có những cái vi tế hơn, như thấy người khác đẹp hơn mình mình hơi khó chịu chút xíu, có thấy được không?
Ví dụ: đi ngang trong số những bạn ngồi chung với mình, tự nhiên có một người bạn được người ngoài họ khen. Mình ngồi đó người ta không khen, khó chịu không? Hơi khó chịu mà mình không thấy.
Ví dụ: như là sáng hôm nay, mình có thấy có hai mẹ con quần áo rách rưới, dắt đi ngang qua nhà mình, mình trông thấy họ rách rưới, tồi tàn. Nhìn vào biết họ rất là cực khổ, đi ngang qua cửa sổ và mình có nhìn ra thấy mà mình làm lơ. Trong tâm mình lúc đó không có bận tâm suy nghĩ về người, không có để ý chuyện đó. Thì cái tâm đó là tâm gì? Tâm đó là tâm ác độc, thật sự là như vậy. Nghĩa là trước cảnh khổ người khác mà mình dửng dưng, mình có cái ác còn lại trong tâm chưa hết. Chứ không phải ác là chửi ai, đánh ai, hại ai đâu. Chỉ thấy người khác khổ mà dửng dưng, tức là ác. Mình có bị không? Đó những cái lỗi rất vi tế. Nên vì vậy mà việc tìm lỗi của mình là sự nỗ lực phi thường tu hành, là sự tu hành phi thường. Trước hết là như vậy, nên người mà kể được nhiều lỗi của mình chừng nào thì người đó đang tu tập đúng con đường của Đạo Phật, nhưng mà những lỗi này vi tế lắm, không đơn giản.
Cuộc đời người tu hành cuối cùng cũng chỉ là thấy lỗi, tìm lỗi mình
Ví dụ: như bây giờ mình có người bạn, họ thành công hơn mình, giàu hơn mình. Khi gặp lại nhau người đó nhà cao cửa rộng, mình vẫn đi chiếc xe Dream Trung Quốc, còn người kia đi xe hơi mà ngày xưa là bạn của nhau. Trong lòng mình vẫn có chút buồn buồn, cái đó là cái gì? Chẳng biết cái gì, nhưng có thể vẫn là một cái lỗi. Nhưng nếu lúc đó mình vui thì đó không phải là lỗi, nhưng mà hiếm ai không bị buồn, phải không? Nên nó có những điềm từng chút từng chút vậy.
Hoặc là bây giờ ví dụ thế này: Mình xem một chương trình ca nhạc trên truyền hình. Rồi mình thấy cô ca sĩ mặc đồ hở hang và mình chợt động tâm mình muốn bắt chước cái bộ đồ đó, có lỗi không ?- Việc đó có lỗi. Thì cái chúng ta đua đòi đó, đua đòi theo hình thức cũng là một lỗi lầm. Một chỗ khuyết điểm của nội tâm. Trong cuộc sống chúng ta vô số lỗi lầm, nhưng mà vì chúng ta không tỉnh, không nhìn ra đươc. Nhưng mà nổ lực để tu hành trong hiện tại bước đầu là tìm ra được lỗi của tâm mình, quyết tâm tìm cho ra. Bây giờ mình không cần tìm nhiều, mỗi ngày mình tìm ra được một lỗi của mình thôi, không cần nhiều, đừng hối. Mỗi ngày khi buổi chiều, trước khi chúng ta ngủ. Quý Phật tử thử làm xem.
Mỗi ngày, trước khi chúng ta ngủ nếu chúng ta có ngồi Thiền thì tốt, nhưng mà nếu dù không ngồi Thiền cũng phải tìm coi, chúng ta còn một lỗi gì trong tâm. Tìm một lỗi trước rồi hãy ngủ, mà xin báo điều này, nếu lúc đó Quý Phật tử tìm được một lỗi của mình thì bảo đảm lát nằm xuống ngủ sẽ rất ngon. Bởi vì đó là sự tu tập chân chính. Tìm được lỗi mình là một sự tu tập chân chính trong Đạo Phật, thử đi. Rồi bây giờ trường hợp có cái ngày đó, khi mình lễ Phật xong, mình ngồi Thiền, mình ngủ mình ngồi nghiệm lại coi mình còn lỗi gì trong tâm mình. Tìm cho ra thì đó nghĩa là gì? Nghĩa là đã hết lỗi rồi, có không? – Không, chưa hết lỗi. Tức là còn phải không? Mình không thấy, nghĩa là làm sao? Nghĩa là tại là mình chưa thấy chứ không phải là đã hết lỗi, nhớ nha. Mỗi ngày chúng ta tìm một lỗi từ đây cho tới ngày mình chết.
Ví dụ: như bây giờ mình sống thọ mình không bị Si Đa, mình không bị bệnh Sad, không bị bệnh hô hấp cấp, không bị viêm Gan siêu vi B, không bị xe tông nữa chừng, không bị người yêu bỏ phải tự tử. Tức là mình loại trừ hết tất cả nguyên nhân xấu, mình sẽ sống đến 85 hoặc 90 tuổi và một năm chúng ta có 365 ngày. Từ đây cho tới năm mà ta 90 tuổi là chúng ta được nhiều lần của 365 ngày. Mỗi lần chúng ta tìm một lỗi thì tới khi mà chúng ta chết, chúng ta sẽ tiếp tục tìm được ngàn lỗi, ngàn lỗi. Tiếp tục như vậy thì người đó có công đức vô lượng cho kiếp sau. Không có việc tu hành chân chính nào, cao siêu nào, căn bản nào, sâu sắc nào bằng việc tìm được lỗi của tâm mình.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Pháp tu soi gương
Kiến thức 15:52 05/11/2024Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Xem thêm