Tìm thấy chính mình qua đạo Phật
Hãy tự hỏi “tại sao tôi làm điều này? Bằng cách nào tôi thực hiện nó? Nguyên nhân gì?”. Bạn sẽ nhận thấy điều này trở nên một kinh nghiệm tuyệt vời.
Tâm lý học Phật giáo nêu ra sáu vọng tưởng cơ bản làm hư hỏng tâm con người, quấy rối sự an vui của tâm, khiến tâm trở nên vọng động, đó là: vô minh, chấp thủ, tức giận, kiêu căng, nghi ngờ và quan điểm lệch lạc. Sáu vọng tưởng này là thái độ tâm thức, chứ không phải thuộc các hiện tượng bên ngoài.
Phật giáo nhấn mạnh rằng để khắc phục những vọng tưởng này, nguồn gốc của tất cả khổ đau, thì niềm tin và lòng tin không giúp được gì nhiều, mà quan trọng là bạn phải hiểu rõ bản chất của chúng.
Nghiên cứu Phật giáo có nghĩa là chúng ta đang nghiên cứu chính mình, bản chất của tâm chúng ta. Thay vì chú trọng vào đấng tối cao, đạo Phật nhấn mạnh các vấn đề thực tiển hơn, chẳng hạn như cách để điều chỉnh cuộc sống, cách để hợp nhất tâm và cách để giữ cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta luôn luôn an vui và lành mạnh. Nói cách khác, đạo Phật luôn luôn chú trọng đến trí tuệ nhận thức thực nghiệm hơn là một số quan điểm mang tính giáo điều. Trên thực tế, chúng ta không bao giờ xem đạo Phật là một tôn giáo theo ý nghĩa thông thường của thuật ngữ này. Theo quan điểm của các Lama, Phật giáo tồn tại trong lãnh vực của triết học, khoa học và tâm lý học hơn. Theo bản năng, tâm của con luôn tìm kiếm hạnh phúc. Dù ở phương Đông hay phương Tây cũng không có khác biệt; mọi người đang hướng đến một điều tương tự.
Tuy nhiên, nếu sự tìm kiếm hạnh phúc của bạn khiến bạn chấp thủ với cảm xúc trong thế giới cảm giác, thì có thể rất nguy hiểm. Bạn không có sự chế ngự.
Bây giờ, đừng nghĩ rằng sự chế ngự là việc của phương Đông, là việc của Phật giáo. Tất cả chúng ta đều cần sự chế ngự, đặc biệt là những người bị cuốn hút vào đời sống vật chất. Trên phương diện tâm lý và cảm xúc, chúng ta quá lệ thuộc vào những đối tượng của chấp thủ. Theo quan điểm của Phật giáo, đó chính là tâm bệnh hoạn; người mắc bệnh tâm thần.
Trên thực tế, bạn đã biết rằng chỉ phát triển khoa học công nghệ ngoại tại thì không thể làm thỏa mãn tham vọng thuộc chấp thủ của mình hoặc giải quyết các vấn đề cảm xúc khác của bạn. Tuy nhiên, những gì Phật giáo cho bạn thấy là bản chất đặc thù của tiềm năng con người, khả năng tiếp thu của tâm nhân loại. Khi nghiên cứu cứu Phật giáo, bạn biết rõ mình là gì và cách để phát triển xa hơn; thay vì đặt nặng vào một số hệ thống tín ngưỡng siêu nhiên, các phương pháp của Phật giáo dạy bạn phát huy hiểu biết sâu sắc về chính mình và tất cả các hiện tượng khác.
Tuy nhiên, dù là người sùng đạo hay theo chủ nghĩa duy vật, tín đồ hoặc người vô thần, thì điều quan trọng là bạn phải biết cách tâm mình hoạt động. Nếu không, bạn sẽ loanh quanh với suy nghỉ mình đang mạnh khỏe, trong khi trên thực tế, có nguồn gốc sâu xa của các cảm xúc đau khổ, nguyên nhân đích thực của tất cả các căn bệnh tâm lý, đang lớn dần trong bạn.
Do đó, tất cả những gì mất mát là một số điều nhỏ nhặt ngoại tại đang biến đổi, một điều gì đó vô nghĩa đang trở nên sai lầm, và trong chốc lát, bạn hoàn toàn thất vọng. Với tôi, điều đó cho thấy bạn mắc bệnh tâm. Tại sao? Bởi vì bạn bị thế giới tri giác ám ảnh, bị chấp thủ che lấp, nằm dưới sự kiểm soát nguyên nhân cơ bản của các vấn đề, nên không biết bản chất của tâm mình.
Không sao cả nếu bạn nổ lực bác bỏ những gì tôi đang nói bằng cách bảo rằng bạn không tin điều đó. Đây không phải là vấn đề của niềm tin. Dù bạn có khăng khăng bảo rằng “tôi không tin mình có lỗ mũi ”, thì mũi của bạn vẫn tồn tại ở đó, nằm ngay giữa hai con mắt của bạn. Mũi của bạn luôn tồn tại ở đó, dù bạn có tin hay không.
Tôi đã từng gặp nhiều người tuyên bố kiêu ngạo rằng “tôi không phải một tín đồ”. Họ quá tự hào về sự thiếu hụt chuyên môn của niềm tin vào bất cứ điều gì. Bạn hãy quán sát kỉ; điều này thực sự trở nên quan trọng để biết. Trong thế giới ngày nay, có quá nhiều mâu thuẫn. Người theo khoa học duy vật cho rằng “tôi không tin”; những người theo tôn giáo nói “tôi tin tưởng”. Tuy nhiên, chẳng sao cả về những gì bạn nghỉ, bạn vẫn cần phải biết rõ bản chất đặc trưng của tâm mình. Nếu không biết, thì cũng chẳng sao cả dù bạn có nói về những khuyết điểm của chấp thủ bao nhiêu đi nữa, bạn không có khái niệm về chấp thủ thực sự là gì hoặc cách để chế ngự nó. Ngôn từ là rất dể. Những gì thực sự khó khăn là phải hiểu rõ bản chất đích xác của chấp thủ.
Ví dụ, ban đầu, khi con người chế tạo xe hơi và máy bay, mục đích của họ là có thể thực hiện mọi công việc nhanh chóng hơn để họ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Tuy nhiên, những gì đã xảy ra cho thấy con người lại bận rộn hơn bao giờ hết. Hãy nhìn vào cuộc sống hằng ngày của bạn. Bởi vì chấp thủ, bạn bị cuốn hút vào thế giới cảm giác cụ thể của sự tạo tác chính mình, phủ nhận không gian hoặc thời gian để nhận thấy thực tại của tâm mình.
Theo tôi, đó là định nghĩa của một đời sống khó khăn. Bạn không thể tìm thấy được sự thỏa mãn hoặc an vui. Nên biết, trên thực tế, hạnh phúc và an vui thực sự đều xuất phát từ tâm, chứ không bao giờ xuất phát từ các hiện tượng bên ngoài. Tuy nhiên, một số người thông minh và hoài nghi hiểu rõ ở mức độ các đối tượng vật chất không bảo đảm được một cuộc sống thú vị đáng giá và đang nổ lực nhận thấy nếu thực sự có một điều gì đó khác có thể biểu hiện sự thỏa mãn đích xác.
Khi nói về khổ đau, đức Phật vốn không đơn thuần chỉ cho các vấn đề bên ngoài như bệnh tật và thương tổn, mà Ngài đề cập đến thực tế bản chất bất mãn của tâm là khổ đau. Chẳng sao cả nếu có bao nhiêu điều bạn nhận được, nó không bao giờ làm thỏa mãn tham vọng của bạn tốt hơn hoặc nhiều hơn. Tham vọng không dứt này là khổ đau; bản chất của nó là tâm trạng thất bại mang tính cảm xúc.
Tâm lý học Phật giáo nêu ra sáu vọng tưởng cơ bản làm hư hỏng tâm con người, quấy rối sự an vui của tâm, khiến tâm trở nên vọng động, đó là: vô minh, chấp thủ, tức giận, kiêu căng, nghi ngờ và quan điểm lệch lạc. Sáu vọng tưởng này là thái độ tâm thức, chứ không phải thuộc các hiện tượng bên ngoài.
Phật giáo nhấn mạnh rằng để khắc phục những vọng tưởng này, nguồn gốc của tất cả khổ đau, thì niềm tin và lòng tin không giúp được gì nhiều, mà quan trọng là bạn phải hiểu rõ bản chất của chúng. Nếu không quán chiếu tâm mình với trí tuệ nhận thức nội tại, bạn sẽ không bao giờ thấy được những gì đang tồn tại ở đó. Nếu không quán chiếu, thì dù có nói về tâm và các cảm xúc của mình bao nhiêu đi nữa, bạn sẽ không bao giờ thực sự hiểu được rằng cảm xúc cơ bản của bạn là vị kỉ quá mức và đây là những gì khiến bạn trở nên rối rắm.
Bây giờ, để khắc phục bản ngã, không có nghĩa là bạn phải từ bỏ tất cả những sở hữu của mình. Hãy giữ lấy những sở hữu của bạn; chúng không phải những gì khiến cuộc sống của bạn trở nên khó khăn. Bạn quá bận rộn bởi vì bạn đang vướng vào những sở hữu của mình với chấp thủ; bản ngã và chấp thủ làm ô nhiễm tâm bạn; khiến tâm trở nên mờ mịt, vô minh và vọng động, khiến cho ánh sáng của trí tuệ bị che khuất. Giải pháp cho vấn đề này là thiền.
Thiền không đơn thuần chỉ là sự phát triển của việc tập trung vào một đối tượng duy nhất, ngồi yên trong một gốc kín nào đó mà không làm việc gì hết. Thiền là trạng thái tỉnh giác của tâm, là sự dối lập của vô minh; thiền là trí tuệ. Bạn nên duy trì sự tỉnh thức ở mỗi giây phút trong cuộc sống hằng ngày của bạn, nhận thức hoàn toàn về những gì bạn đang làm và tại sao cũng như cách bạn đang thực hiện nó.
Chúng ta thực hiện tất cả mọi thứ hầu như trong trong vô thức. Chúng ta ăn, uống và nói chuyện trong vô thức. Mặc dù có ý định để trở nên tỉnh thức, nhưng chúng ta hoàn toàn không nhận biết về những khổ đau đang xung đột trong tâm mình, ảnh hưởng đến mọi thứ chúng ta đang thực hiện. Hãy quan sát chính bạn; hãy thử nghiệm. Tôi không phán quyết hoặc đẩy bạn xuống vực thẳm. Đây là cách mà Phật giáo thể hiện. Nó đưa ra những ý tưởng để bạn có thể quán sát theo kinh nghiệm của mình nhằm thấy rõ liệu chúng có thực hay không. Nó rất thực tế; tôi không nói về một điều gì đó xa vời thực tế ở trên mây trên mưa. Ngược lại, đó là một điều thực sự rất đơn giản.
Nếu không biết bản chất đặc thù của chấp thủ và các đối tượng của nó, thì làm sao bạn có thể phát khởi tình thương đối với bạn bè, cha mẹ hoặc đất nước của mình? Theo quan điểm của Phật giáo, điều đó không thể xảy ra. Khi gây tổn hại cho cha mẹ hoặc bạn bè của mình, thì tâm vô ý thức của bạn đang hoạt động. Khi trở nên tức giận, thì người tức giận ấy hoàn toàn quên lãng những gì đang xảy ra trong tâm mình. Vô ý thức khiến chúng ta gây tổn hại và thiếu tôn trọng những chúng sanh khác; vô ý thức trong hành vi và trạng thái tâm khiến chúng ta đánh mất nhân tính. Đó là tất cả. Thật đơn giản phải không?
Dạo này, nhiều người nghiên cứu và tập luyện để trở thành những nhà tâm lý học. Theo quan điểm của đức Phật thì mỗi người nên trở thành một nhà tâm lý học. Mỗi người trong chúng ta nên biết rõ tâm của chính mình; bạn nên trở thành nhà tâm lý của chính bạn. Điều này chắc chắn có thể xảy ra; mỗi con người đều có khả năng hiểu rõ tâm mình. Khi hiểu rõ tâm mình, bạn có thể điều phục nó một cách tự nhiên.
Đừng nghỉ rằng sự chế ngự là một vài cuộc du ngoạn đến Hy Mã Lạp Sơn hoặc trở nên dễ dàng hơn cho những người không có nhiều sở hữu. Đó không phải là sự thực tất yếu. Kế tiếp, bạn có cảm xúc buồn bã, hãy quán chiếu chính mình. Thay vì bận rộn thực một điều gì đó gây xao lãng tự thân, bạn hãy thư giãn và cố gắng trở nên tỉnh thức về những gì mình đang làm.
Hãy tự hỏi “tại sao tôi làm điều này? Bằng cách nào tôi thực hiện nó? Nguyên nhân gì?”. Bạn sẽ nhận thấy điều này trở nên một kinh nghiệm tuyệt vời. Vấn đề chủ yếu của bạn là thiếu trí tuệ nhận thức sâu sắc, thiếu tỉnh giác hoặc hiểu biết. Do đó, bạn sẽ khám phá ra rằng thông qua hiểu biết, bạn có thể dể dàng giải quyết các vấn đề của mình.
Lama Yeshe
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm