Tin nhân quả là người có trí tuệ
Con người do tạo nhân quả không đều nên có sự sai biệt rất lớn trong cuộc đời, như giàu nghèo, sang hèn, đẹp xấu, thông minh hay ngu dốt, sống thọ hay chết yểu. Vậy nhân quả là gì?
Những lời chỉ dạy của Đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, không ai có quyền ban phước giáng họa, phúc hay họa đều do mình tạo lấy.
Chúng ta tạo nghiệp lành hay dữ, hạt giống lành dữ ấy không bao giờ bị mất, khi hội đủ nhân duyên, ta sẽ thọ nhận tất cả quả khổ vui do mình gây ra. Người biết tu và tin sâu nhân quả sẽ không oán trời trách đất, đổ thừa tại – bị - thì – là, sẵn sàng chịu nhận quả xấu mà không tạo thêm ân oán, hận thù: do đó, nhân quả ác dần hồi dứt sạch.
Vậy nhân quả là gì? Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả, như ta trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Nhân là mầm, Quả là hạt, từ hạt sinh ra mầm, từ mầm phát triển thành cây và từ cây cho ra trái. Nhân quả luôn đan xen, kết nối nhau, nương vào nhau mà hình thành và tương quan mật thiết với nhau.
Bài học nhân quả sống động ngay trong cuộc đời
Đặc tính của nhân quả là do nhiều nhân duyên kết hợp lại mà thành, không có cái gì một Nhân mà cho ra kết quả. Mình lấy ví dụ về hạt lúa, người ta hay nói “hạt lúa sinh ra cây lúa”. Đó là lời nói rút gọn; thật ra hạt lúa phải kết hợp nhiều duyên phụ thuộc, như không khí, ánh sáng, đất, nước và sự chăm sóc của con người.
Giáo lý nền tảng của Đạo Phật có khả năng chuyển hóa khổ đau thành an vui hạnh phúc, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, hay còn gọi là ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão.
Chúng ta tạo nghiệp lành hay dữ, hạt giống lành dữ ấy rơi vào kho ý thức của ta. Đến khi đủ duyên, chúng ta sẽ thọ nhận tất cả các quả khổ vui. Người biết tu sẽ không than oán, hờn trách khi quả khổ đến, mà sẵn sàng thọ nhận và tìm cách chuyển hóa. Do đó, con người khi mới sinh ra đã có sự bất đồng và sai biệt, như giàu nghèo, sang hèn, đẹp xấu, sống thọ, chết yểu, thông minh hay đần độn.
Tuy gieo nhân thì phải gặt quả, nhưng nhân quả không cố định, có thể thay đổi được. Vì vậy, trong thực tế, có người sinh ra trong hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, nghèo đói, xấu xí, tàn tật, nhưng họ cố gắng vươn lên, rồi được thành đạt, trở nên giàu có, danh vọng tiếng tăm, có địa vị cao trong xã hội và được mọi người kính trọng.
Khi hiểu được giáo lý nhân quả, chúng ta sẽ sống có trách nhiệm và ý thức được hậu quả xấu gây khổ đau cho người, không ỷ lại hay đổ thừa mọi chuyện xảy ra là do “khi không”, “tự nhiên” mà chính ta phải chịu trách nhiệm đối với mọi hành vi tạo tác của bản thân.
Hiểu và ứng dụng lý nhân quả vào trong đời sống hằng ngày, chúng ta sẽ không đổ thừa do số mệnh định sẵn, hay có sự an bài của đấng tạo hóa nào đó, mà không vươn lên làm mới lại chính mình, thay đổi hoàn cảnh.
Do đó, tin sâu lý nhân quả sẽ giúp chúng ta có cách nhìn thông thoáng hơn, không bị lệ thuộc vào một đấng quyền năng thượng đế mà chính mình là thượng đế của chính mình. Không một ai có quyền ban phước, giáng họa. Mọi sự khổ vui đều do mình tạo lấy và ta có quyền thay đổi hoàn cảnh sự sống tùy theo năng lực và sự tu tập của bản thân.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm