Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 26/05/2020, 08:21 AM

Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam và thế giới ngày 26/5

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 87.176 trường hợp mắc COVID-19 và 3.003 ca tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo nguy cơ "đỉnh dịch thứ hai" ngay trong "làn sóng thứ nhất" tại các quốc gia nới lỏng hạn chế.

Báo Mỹ đánh giá Việt Nam chống dịch Covid-19 tốt nhất thế giới

Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam

Tính đến 6 giờ ngày 26/5, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, đã 40 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 14.739 trường hợp, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 54; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 12.379; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 2.306 trường hợp.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong số các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 là 7 ca; số ca âm tính lần 2 trở lên với virus SARS-CoV-2 là 4 ca.

bieu-do-sang-260520

Hành trình phức tạp của nCoV trong cơ thể người

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 26/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 5.581.259 ca, trong đó có 347.520 người thiệt mạng. Các nước cũng ghi nhận 2.360.742 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch hiện nay là 53.145 và 2.874.400 ca đang điều trị tích cực. 

Trong 24 giờ qua, số quốc gia có ca tử vong ở mức 3 con số đã giảm khá nhiều, chỉ còn lại 7 nước, với số ca tử vong phần lớn đã giảm xuống dưới 500 người, trong đó đứng đầu là Brazil và Mỹ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 25/5 cảnh báo các quốc gia nơi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đang giảm vẫn có thể đối mặt với "đỉnh dịch thứ hai" ngay trong "làn sóng thứ nhất" nếu họ quá vội nới lỏng các biện pháp ngăn chặn. Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tiến sĩ Michael Ryan cho rằng mặc dù số ca bệnh đang giảm xuống ở nhiều quốc gia, song tình trạng này lại gia tăng ở các khu vực Trung và Nam Mỹ, Nam Á và châu Phi. Theo Tiến sĩ Ryan, các dịch bệnh thường diễn biến thành nhiều làn sóng. Do đó, một đợt bùng phát mới có thể tái diễn trong năm nay ở các khu vực mà làn sóng đầu tiên đã suy giảm. 

Tính đến 6 giờ sáng 26/5, số ca tử vong tại Mỹ đã lên tới 99.772 người, tăng 472 ca trong 24 giờ qua. Ngoài ra, Mỹ tiếp tục đứng đầu thế giới về số ca nhiễm với 1.706.364 người, tăng 19.232 ca. Cùng ngày, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho biết số ca tử vong vì COVID-19 tại bang New York, từng là tâm dịch của nước Mỹ đã giảm mạnh, trong ngày 24/5 chỉ còn 96 ca.

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Manaus, Brazil ngày 20/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Manaus, Brazil ngày 20/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Người có thể bị lây nhiễm 2019 - nCoV từ động vật không?

Brazil dường như đang bước vào một tuần "đen tối" khác khi các ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng thêm hàng ngàn trường hợp mỗi ngày trong lúc cách xử lý của Tổng thống Jair Bolsonaro ngày càng gây tranh cãi.

Trong 24 giờ qua, Brazil ghi nhận 11.280 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca lên 374.898, trong đó có 23.473 ca tử vong, tăng 757 trường hợp và đã vượt qua Mỹ về số ca tử vong trong ngày. Trước đó, từ ngày 23/5, nước này đã vượt qua Nga trở thành quốc gia có số ca bệnh COVID-19 cao thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.

Trong khi đó, Chile và Mexico tiếp tục trải qua một ngày có thêm hàng ngàn ca bệnh mới, lần lượt là 4.985 và 2.764 ca, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh ở hai nước lên 73.997 (gồm 761 ca tử vong) và 68.620 ca (gồm 7.394 ca tử vong)

Số ca mắc bệnh mới tại Hà Lan đã giảm đáng kể, trong ngày 25/5 có 209 ca, nâng tổng số ca COVID-19 hiện là 45.445, trong đó có 5.830 ca tử vong (tăng 8 trường hợp).

Số ca COVID-19 tại Pháp đến hiện tại là 182.942 ca, tăng 358 trường hợp trong ngày 25/5, với tổng số 28.432 ca tử vong, tăng thêm 199 ca.

Theo trang worldometers, số ca mắc bệnh COVID-19 tại Nga đã vượt mốc 350.000 người, lên tới 353.427 ca, sau khi tăng thêm 8.946 ca chỉ trong 24 giờ qua.

Cùng ngày Bộ Y tế Belarus cho biết tổng số ca mắc bệnh tại quốc gia này cũng đã tăng lên 37.144 ca, tăng 946 trường hợp so với một ngày trước, với tổng số ca tử vong là 204, tăng 5 ca. Tính theo tỷ lệ người nhiễm bệnh/1 triệu dân, Belarus hiện nằm trong số 20 quốc gia trên thế giới có tỉ lệ cao nhất, vượt qua cả Italy. Tuy nhiên, số người tử vong ở Belarus thấp hơn Italy 27 lần.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Tangerang, Indonesia ngày 14/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Tangerang, Indonesia ngày 14/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN

20 câu trả lời giải đáp trọn vẹn thắc mắc về 2019-nCoV

Ấn Độ đã ghi nhận tới 6.405 ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số bệnh nhân lên 144.941 trường hợp. Hiện Ấn Độ là nước có số người mắc COVID-19 nhiều thứ 10 thế giới và nhiều nhất châu Á. Số ca tử vong cũng tăng 148 trường hợp, lên 4.172 người.

Ở khu vực Đông Nam Á, số ca mắc COVID-19 mới ở Malaysia tăng gần gấp 3 lần trong ngày 25/5 so với ngày trước đó, đồng thời là mức cao nhất trong 3 tuần qua. Theo Bộ Y tế Malaysia, nước này đã ghi nhận 172 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới. Đây cũng là lần đầu tiên sau 21 ngày, số ca mắc COVID-19 ở Malaysia trở lại mức 3 con số.

Thái Lan trong ngày 25/5 ghi nhận thêm một trường hợp tử vong do bệnh COVID-19, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 57 người. Thái Lan cũng xác nhận thêm 2 ca mắc COVID-19, sau khi không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong ngày hôm trước. Như vậy, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 3.042 ca mắc COVID-19, trong đó hơn 96% đã bình phục (2.928 ca) và chỉ còn 57 trường hợp đang được điều trị tại bệnh viện.

Tại Châu Đại dương, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố từ ngày 29/5 tới sẽ nới lỏng hơn nữa các hạn chế được áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Ngày 25/5, bà Ardern cho biết việc áp dụng sớm các biện pháp nghiêm ngặt đã đem lại hiệu quả và điều người dân cần làm hiện này là tiếp tục cảnh giác với bệnh dịch. Nội các của bà Ardern sẽ xem xét lại các hạn chế trong 2 tuần tới.

> Xem thêm video Tam tự tánh trong Phật giáo:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật đản: 7 đóa sen trên sông Hương sẽ được thắp sáng từ mùng 8/4 âm lịch

Môi trường 12:37 23/04/2024

Đây là một trong những nội dung được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh TT-Huế thông qua trong phiên họp hôm 20/4, tại chùa Từ Đàm (TP.Huế) - Văn phòng Ban Trị sự.

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Thiên nhiên và tuệ giác tương tức

Môi trường 09:09 13/04/2024

Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?”

Xem thêm