Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 12/02/2020, 08:33 AM

Đẩy mạnh phòng, chống dịch nCoV tại các cơ sở Phật giáo

Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần quán triệt sâu sắc những khuyến cáo của Bộ Y tế cũng như của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh do nCoV gây ra trong các hoạt động lễ hội, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.

 >Tin tức Phật sự mới nhất

Sáng 11/2, Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức hội nghị về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.

Quang cảnh Hội nghị.

Quang cảnh Hội nghị.

Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch, nhưng không chủ quan

Thông tin cụ thể về tình hình dịch nCoV tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, tính đến sáng 11/2, trên thế giới đã có hơn 43.000 người mắc bệnh; 1.018 người tử vong, trong đó, tập trung ở lục địa Trung Quốc. Tình hình dịch bệnh tại nước này đang diễn biến rất phức tạp.

Còn tại Việt Nam hiện có 15 trường hợp mắc bệnh (10 trường hợp ở Vĩnh Phúc); 6 trường hợp được chữa khỏi và cho xuất viện.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, ngay từ khi dịch bùng phát ở Trung Quốc, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có những chỉ đạo rất quyết liệt. Nhiều chỉ thị, công điện khẩn được ban hành. Đặc biệt, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban đã chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với tình hình dịch bệnh, kể cả trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Thứ trưởng bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu.

Thứ trưởng bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu.

"Thời điểm hiện tại, tình hình dịch đang được kiểm soát tốt", Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Y tế, với điều kiện thời tiết diễn biến thất thường như hiện nay, việc dự báo tình hình dịch cũng gặp nhiều vấn đề phức tạp. Do đó, nước ta không chủ quan và luôn tăng cường công tác phòng, chống dịch, nhất là ở những địa bàn có nhiều người mắc bệnh.

Tăng cường nâng cao ý thức của người dân về phòng, chống dịch

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp ở Trung Quốc cũng như tại Việt Nam, ngày 31/1, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ký ban hành công văn số 27/CV-HĐTS gửi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phòng, chống dịch bệnh do nCoV gây ra.

Cụ thể, Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu các địa phương cần tập trung vào việc tăng cường tuyên truyền đến các chùa, tăng ni, phật tử và nhân dân nhận thức về mức độ nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm và bùng phát của dịch nCoV; khuyến cáo các tăng ni, phật tử phải có ý thức trách nhiệm cao trong việc phòng, chống ngăn chặn dịch bệnh.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu phát biểu tại hội nghị.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu phát biểu tại hội nghị.

Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, yêu cầu mọi người khi đến chùa phải đeo khẩu trang; khuyến khích các chùa tổ chức phát khẩu trang cho nhân dân, đồng bào phật tử và du khách đến chùa.

Bài liên quan

Cùng với đó, các chùa tạm dừng tổ chức các lễ hội, khóa tu tập trung đông người đến từ nhiều vùng, miền, nhiều địa phương khác nhau. Chỉ tổ chức các khóa lễ cầu nguyện, quốc thái dân an thường nhật tại chùa.

Tại Hội nghị, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, thông qua các hoạt động tuyên truyền từ trung ương đến các địa phương về công tác phòng chống dịch, từ đầu năm đến nay, lượng phật tử và du khách thập phương đến các chùa tham quan lễ phật ít hơn so với mọi năm rất nhiều.

"Điều này cho thấy, người dân đã có ý thức về việc hạn chế đến nơi đông người để tránh lây lan dịch bệnh", Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.

Thượng tọa Thích Đức Thiện phát biểu.

Thượng tọa Thích Đức Thiện phát biểu.

Bài liên quan

Đánh giá cao những hành động thiết thực của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch nCoV, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên mong muốn, thời gian tới, Giáo hội Phật giáo tiếp tục có những chỉ đạo sát sao, tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh cho các tăng ni, phật tử và người dân. 

Thứ trưởng đề nghị Giáo hội chỉ đạo các cơ sở thờ tự khuyến cáo tăng, ni, phật tử rửa tay bằng xà phòng, rửa tay nhiều lần, không nhất thiết phải sử dụng nước sát khuẩn rửa tay; trang bị xà phòng rửa tay tại cơ sở thờ tự; phát tờ rơi tuyên truyền ngay tại chùa để phật tử nắm được nội dung khuyến cáo của Bộ Y tế. 

Bên cạnh đó, khuyến cáo người dân chỉ sử dụng khẩu trang y tế khi đến vùng có nguy cơ hoặc bệnh viện, còn đi ra đường, hoặc đến nơi thờ tự chỉ cần đeo khẩu trang vải bình thường, tránh trường hợp mọi người đổ xô đi mua khẩu trang y tế dẫn đến khan hàng, sốt giá như thời gian qua.

"Thông qua uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi tin rằng, việc tuyên truyền để các tăng ni, phật tử cũng như người dân hiểu và chủ động phòng, chống dịch sẽ đạt được nhiều kết quả, lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

photo-1-15813367919241074745672-15813368965231024115235

Tập trung vào "tâm điểm" dịch

Bài liên quan

Tại hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết thêm, hiện tại, Vĩnh phúc là địa phương có nhiều ca mắc bệnh nhất cả nước, 10/15 trường hợp. "Đây cũng được coi là "tâm điểm" tập trung trong công tác phòng, chống dịch thời gian tới", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Do đó, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, thời gian tới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như các bộ, ban ngành cần tập trung vào "điểm nóng" này để việc phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao nhất. 

Về vấn đề này, Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chỉ đạo Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc cho tạm dừng mọi hoạt động đông người như các khóa tu, các lễ hội truyền thống, kể cả lễ giỗ tổ, chỉ có nội bộ trong nhà chùa làm lễ. 

Mặt trận giám sát việc phòng, chống dịch nCoV

Thông tin về việc MTTQ Việt Nam tham gia phòng chống dịch nCoV, ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Tôn giáo (UBTƯ MTTQ Việt Nam) cho biết, trước những diễn biến phúc tạp của dịch bệnh Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã có công văn chỉ đạo hướng dẫn các Ủy ban MTTQ các tỉnh thành phố và các tổ chức thành viên tham gia phòng chống dịch bệnh theo tinh thần công văn của Ban Bí thư và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Tôn giáo phát biểu.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Tôn giáo phát biểu.

Ngay sau đó, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tổ chức hội nghị trực tuyến với MTTQ các tỉnh, thành phố để quán triệt tinh thần công văn của Ban Bí thư, Chỉ thị của Thủ tướng và công văn của Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam.

Bài liên quan

Ông Nguyễn Văn Thanh chia sẻ, trong thời gian tới, MTTQ Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Dân vận Trung ương, Bộ VHTT&DL, Bộ Y tế vận động các tổ chức tôn giáo khác cùng đồng hành với Đảng, Nhà nước, Mặt trận có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo trực thuộc, các nhà chức sắc, chức việc, tín đồ, nhà tu hành tham gia hiệu quả, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân phòng chống dịch bệnh.

Để công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả, ông Thanh đề xuất, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngoài việc tuyên truyền vận động nhân dân có kiến thức, tham gia phòng tránh dịch bệnh cần tỏ rõ thái độ đấu tranh với các tổ chức, cá nhân đưa tin không chính xác gây nhiễu loạn thông tin và hoang mang trong xã hội.

Về phía MTTQ Việt Nam, ngoài việc cùng các tổ chức thành viên, các tổ chức tôn giáo vận động, tuyên truyền, vận động nhân dân sẽ tập trung giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị tham gia phòng chống dịch bệnh.

Ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu.

Ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu.

Bài liên quan

Kết luận tại Hội nghị, ông Vũ Chiến Thắng. Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần quán triệt sâu sắc những khuyến cáo của Bộ Y tế cũng như của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh do nCoV gây ra trong các hoạt động lễ hội, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Bên cạnh đó, cần tiến hành biên tập các tài liệu, bài giảng về dịch bệnh và lồng ghép tuyên truyền trong các khóa lễ để các tăng ni, phật tử, người dân hiểu rõ hơn về dịch bệnh và công tác phòng ngừa.

Ngoài ra, các cơ sở khám chữa bệnh, phòng mạch của Giáo hội Phật giáo cũng cần tham gia vào công tác phòng chống dịch; xem xét thành lập các ban, tổ thiện nguyện hoạt động tại các chùa lớn để phát tờ rơi thông tin về dịch bệnh và hỗ trợ công tác phòng chống dịch. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra và có hình thức nhắc nhở, chấn chỉnh những người không thực hiện công tác phòng dịch khi đi lễ chùa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới

Môi trường 16:58 20/11/2024

Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.

Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km

Môi trường 10:09 19/11/2024

Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.

Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung

Môi trường 17:04 16/11/2024

Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.

Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học

Môi trường 09:13 15/11/2024

Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?

Xem thêm