Tình người ở nơi đường cùng

Cùng hoàn cảnh với nhau, cùng là những người mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, họ sống, kết nối với nhau như người một nhà, lấy từ bi làm trọng.

Hôm nay, mẹ của Nam xin các bác sĩ cho em được về nhà, Nam đã đi vào những ngày cuối cùng của căn bệnh suy tuỷ xương sau nhiều năm điều trị.

Cậu bé Nam năm nay vừa tròn 10 tuổi (ở Hưng Yên) mang trong mình căn bệnh suy tuỷ xương nhiều năm nay, được điều trị tại một bệnh viện chuyên khoa tại Hà Nội. Những ngày ở đây, tôi gặp Nam rất nhiều lần, vì đã ở viện này, việc gặp nhau đã trở thành thường xuyên như cơm bữa, những người cùng cảnh ở đây vẫn gọi nhau là “đồng bệnh”, “đồng bọn”.  

Nam người nhỏ thó, da xanh và đen, phần vì bị căn bệnh ăn mòn, phần vì ăn uống cũng không được đầy đủ. Cô Hiền, mẹ Nam kể, hai cô chú lấy nhau muộn, ở với nhau mãi mới sinh được Nam. Mãi sau này, tôi mới được biết chồng cô là người khiếm thị, vì thế mà mỗi lần Nam lên viện điều trị chỉ có cô Hiền lên chăm sóc.  

Cuộc đời đôi khi cứ thích giáng vào ai đó hết đau khổ này đến đau đớn kia. Cả nhà được mỗi mình Nam, vậy mà cậu bé lại không may mắn mắc phải trọng bệnh. Những năm tháng ở viện, chi phí điều trị của Nam ngoài bảo hiểm y tế hộ nghèo, còn được bệnh viện kêu gọi hỗ trợ toàn bộ. Bố ốm, mẹ cứ theo chân Nam đi viện nên thu nhập chẳng có gì ngoài mấy sào ruộng ở quê. Hàng ngày, cô Hiền đều phải ăn cơm từ thiện của các hội từ thiện mang đến. Nam được ăn suất cơm miễn phí từ bệnh viện dành cho bệnh nhân nghèo.   

Những ngày gặp Nam ở viện, em thường chơi với các bạn cùng lứa tuổi, trong viện chẳng có gì ngoài chiếc điện thoại smartphone để tụi nó chơi game cùng nhau. Mấy đứa không phải bé tí, nhưng cũng chưa đủ lớn để hiểu hết nỗi đau của người thân, cũng chưa có nhiều trải nghiệm thực tế như những người trưởng thành. Nhìn Nam và mấy đứa nhỏ, có phần thương, cũng có phần tự nhủ, ừ thì dù sao bọn nó cũng còn hồn nhiên so với những anh chị đã có gia đình, lo ốm đau bệnh tật chưa xong, còn lo cả việc tương lai con cái mình sau này sẽ ra sao, cha mẹ già ốm đau sẽ như thế nào. Mỗi người một hoàn cảnh, ai cũng có nỗi niềm riêng.  

Những tháng gần đây, Nam yếu dần, không còn đáp ứng với thuốc được nữa. Phương án điều trị cuối cùng là thiếu bù, tức là cơ thể thiếu gì sẽ bù thứ đấy để duy trì sự sống. Với bệnh của Nam là sẽ bù hồng cầu, tiểu cầu là chủ yếu. Hồng cầu và tiểu cầu sẽ được xin từ những người hiến máu, được truyền trực tiếp vào người Nam qua đường tĩnh mạch. Thường thì lượng truyền này chỉ sống trong cơ thể Nam ít thì vài ba ngày, nhiều thì 5-7 ngày sẽ hết. Vì thế, sau mỗi lần truyền xong, được về nhà mấy hôm Nam lại cùng mẹ vội vàng lên viện để truyền tiếp, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.  

Sự duy trì ấy sau mấy tháng trời cuối cùng cũng đến lúc không còn hiệu quả đối với cơ thể của Nam nữa. Cơ thể em đã suy kiệt, không còn chống chọi được với căn bệnh hiểm ác nữa. Mẹ Nam xin bác sĩ đưa em về nhà. Bố của em lúc này lại phát bệnh tim, vẫn đang nằm điều trị ở bệnh viện khác. Cô Liên tất tả chạy đi chạy lại làm thủ tục, gọi điện người thân từ quê lên túc trực Nam trong lúc cô không ở bên cạnh. Bệnh viện nơi Nam điều trị hỗ trợ tiền xe đưa Nam về quê. Cũng lúc này đây, người bệnh và người nhà bệnh nhân ở khoa chẳng ai bảo ai, cứ thế ới nhau gom góp chút kinh phí gọi là để đưa cho mẹ Nam. Người ít thì một vài trăm, người có hơn thì bốn năm trăm nghìn, người chạy đến dúi tận tay cô Liên, số còn lại được thằng du Cường (cũng là bệnh nhân lâu năm) lò dò đi từng phòng “thu hộ”.  

Cô Liên nước mắt ngắn dài, từ chối tấm lòng của mọi người nhưng không một ai cho phép cô từ chối, vì những người ở đây đều hiểu hoàn cảnh của cô thật sự rất khó khăn. Ai ai cũng thương cô – một người mẹ tần tảo suốt đời vì con, thương Nam thì chẳng nói sao cho hết.Hôm nay, Nam sẽ được về nhà, về với quê hương, tạm biệt những nỗi đau thể xác, tạm biệt những ngày dài rong ruổi ở viện, tạm biệt những cô bác chú dì đồng bệnh của Nam, tạm biệt... 

Ở những nơi đường cùng như bệnh viện nơi tôi đồng hành cùng chồng điều trị bệnh dài ngày ở đây, những việc như thế vẫn thường xuyên xảy ra, ấm áp và đầy tình người. Thượng toạ Thích Chân Quang từng nói:“Khi mình làm từ thiện, giúp người thì theo Nhân quả mình sẽ được giàu sang, quả báo lành sẽ tới nhưng đừng nghĩ đến, chỉ giúp vì tình yêu thương, trân trọng con người. Khi quả báo tới hãy nguyện với Phật sẽ dùng phước này để hồi hướng cho khắp mọi người, đem phước đó giúp đời, giúp người tiếp. Và phải luôn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để làm phước, một việc thiện nhỏ cũng không được phép bỏ qua”.  

(Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

"Hổng ai thương con thì má thương..."

Phật pháp và cuộc sống 11:03 25/12/2024

“Má ơi, nếu lỡ sau này con không lập gia đình, con ở vậy tại hổng ai thương con với con cũng hông biết thương ai, thì sao giờ má?”.

Vị thầy trẻ nói về trải nghiệm “đến để mà thấy” của sinh viên Văn Lang

Phật pháp và cuộc sống 23:29 24/12/2024

Sáng 19/12, bầu không khí trong lớp học Tình Thương tại làng bè hồ Trị An (Đồng Nai) trở nên sôi động và đầy ắp tiếng nói cười hơn mọi ngày.

Giáo sư góp 1 tỷ tiền hưu trí cho đồng bào bị thiên tai được tuyên dương

Phật pháp và cuộc sống 11:59 24/12/2024

Một trong những nhân vật nổi bật được tuyên dương tại sự kiện "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả" là GS.TS Lê Ngọc Thạch, người đã trao sổ tiết kiệm trị giá 1 tỉ đồng để ủng hộ đồng bào miền Bắc chịu ảnh hưởng của bão lũ.

Tình huynh đệ trong thiền môn như giọt nước trong veo

Phật pháp và cuộc sống 10:14 24/12/2024

Tình huynh đệ trong thiền môn là một kho báu quý giá, nơi mỗi cá nhân tìm thấy sự nâng đỡ và tình thương yêu không điều kiện.

Xem thêm